An toàn điện là gì? Các yêu cầu về an toàn điện

Mỗi năm, có không ít vụ việc thương tâm xảy ra do tai nạn điện sinh hoạt, sản xuất, lấy đi sinh mạng và làm bị thương hàng trăm người. Để hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn về điện, Nhà nước đã ban hành nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực an toàn điện. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tham khảo khái niệm an toàn điện là gì và các yêu cầu về an toàn điện.
 

An toàn điện là gì?

An toàn điện là gì?

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề phòng sự cố xảy ra tai nạn điện. Những biện pháp an toàn điện giúp chúng ta được bảo vệ tốt hơn khi tiếp xúc, làm việc trong môi trường có nguy cơ xảy ra tai nạn điện như: các nhà máy, phân xưởng, công trình,….
 

An toàn điện
 

Các yêu cầu về an toàn điện

Để nâng cao an toàn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn do điện giật, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2014/NĐ-CP. Nội dung của Nghị định bao gồm những yêu cầu chung về an toàn trong phát điện, truyền tải, phân phối và sử dụng điện cho sản xuất, áp dụng với tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động điện lực hoặc sử dụng điện cho bất kỳ mục đích nào. Cụ thể, những yêu cầu an toàn điện được quy định trong Điều 5, Chương 2 của Nghị định này như sau:

- Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị vận hành khai thác, khi bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành, chủ đầu tư phải có đầy đủ các tài liệu về: thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật theo quy định về xây dựng; Chủ đầu tư phải thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải, phân phối. Biên bản nghiệm thu từng phần và toàn bộ dự án phải chứa đầy đủ hồ sơ thí nghiệm, hiệu chỉnh.

- Khi vận hành đường dây dẫn điện trên không đi ngang qua khu dân cư hay nơi thường xuyên tập trung đông người, không được cho đường dây mang tải vượt quá tiêu chuẩn theo quy định.
 

Yêu cầu về an toàn điện
 

- Tại cơ quan, doanh nghiệp phải có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện và các hướng dẫn như: quy trình, nội quy, biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện; Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật thiết bị điện và quản lý theo quy định.

- Những vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình hướng dẫn vận hành thiết bị, xử lý sự cố điện; Sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, phương tiện bảo vệ cá nhân,…theo quy định.

- Chủ đầu tư phải đảm bảo người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng với yêu cầu của ngành nghề; Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.

- Chỉ sử dụng các thiết bị điện có chứng chỉ chất lượng hoặc được đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và những quy định liên quan khác.

- Chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Khi xảy ra tai nạn điện phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn. Đồng thời, tổ chức điều tra nguyên nhân, kiểm điểm, xác định trách nhiệm.

- Chủ động, thường xuyên tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến về công tác an toàn điện.

- Thống kê, báo cáo về sự cố, tai nạn điện đầy đủ theo quy định.

Trên đây là định nghĩa, khái niệm và các yêu cầu an toàn về điện mà đội ngũ biên tập Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đã hiểu rõ những quy tắc an toàn điện được Nhà nước quy định ra sao. Từ đó, áp dụng, triển khai thực hiện đúng và hiệu quả.

Tham khảo thêm: Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.