Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Hàng năm ở nước ta vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 là thời điểm dịch sốt xuất huyết bắt đầu bùng phát với hàng trăm ngàn trường hợp nhiễm bệnh và hàng chục ca tử vong, gây thiệt hại to lớn cả về người và của. Xảy ra theo chu kỳ và có diễn biến phức tạp, sốt xuất huyết đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng mà tất cả người dân Việt Nam đều cần phải đối mặt. Do đó, việc nắm vững khái niệm bệnh sốt xuất huyết là gì và những tác hại, biến chứng của căn bệnh này là cách đơn giản và hiệu quả để bạn có thể bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh.
 

Sốt xuất huyết là bệnh gì?
 

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết hay sốt xuất huyết do virus là từ để chỉ một nhóm bệnh sốt xảy ra ở người và động vật. Nhóm bệnh này có thể xảy ra do 5 họ virus khác nhau: họ Arenaviridae, họ Bunyaviridae, họ Filoviridae, họ Flaviviridae và họ Rhabdoviridae. Tất cả các bệnh sốt xuất huyết đều được đặc trưng bởi sốt và rối loạn chảy máu (xuất huyết). Một số loại virus gây ra các bệnh sốt xuất huyết tương đối nhẹ trong khi nhiều loại khác, chẳng hạn như virus Ebola, virus Lassa,… có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Ở Việt Nam, hầu như 100% các ca bệnh sốt xuất huyết xảy ra là do virus dengue, một loại virus thuộc họ Flaviviridae phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Do đó khái niệm sốt xuất huyết ở nước ta được sử dụng để nói về sốt xuất huyết Dengue và trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ chỉ đề cập đến căn bệnh sốt xuất huyết Dengue mà thôi.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh gì?

Sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh nhiệt đới lây nhiễm do muỗi bắt nguồn từ virus Dengue. Căn bệnh này lây nhiễm chủ yếu qua cơ thể vật chủ trung gian là muỗi vằn hoặc theo một số điều kiện đặc biệt khác (rất hiếm hoi).

Khi bị nhiễm virus Dengue, bệnh nhân có thể bị sốt Dengue cổ điển (thể nhẹ), sốt xuất huyết Dengue hoặc nặng hơn là mắc phải Hội chứng sốc Dengue. Cả 3 dạng bệnh này đều có thể gây  ra tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết

Quá trình mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1 - Sốt

Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể bị sốt cao (trên 40ᵒC), đau nhức toàn thân và đau đầu kéo dài từ 02 - 07 ngày, có thể buồn nôn và ói mửa. Khoảng 50 - 80% trường hợp xuất hiện triệu chứng phát ban (xuất hiện ban đỏ gây ngứa trên da) vào ngày đầu tiên hoặc sau đó từ 03 - 06 ngày. Có thể xuất huyết nhẹ từ miệng hoặc mũi.

Giai đoạn 2 - Nguy hiểm

Trong giai đoạn này, cơn sốt sẽ giảm một cách đột ngột hoặc biến mất hẳn. Tuy nhiên sẽ xuất hiện tình trạng rò rỉ huyết tương từ các mạch máu, gây tụ dịch trong lồng ngực và bụng, suy giảm thể tích máu và từ đó làm giảm lượng máu cung cấp đến các cơ quan quan trọng. Điều này có thể dẫn tới sự rối loạn các chức năng của nội tạng và gây chảy máu nghiêm trọng. Đây là giai đoạn rất nguy hiểm bởi tình trạng thiếu máu sẽ có thể gây ra các biến chứng lâu dài, thậm chí dẫn tới tử vong.

Giai đoạn 3 - Phục hồi

Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ dần dần hồi phục. Huyết tương được hấp thụ trở lại vào mạch máu, cơn sốt lui dần. Một số vấn đề có thể xảy ra bao gồm phát ban, ngứa, nhịp tim chậm, quá tải dịch.
 

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
 

Tác hại và biến chứng của bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nhất là với đặc điểm: giai đoạn nguy hiểm có thể gây biến chứng thường đi kèm với việc cơn sốt giảm đột ngột. Điều này thường dễ gây hiểu lầm cho bệnh nhân và người nhà là căn bệnh đã khỏi hẳn, từ đó làm chậm trễ việc điều trị có thể dẫn tới những biến chứng hoặc thậm chí là tử vong. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết mà bệnh nhân thường gặp phải cụ thể như sau:

- Biến chứng về mắt: Tình trạng xuất huyết có thể xảy ra ở mắt gây hòa tan dịch kính (khối chất lỏng giúp mắt nhìn được bình thường) hoặc làm tổn hại các mạch máu của võng mạc, từ đó làm giảm thị lực hoặc gây mù vĩnh viễn.

Biến chứng về phổi: Huyết tương tràn ra ngoài có thể gây tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi, từ đó khiến cho hệ hô hấp của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng nhẹ cũng khiến bệnh nhân giảm thể lực tạm thời hoặc vĩnh viễn, nếu nặng có thể gây tử vong do suy hô hấp.

Biến chứng về nội tạng: Việc thoát và tích huyết tương làm giảm lượng máu cung cấp đến các cơ quan quan trọng, khiến chúng phải làm việc nhiều hơn trong tình trạng không đủ chất dinh dưỡng. Từ đó sẽ dẫn tới tình trạng suy đa tạng mà cụ thể là suy tim, viêm tim, suy gan, suy thận,…

Xuất huyết não: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Là một trong những bộ phận quan trọng nhất, điều khiển hoạt động của toàn bộ cơ thể, tình trạng xuất huyết sẽ gây chèn ép não. Về lâu dài có thể khiến sức khỏe bị suy nhược, giảm trí thông minh, liệt cục bộ hay liệt toàn thân, chết não hoặc tử vong.

Một số lưu ý khi bị bệnh sốt xuất huyết Dengue

- Độ thấm thành bụng ở người lớn kém hơn so với trẻ em tức là khả năng xuất huyết cũng cao hơn. Do đó khi mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, người lớn thường có nguy cơ mắc phải các biến chứng và tử vong cao hơn so với trẻ em.

- Đặc điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết Dengue là tình trạng giảm sốt đột ngột vào giai đoạn nguy hiểm nhất (từ khoảng ngày thứ 3). Do đó, nếu người bệnh đang ở trong vùng dịch và lại giảm sốt một cách đột ngột, cần phải lập tức đưa đến bệnh viện để tiến hành khám và điều trị.

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue gây thoát huyết tương, không phải gây mất nước. Do đó cần cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành truyền dịch.

- Vào giai đoạn hồi phục, huyết tương thoát ra ngoài đã bắt đầu được hấp thụ trở lại. Lúc này cần phải cẩn thận trong việc truyền dịch để tránh gây ra tình trạng quá tải dịch có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như phù phổi, suy tim,….Nếu vẫn muốn truyền dịch thì có thể cho bệnh nhân uống kèm thuốc lợi tiểu để tăng cường bài tiết nước ra ngoài.

Trên đây là một số thông tin về bệnh sốt xuất huyết, tác hại và những biến chứng nguy hiểm của nó. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để từ đó biết cách chăm sóc, điều trị cho người bị bệnh, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy cơ tử vong.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.