Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trước đây, khi nhắc đến bệnh trĩ chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng chỉ có người lớn mới có khả năng mắc phải. Tuy nhiên, trên thực tế căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, điều đó có nghĩa là ngay cả những em bé khi còn nhỏ cũng có nguy cơ bị trĩ. Nếu như người lớn có đủ kiến thức và hiểu biết để phát hiện ra bệnh sớm thì ở trẻ em lại ngược lại. Các bé vẫn còn quá nhỏ để có thể biết được tình trạng của mình mà chỉ thể hiện sự khó chịu bên trong cơ thể thông qua những biểu hiện hàng ngày. Vậy nên khi con mắc phải, chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng không biết bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
 

Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Trĩ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, chính vì vậy mọi người đều cần có tâm lý đề phòng để tránh gặp phải tình trạng bệnh. Đối với trẻ em, bệnh trĩ có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

- Liên tục ngồi trên bề mặt cứng.

- Cố rặn khi đi đại tiện.

- Ngồi bô lâu hơn 10 phút làm cho máu dồn lại và tích tụ ở xương chậu.

- Thể trạng của trẻ đang trong quá trình phát triển, các cơ quan hậu môn còn khá yếu.

- Chế độ ăn uống không cân đối, không được bổ sung chất xơ và uống nhiều nước cũng làm tăng nguy cơ táo bón dẫn đến bệnh trĩ.

- Trẻ thường xuyên quấy khóc làm cho máu trong cơ thể bị dồn xuống phần xương chậu và gia tăng áp lực lên bụng.

- Bệnh trĩ của trẻ em cũng có thể do di truyền từ bố mẹ.

- Các búi trĩ cũng có thể được hình thành từ bệnh viêm ruột.

- Trẻ ít tham gia vận động, chơi thể thao.
 

Bệnh trĩ của trẻ em
 

Những triệu chứng bệnh trĩ của trẻ em

Trẻ em, đặc biệt là những trẻ nhỏ mới tập đi, tập nói không có khả năng diễn đạt chính xác tình trạng khó chịu mà cơ thể đang gặp phải. Chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh không biết được con mình thật sự đang gặp phải vấn đề gì. Đến khi phát hiện ra thì bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị và làm cho con chịu nhiều đau đớn. Do đó, bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện hàng ngày để xem bé có đang bị trĩ hay không. Cụ thể, một số dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ nhỏ rất dễ nhận biết như:

- Khi đi vệ sinh có cảm giác đau, lúc này các búi trĩ đã hình thành và phân đi ra ngoài sẽ chạm vào đó, gây ra cảm giác khó chịu, đau rát làm cho trẻ quấy khóc. Lúc này, bệnh trĩ nội hoặc bệnh trĩ ngoại ở trẻ em có thể đã xuất hiện.

- Trẻ thường xuyên bị táo bón, trong từ 5 - 7 ngày không đi đại tiện, phân vón cục thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé đang có vấn đề. Khi đó, phần hậu môn sẽ phải chịu áp lực và lâu dần các búi trĩ cũng xuất hiện.

- Trẻ đi vệ sinh lâu hơn thường ngày. Đặc biệt, không nên tạo cho bé thói quen vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại, chơi trò chơi,... để tránh gây ra áp lực lên vùng hậu môn, khiến cho máu khó lưu thông và làm hình thành các búi trĩ.

- Vùng hậu môn xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đi đại tiện ra máu, nóng và ngứa ở vùng hậu môn hoặc sưng hậu môn,....
 

Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em
 

Cách khắc phục bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Muốn khắc phục tình trạng trĩ ở trẻ em, trước tiên các bậc phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Việc xác định được căn nguyên của bệnh sẽ giúp bạn sớm tìm ra phương pháp để chữa trị dứt điểm. Thông thường, ở trẻ nhỏ thì chế độ ăn uống chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ. Vậy nên, cha mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong mỗi bữa ăn hàng ngày, cụ thể:

- Đối với trẻ nhỏ còn đang bú sữa mẹ, dù ít có nguy cơ bị bệnh trĩ hơn nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không mắc phải. Trong trường hợp này, chế độ ăn uống của mẹ chính là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng táo bón và tăng khả năng mắc bệnh trĩ ở bé. Chính vì vậy, mẹ cần phải lưu ý về khẩu phần ăn của bản thân, bổ sung thêm nhiều chất xơ hoặc thay đổi loại sữa phù hợp với trẻ.

- Đối với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, các món ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ luôn rất được yêu thích và điều này cũng gia tăng nguy cơ gây ra táo bón. Vậy nên, cha mẹ cần để ý bổ sung thêm thức ăn phòng ngừa bệnh trĩ có hàm lượng chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết,... vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.

- Nên cho bé uống nhiều nước, không dùng sữa chứa quá nhiều chất dinh dưỡng. Bởi vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu, chưa được phát triển hoàn thiện nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng là không cao. Lâu dần, các chất này tích tụ lại sẽ gây ra táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.

- Có thể thêm chút mật ong vào thực phẩm để hạn chế nguy cơ bị táo bón ở trẻ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày để khắc phục bệnh trĩ ở trẻ nhỏ như:

- Thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ, sử dụng khăn ướt lau nhẹ nhàng, tránh trầy xước da làm viêm nhiễm và gây ra đau đớn.

- Tạo cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất là mỗi ngày vào một thời điểm nhất định.

- Khuyến khích trẻ vận động hoặc thực hiện các động tác chân tay nếu bé còn quá nhỏ để kích thích nhu động ruột hoạt động.

- Không nên cho trẻ ngồi lâu xem tivi hoặc chơi điện tử vì như vậy vừa làm tăng nguy cơ táo bón, vừa không tốt cho sự phát triển trí não.
 

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
 

Trên đây là những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để các bậc phụ huynh có thể hiểu hơn về bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Vì còn quá nhỏ nên các bé vẫn chưa có đủ kiến thức để biết được cơ thể của mình đang có dấu hiệu của bệnh gì. Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến các hoạt động cũng như sự khó chịu thường ngày của bé. Từ đó, sớm phát hiện ra tình trạng bệnh để có phương pháp chữa trị kịp thời, giúp các con phát triển tốt hơn.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.