Các lỗi vi phạm giao thông phổ biến thường gặp và mức xử phạt

Mỗi năm ở nước ta có tới hàng triệu vụ vi phạm luật giao thông đường bộ, bao gồm cả ô tô và xe máy. Trong đó, phần lớn là các lỗi vi phạm phổ biến mà người tham gia giao thông dễ mắc phải, thậm chí là lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong bài này, đội ngũ Phương Nam 24h xin liệt kê các lỗi vi phạm giao thông thường gặp cũng như mức xử phạt hiện hành để giúp bạn đọc hiểu hơn và tránh mắc phải những trường hợp này, gây mất tiền bạc, thời gian của bản thân.

1. Đi không đúng làn đường quy định


Những lỗi vi phạm giao thông phổ biến
 

Thông tin cần biếtTheo Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu rõ:

- Làn đường là một phần của đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường và có bề rộng đủ để cho xe chạy an toàn.

- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Mức xử phạt hành chính khi vi phạm: Theo Nghị định 46/2016/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính giao thông hiện nay đối với đường bộ và đường sắt.

- Đối với xe ô tô: Người điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (lấn làn) sẽ bị xử phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng.

- Đối với xe máy: Người điều khiển xe máy điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Người điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định bị tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 - 03 tháng hoặc từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn.

- Người điều khiển xe máy đi không đúng phần đường, làn đường quy định sẽ bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng nếu gây ra tai nạn.

2. Chuyển làn, chuyển hướng không bật đèn tín hiệu


Các mức phạt vi phạm giao thông phổ biến
 

Thông tin cần biết: Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

- Xe cơ giới tham gia giao thông phải có đầy đủ đèn tín hiệu (xi nhan).

- Trên đường có nhiều làn đường, người điều khiển phương tiện khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước.

- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải có tín hiệu báo hướng rẽ.

Mức xử phạt hành chính khi vi phạm: Theo Nghị định 46/2016/NĐ - CP có nêu rõ:

- Đối với xe ô tô: Người điều khiển chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 400.000 đồng; chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng - 800.000 đồng; chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng.

- Đối với xe máy: Người điều khiển chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng; chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ sẽ bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Người điều khiển xe ô tô nếu chuyển làn đường hoặc chuyển hướng không có tín hiệu báo trước mà gây tai nạn sẽ bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng; chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc sẽ bị tước GPLX từ 01 - 03 tháng hoặc từ 02 - 04 tháng nếu gây ra tai nạn.

- Người điều khiển xe máy chuyển làn đường hoặc chuyển hướng không có tín hiệu báo trước sẽ bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng nếu gây ra tai nạn.

Lưu ýHiện tại thì chưa có văn bản Pháp luật nào quy định cụ thể về khoảng cách cũng như thời gian bật đèn tín hiệu. Vì vậy, bạn chỉ cần có bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường hoặc chuyển hướng là sẽ không bị bắt lỗi. Thông thường, để đảm bảo an toàn thì người tham gia giao thông nên bật tín hiệu trước khi chuyển hướng hoặc chuyển làn đường khoảng cách từ 20 - 30 mét.

3. Vượt đèn đỏ


Một số lỗi vi phạm giao thông thường gặp
 

Thông tin cần biết: Theo Luật Giao thông đường bộ 2015, đèn tín hiệu giao thông có 3 màu trong đó tín hiệu đèn đỏ là cấm đi.

Mức xử phạt hành chính khi vi phạm: Theo Nghị định 46/2016/NĐ - CP có nêu rõ:

- Đối với xe ô tô: Người điều khiển không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng.

- Đối với xe máy: Người điều khiển không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sungNgười điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước GPLX từ 01 - 03 tháng hoặc từ 02 - 04 tháng nếu gây ra tai nạn.

4. Chạy quá tốc độ cho phép


Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp
 

Thông tin cần biết: Theo Luật Giao thông đường bộ 2015:

- Nghiêm cấm người điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định.

- Người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường.

Mức xử phạt hành chính khi vi phạm: Theo Nghị định 46/2016/NĐ - CP:

- Đối với xe ô tô: Người điều khiển chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị xử phạt từ 600.000 - 800.000 đồng; chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng; chạy quá tốc độ từ 20 km/h đến 35 km/h sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 - 6.000.000 đồng; chạy quá tốc độ trên 35 km/h, chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ sẽ bị xử phạt từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng.

- Đối với xe máy: Người điều khiển chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng; chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20km/h sẽ bị xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng; chạy quá tốc độ trên 20 km/h sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng; chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng; điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ từ 20 km/h đến 35 km/h sẽ bị tước GPLX từ 01 - 03 tháng; chạy quá tốc độ trên 35km/h hoặc chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông sẽ bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng; chạy quá tốc độ đuổi nhau sẽ bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng hoặc từ 03 - 05 tháng nếu là trường hợp tái phạm.

- Người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ từ 20km/h trở lên sẽ bị tước GPLX từ 01 - 03 tháng; gây tai nạn sẽ bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng; điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng hoặc từ 03 - 05 tháng đồng thời tịch thu phương tiện nếu tái phạm hay vi phạm nhiều lần.

5. Không đội mũ bảo hiểm


Các lỗi giao thông thường gặp và mức phạt
 

Thông tin cần biết: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển và người ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Mức xử phạt hành chính khi vi phạm: Người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Người điều khiển phương tiện chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
 

Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt
 

Hình thức xử phạt bổ sungNếu cả người điều khiển phương tiện và người ngồi sau đều không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách thì người điều khiển sẽ bị xử phạt về cả 2 tội: tội không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách và tội chở người không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách.

6. Chở quá số người quy định


Lỗi thường gặp khi tham gia giao thông
 

Thông tin cần biết: Theo Luật Giao thông đường bộ 2005 thì người điều khiển xe máy chỉ được chở 1 người, trừ những trường hợp: chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc chở trẻ em dưới 14 tuổi.

Mức xử phạt hành chính khi vi phạm: Theo Nghị định 46/2016/NĐ - CP thì người đi xe máy chở theo hai người trên xe sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 VNĐ. Chở theo 3 người trở lên sẽ bị phạt 300.000 - 400.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung: Xe máy chở theo 3 người trở lên còn bị phạt tước GPLX từ 01 đến 03 tháng hoặc từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

7. Nồng độ cồn vượt quá mức cho phép


Các loại vi phạm giao thông phổ biến
 

Thông tin cần biết: Theo Luật Giao thông đường bộ 2008:

- Nghiêm cấm người điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

- Nghiêm cấm người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 milligram/100 mililít (ml) máu hoặc 0,25 milligram/1 lít khí thở

Mức xử phạt hành chính khi vi phạm: Theo Nghị định 46/2016/NĐ - CP thì:

- Đối với xe ô tô: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 milligram/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 milligram/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng; nồng độ cồn vượt quá 50 milligram/100 ml đến 80 milligram/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 milligram/1 lít đến 0,4 milligram/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng; nồng độ cồn vượt quá 80 milligram/100 mlmáu hoặc vượt quá 0,4 milligram/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng.

- Đối với xe máy: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 milligram/100 ml đến 80 milligram/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 milligram/1 lít đến 0,4 milligram/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng; nồng độ cồn vượt quá 80 milligram/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 milligram/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Người lái xe ô tô mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 milligram/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 milligram/1 lít khí thở sẽ bị tước GPLX từ 01 - 03 tháng hoặc từ 02 - 04 tháng nếu gây ra tai nạn; nồng độ cồn vượt quá 50 milligram/100 ml đến 80 milligram/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 milligram/1 lít đến 0,4 milligram/1 lít khí thở sẽ bị tước GPLX từ 03 - 05 tháng; nồng độ cồn vượt quá 80 milligram/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 milligram/1 lít khí thở sẽ bị tước GPLX từ 04 - 06 tháng.

- Người lái xe máy mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 milligram/100ml đến 80 milligram/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 milligram/1 lít đến 0,4 milligram/1 lít khí thở sẽ bị tước GPLX từ 01 - 03 tháng; nồng độ cồn vượt quá 80 milligram/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 milligram/1 lít khí thở sẽ bị tước GPLX từ 03 - 05 tháng.

Trên đây là một số lỗi vi phạm phổ biến của ô tô và xe máy khi tham gia giao thông mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết nhằm tránh mắc phải những lỗi trên.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.