Các nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai

Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên ngày càng có giá trị cao. Chính vì vậy mà hiện nay, các vụ việc tranh chấp đất liên tiếp diễn ra và  vô cùng phức tạp. Để bảo vệ và mang đến quyền lợi công bằng cho cả hai bên, Nhà nước ta đã ban hành một số luật về sử dụng cũng như giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên trước hết, những cơ quan ban ngành có thẩm quyền phải tìm hiểu rõ về các nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai là gì để từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
 

Các nguyên nhân tranh chấp đất đai
 

Khái niệm tranh chấp đất đai

Trong Khoản 24, Điều 3, Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hai hay nhiều bên trong mối quan hệ đất đai.

Có thể hiểu, tranh chấp đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và địa giới của đất. Tranh chấp đất đai có thể xảy ra giữa cá nhân, tổ chức sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân, tổ chức khác; Giữa những người cùng sử dụng chung mảnh đất; Giữa cá nhân, tổ chức chưa xác định được ai là người sử dụng hợp pháp mảnh đất đó.
 

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai
 

Nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai

Để có thể giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai một cách công bằng, hợp lý nhất thì các cơ quan ban ngành có thẩm quyền phải tìm hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh vấn đề. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai. Cụ thể như:

1. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế quản lý đất đai còn thiếu sót: Nhà nước phân công, phân cấp quản lý cho quá nhiều ban ngành dẫn đến việc quản lý đất đai còn thiếu chặt chẽ. Ở một số địa phương có mối quan hệ đất đai phức tạp nhưng Nhà nước chưa có hồ sơ địa chính hoàn chỉnh.

Cán bộ công chức thực hiện công vụ đất đai không tốt: Một số cán bộ công chức thiếu gương mẫu, lạm dụng chức quyền vì lợi ích riêng hoặc trình độ quản lý còn non kém dẫn đến nhiều sai phạm cũng góp phần làm xuất hiện tranh chấp đất đai.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập: Một số trường hợp đất đang thuộc quyền sử dụng của người dân nhưng khi cần thu hồi lại, Nhà nước chưa bồi thường thỏa đáng hoặc đưa ra giá tái định cư quá cao. Điều này là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đất đai giữa Nhà nước với người dân.
 

Các nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai là gì?
 

Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền pháp luật về vấn đề giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của nhiều địa phương làm việc chưa tốt, không quan tâm, hướng dẫn người dân thực hiện đúng trình tự nộp đơn khiếu nại, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi phát sinh khiếu kiện. Một số trường hợp đã đưa ra kết luận, phương án giải quyết nhưng thiếu khả thi và công bằng, dẫn đến xảy ra nhiều mâu thuẫn phức tạp hơn.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng: Có nhiều trường hợp, sau khi xem xét các thủ tục pháp lý hợp đồng dân sự được thành lập trước đó không đúng với quy định của pháp luật nên xảy ra tranh chấp, khởi kiện giành lại quyền lợi.

2. Nguyên nhân chủ quan

Sự thiếu hiểu biết của người dân: Những địa phương còn tồn tại nhiều tập quán, luật tục về đất đai từ xưa. Người dân không căn cứ vào pháp luật để giải quyết mâu thuẫn đất đai mà chỉ dựa vào lợi ích cá nhân hay tập quán để giải quyết, dẫn đến tranh chấp.

Mâu thuẫn lợi ích cá nhân: Một số mâu thuẫn trong quá trình phân chia tài sản giữa vợ chồng hay người trong gia đình, tranh chấp chuyển nhượng kinh doanh,…là nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp đất đai hiện nay.
 

Những nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai là gì?
 

Trên đây là những nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai diễn ra phổ biến hiện nay mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu hơn về vấn đề tranh chấp đất đai và các lý do dẫn đến tình trạng này.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.