Các phương pháp điều trị ung thư gan hiệu quả hiện nay

Ung thư gan là một trong những dạng ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất trên thế giới. Mỗi năm, có khoảng 700.000 người được chẩn đoán là mắc phải ung thư gan và có 600.000 ca bệnh tử vong. Vậy căn bệnh ung thư gan có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị ung thư gan nào là tốt nhất hiện nay?
 

Ung thư gan có điều trị được không
 

Ung thư gan có chữa khỏi được không?

Về cơ bản, cũng như hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư gan có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh chỉ được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn 1 và 2, đôi khi có thể là giai đoạn 3. Còn nếu bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn 4 thì lúc này việc điều trị sẽ chỉ nhằm giảm các triệu chứng, đau đớn và kéo dài sự sống. Hầu hết các biện pháp điều trị đã hoàn toàn vô dụng.

Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ thu thập một số thông tin về tình hình bệnh nhân và khối u. Cụ thể: Giai đoạn và vị trí hiện tại của khối u; Độ tuổi, giới tính; Sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân; Tình hình một số bệnh dưới nền; Phản ứng phụ có thể xảy ra đối với người bệnh nếu áp dụng phương pháp điều trị bất kỳ. Sau đó, các bác sĩ mới tiến hành chọn ra biện pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả

1. Liệu pháp phẫu thuật

Là biện pháp thường được sử dụng trong những giai đoạn đầu của bệnh. Theo sự phát triển của y học, phẫu thuật hiện nay đã có tỉ lệ chữa khỏi lên tới 50%. Tuy nhiên biện pháp này còn có tỷ lệ tái phát khá cao (có thể lên tới 70%). Phẫu thuật để điều trị ung thư gan gồm có hai hướng chính: cắt bỏ một phần và cấy ghép gan.

Phương pháp cắt bỏ một phần thường được áp dụng khi bệnh nhân có sức khoẻ tốt, khối u còn nhỏ, không phát triển ở các mạch máu chính và lượng gan còn lại vẫn đủ chức năng. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đồng thời cắt bỏ phần gan có khối u. Tuy nhiên, trong hầu hết các ca bệnh ung thư gan, thường sức khoẻ bệnh nhân không đủ tốt hay gan đã không còn đủ chức năng do đó phương pháp cắt bỏ không được áp dụng nhiều.

► Phương pháp cấy ghép gan thường được áp dụng khi có sẵn gan phù hợp với người bệnh, khối u không thể cắt bỏ do vị trí hay sức khoẻ bệnh nhân quá yếu. Tuy nhiên, biện pháp này cần phải có gan để ghép và số lượng gan có thể ghép hàng năm cũng không cao (ở Mỹ mỗi năm chỉ có khoảng 7.000 ca ghép gan) do đó bệnh nhân có thể sẽ phải chờ đợi rất lâu. Đồng thời, biện pháp này có thể dẫn tới một số tình trạng không tốt, đặc biệt là việc hệ thống miễn dịch từ chối cơ quan mới.
 

Phương pháp điều trị ung thư gan
 

2. Liệu pháp bóc bỏ khối u

Đây là biện pháp thường được áp dụng khi bệnh nhân có khối u nhỏ và phẫu thuật không phải là lựa chọn tốt hoặc đôi khi chúng có thể được sử dụng ở bệnh nhân chờ ghép gan. Bóc bỏ khối u có thể hiểu là phương pháp phá huỷ các tế bào ung thư mà không cần phải gỡ bỏ phần gan tương ứng. Biện pháp này ít có khả năng chữa lành hơn phẫu thuật đồng thời có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, nhiễm trùng gan, chảy máu khoang ngực hoặc bụng. Tuy nhiên, bóc bỏ gan vẫn có thể hữu ích với một số ca bệnh. Các hướng đi chính của biện pháp này bao gồm: dùng sóng vô tuyến, cồn, vi sóng, làm đông tế bào.

► Dùng sóng vô tuyến: Đây là biện pháp sử dụng dải sóng vô tuyến năng lượng cao để điều trị. Bác sĩ điều trị sẽ dùng một que dò mỏng chèn vào khối u. Sóng vô tuyến tần số cao sau đó sẽ được truyền qua đầu que dò, làm nóng khối u và tiêu diệt các tế bào. Đây là biện pháp phổ biến và tốt nhất tuy nhiên không thể áp dụng để điều trị khối u gần các mạch máu và cơ quan khác.

► Dùng cồn: Với biện pháp này, cồn ethanol (hoặc axit axetic) sẽ được tiêm tập trung qua da vào thẳng tế bào ung thư để tiêu diệt chúng.

► Dùng vi sóng: Tương tự với sóng vô tuyến, các vi sóng cũng có thể được sử dụng để truyền qua đầu dò, làm nóng và phá huỷ các tế bào không bình thường.

► Làm đông tế bào: Hơi ga lạnh sẽ được truyền qua đầu dò, đóng băng khối u và giết chết các tế bào bất thường. Phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị các khối u lớn hơn so với các phương pháp khác.

3. Liệu pháp thuyên tắc động mạch

Khác với hầu hết các bộ phận khác trong cơ thể, gan có 2 nguồn cung cấp máu là động mạch gan và tĩnh mạch cửa. Hầu hết các tế bào gan được nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch cửa trong khi các tế bào ung thư được nuôi dưỡng bằng động mạch gan. Do đó, biện pháp này được đưa ra nhằm làm tắc động mạch gan, khiến các tế bào ung thư không còn được nuôi dưỡng và dần dần bị phá huỷ. Biện pháp này thường được áp dụng cho các khối u không thể loại bỏ bằng phẫu thuật hay bóc bỏ, các khối u quá lớn hoặc kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, vì khả năng giảm lượng máu cung cấp cho gan nên thuyên tắc động mạch không thích hợp cho những người ung thư gan do viêm gan, xơ gan hay bị một số bệnh nền về gan khác. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, sốt, buồn nôn, nhiễm trùng gan, túi mật và tụ huyết trong các mạch máu gan ở gan. Chức năng gan cũng có thể bị ảnh hưởng sau khi tiến hành phương pháp này. Thuyên tắc động mạch bao gồm các hướng chính sau: thuyên tắc động mạch xuyên, hoá đông và cấy vi cầu phóng xạ Y - 90.

► Thuyên tắc động mạch xuyên: Đây là biện pháp đưa ống thông vào động mạch thông qua vết cắt ở đùi rồi luồn vào động mạch gan. Sau đó, một số hạt nhỏ sẽ được bơm vào thông qua ống này để chặn đường đi của máu đến gan thông qua động mạch.

► Hoá trị liệu thuyên tắc: Một số loại hoá chất sẽ được truyền qua ống thông đến khối u thông qua động mạch. Ở đây, những loại thuốc này sẽ bít động mạch, khiến cho khối u không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để tiếp tục phát triển.

► Cấy vi cầu phóng xạ Y - 90: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm các hạt nhỏ có đồng vị phóng xạ Y - 90 vào động mạch gan. Sau khi truyền, các hạt này sẽ nằm lại ở động mạch, gây thuyên tắc mạch đồng thời xạ trị vài ngày. Phương pháp này có ưu điểm là kết hợp giữa hai phương pháp đồng thời chỉ xạ trị cục bộ trong phạm vi khối u, ít ảnh hưởng đến các bộ phận khác do đó ít có biến chứng và tác dụng phụ.

4. Liệu pháp xạ trị

Là biện pháp sử dụng các tia phóng xạ năng lượng cao chiếu vào cơ thể, gây ảnh hưởng lên các tế bào ung thư từ đó làm giảm kích thước hoặc tiêu biến khối u. Việc chiếu tia xạ lên toàn thân hay tập trung một chỗ thường gây ra các tác dụng phụ như da bị phồng rộp, bong tróc, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, thiếu máu,... Do đó, hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp cấy vi cầu phóng xạ như đã đề cập ở trên. Bằng cách đó, các bác sĩ có thể giảm bớt biến chứng và tác dụng phụ do ảnh hưởng của bức xạ.

5. Liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu

Theo sự hiểu biết của các nhà khoa học về ung thư ngày càng tăng, các biện pháp mới giúp điều trị ung thư hiệu quả hơn cũng dần dần ra đời và liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu là một trong số đó. Liệu pháp này hướng đến một số loại thuốc có khả năng thay đổi các tế bào gây ung thư đồng thời có thể xâm nhập vào máu và đi đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của liệu pháp này là các loại thuốc mạnh tới mức có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, phát ban, ăn mất ngon, tiêu chảy, huyết áp cao thậm chí gây tổn thương gan, thủng dạ dày, ruột hoặc ảnh hưởng tới lượng máu chảy vào tim. Hiện nay, hai loại thuốc chính được sử dụng trong liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu là: Sorafenib (Nexavar) và Regorafenib (Stivarga).

► Sorafenib: Là loại thuốc hoạt động theo 2 hướng. Một mặt, nó giúp ngăn chặn các khối u hình thành mạch máu mới để phát triển. Mặt khác, nó hướng đến một số protein giúp phát triển khối u, phá huỷ và ngăn chặn sự sinh ra các protein này.

► Regorafenib: Regorafenib cũng hướng đến các loại protein giúp khối u phát triển. Loại thuốc này có ảnh hưởng mạnh hơn tuy nhiên gây ra tác dụng phụ cũng trầm trọng hơn so với Sorafenib. Do đó, Regorafenib thường được sử dụng để điều trị ung thư gan nếu Sorafenib không còn tác dụng.
 

Chữa khỏi bệnh ung thư gan
 

6. Liệu pháp miễn dịch

Là biện pháp điều trị sử dụng các loại thuốc giúp hệ thống miễn dịch trong cơ thể tìm và dịch các tế bào ung thư. Thông thường, hệ thống miễn dịch có một cơ chế gọi là điểm kiểm soát. Điểm kiểm soát là các phân tử trên tế bào bình thường giúp chúng không bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch. Các tế bào ung thư cũng sử dụng các điểm kiểm soát này để tránh bị tấn công. Do đó, một số loại thuốc mới được nghiên cứu sẽ nhắm vào các điểm kiểm soát này, phá huỷ hoặc ngăn chặn chúng hoạt động từ đó tạo điều kiện cho hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, sốt, ho, buồn nôn, ngứa, phát ban,...hoặc một số biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng hơn như phản ứng phụ của thuốc (giống với dị ứng), phản ứng miễn dịch (hệ thống miễn dịch tấn công cả các tế bào khác trong cơ thể).

7. Liệu pháp hoá trị

Hoá trị liệu là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào gây ung thư. Có hai hướng chính trong việc sử dụng liệu pháp hoá trị để điều trị ung thư gan là hoá trị toàn thân và truyền động mạch gan. Tuy nhiên, gan khoẻ mạnh có khả năng phân huỷ hầu hết các loại thuốc trước khi chúng tiếp xúc với các khối u do đó liệu pháp hoá trị thường không có tác dụng nhiều. Những loại thuốc hiệu quả nhất trong hệ thống hoá trị liệu cũng chỉ có thể làm co lại một phần nhỏ các khối u. Do đó, phương pháp hoá trị liệu chủ yếu chỉ được sử dụng khi kết hợp với một số phương pháp khác nhằm làm tăng tính hiệu quả.

Ngoài ra, tác dụng chính của các loại thuốc hoá học là tấn công các tế bào đang phân chia nhanh chóng (đặc tính chung của các tế bào ung thư) trong khi đó tế bào tuỷ xương, nang lông, lớp lót miệng và ruột... cũng phân chia nhanh. Vì vậy, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc, gây ra tác dụng phụ bao gồm: rụng tóc, lở miệng, ăn không ngon, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, các biến chứng do thiếu máu,...

Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh ung thư gan thường sử dụng trong y học mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về các liệu pháp điều trị ung thư gan để từ đó cùng với bác sĩ, gia đình và người thân có những quyết định sáng suốt hơn trong việc lựa chọn điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.