Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?

Sau khi thực hiện các hành vi phạm tội gây ảnh hưởng tiêu cực, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển chung của xã hội, tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả của hành vi mình đã gây ra trước pháp luật. Trong quá trình xét xử, các luật sư biện hộ sẽ cố gắng đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để thân chủ của mình có thể được giảm hình phạt. Vậy các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cụ thể là gì và được pháp luật quy định như thế nào?
 

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
 

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là gì?

1. Khái niệm

Theo quy định tại Điều 45, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009) thì các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt cuối cùng cho phạm nhân. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự chỉ liệt kê các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong Khoản 2, Điều 46 chứ không đưa ra khái niệm cụ thể.

Nhiều ý kiến cho rằng, tình tiết giảm nhẹ TNHS là tình tiết được ghi nhận trong văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc do Tòa án xem xét, cân nhắc và ghi rõ trong bản án. Từ đó, các tình tiết giảm nhẹ TNHS sẽ trở thành căn cứ để Tòa án áp dụng hình phạt với tội phạm theo hướng giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt.
 

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
 

2. Đặc điểm tình tiết giảm nhẹ TNHS

Thứ nhất, tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong Bộ luật hình sự và trong Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về Phần chung của BLHS năm 1999. Trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tự xem xét, cân nhắc để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và ghi rõ trong bản án.

► Thứ hai, tình tiết giảm nhẹ TNHS phản ánh các diễn biến bên ngoài của mặt khách quan cũng như diễn biến bên trong của mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm hoặc phản ánh yếu tố nhân thân người phạm tội, từ đó góp phần mô tả tội phạm và hình dung được mức độ nguy hiểm của tội phạm.

► Thứ ba, tình tiết giảm nhẹ TNHS ảnh hưởng đến quyết định hình phạt của Tòa án. Tòa án sẽ dựa vào những tình tiết này để xem xét tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của tội phạm để quyết định hình phạt.

► Thứ tư, các tình tiết giảm nhẹ TNHS không xác định về mặt số lượng. Ngoài những tình tiết được quy định cụ thể trong Khoản 1, Điều 46, BLHS và Điểm c, Mục 5, Nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP, trong quá trình xét xử từng vụ án, Tòa án có thể coi những tình tiết khác như là tình tiết giảm nhẹ.

► Thứ năm, các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ảnh hưởng không giống nhau với từng mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong Bộ luật

Các tình tiết được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS đã được quy định và liệt kê tại Khoản 1, Điều 5, Bộ luật hình sự 2015 và Điểm a, Điểm b, Khoản 6, Điều 1 trong Luật sửa đổi bổ sung, Bộ luật hình sự 2017. Cụ thể như sau:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
 

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
 

Ngoài ra tại Điểm C Mục 5, Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS năm 1999, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn các tình tiết cũng được coi là các tình tiết giảm nhẹ TNHS khác. Cụ thể như sau:

► Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

► Người bị hại cũng có lỗi;

► Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

► Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

► Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

► Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Trên đây là một số thông tin về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Bên cạnh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Pháp luật còn có những quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình xử để tội phạm phải gánh chịu cho hậu quả của những hành vi phạm tội mình đã gây ra.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.