Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự

Sau khi thực hiện các hành vi phạm tội, tội phạm phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của hành vi mà mình gây ra hay gọi cách khác là chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, người có hành vi gây hại nguy hiểm cho xã hội được loại trừ trách nhiệm hình sự. Pháp luật của mỗi quốc gia đều có những quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự. Vậy loại trừ trách nhiệm hình sự là gì? Các tình tiết cũng như trường hợp nào thì được loại trừ trách nhiệm hình sự theo luật pháp Việt Nam?
 

Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
 

Khái niệm loại trừ trách nhiệm hình sự

Loại trừ trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của Bộ luật Hình sự Việt Nam, quy định về những sự việc, hành vi gây thiệt hại lớn về mặt pháp lý, hình sự nhưng không bị coi là tội phạm hoặc không phải chịu trách nhiệm hình sự. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có các đặc điểm cơ bản như:

► Hành vi gây thiệt hại bị luật hình sự cấm và được quy định trong các điều luật cụ thể;

► Hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội nhưng được coi là hợp pháp về mặt pháp lý;

► Hành vi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác phải trong giới hạn của luật hình sự quy định;

► Hành vi không có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm mà pháp luật hình sự quy định như: Tính trái pháp luật; tính chất lỗi; do người có năng lực TNHS thực hiện; hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội; đủ tuổi chịu TNHS.
 

Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
 

Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:

► Sự kiện bất ngờ: Điều 20 của Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS) nêu rõ, người thực hiện các hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả thì sẽ không phải chịu TNHS. Trong trường hợp này, người thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội thiếu yếu tố lỗi và dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm nên không thể cấu thành tội phạm, từ đó không bị truy cứu TNHS về hành vi đã gây ra.

► Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Điều 21 BLHS nêu rõ, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS. Những người gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp này thiếu dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm nên không thể cấu thành tội phạm.

► Phòng vệ chính đáng: Điều 22 BLHS nêu rõ, người thực hiện hành vi phòng vệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác cũng như cơ quan, tổ chức nào đó trước hành vi xâm hại tương xứng thì không phải là tội phạm nên được loại trừ TNHS. Nếu một người thực hiện hành vi phòng vệ vượt quá hành vi xâm hại thì sẽ phải chịu TNHS. Tuy nhiên so với những trường hợp khác, họ sẽ được xem xét các tình tiết giảm nhẹ.

► Tình thế cấp thiết: Điều 23 BLHS nêu rõ, tình thế cấp thiết là những trường hợp bắt buộc phải thực hiện các hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc cơ quan, tổ chức,…trước những hành vi có mức độ nguy hiểm cao hơn. Như vậy những hành vi gây nguy hại cho xã hội nhưng nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi nguy hiểm hơn sẽ không phải chịu TNHS. Những trường hợp thực hiện hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý để ngăn chặn những hành vi có mức độ nguy hiểm ít hơn sẽ bị truy cứu TNHS nhưng được xem xét các tình tiết giảm nhẹ.

► Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội: Điều 24 BLHS nêu rõ, trường hợp không còn cách nào khác nên bắt buộc phải thực hiện các hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hoặc sử dụng vũ khí để bắt giữ tội phạm sẽ không bị truy cứu TNHS. Để được coi là trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ tội phạm, hành vi đó phải thỏa mãn các điều kiện: hành vi gây hại trong khi bắt giữ phải thuộc về chủ thể có thẩm quyền; hành vi gây hại phải là biện pháp cuối cùng; chỉ sử dụng vũ lực khi thật sự cần thiết. Những trường hợp sử dụng vũ lực quá mức cần thiết và gây thiệt hại nghiêm trọng cho tội phạm cần bắt giữ thì sẽ phải chịu TNHS.
 

Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
 

► Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Điều 25 của BLHS nêu rõ, trường hợp những người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để đem lại những lợi ích cho xã hội, cộng đồng mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa sẽ không bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, hành vi này sẽ được cân nhắc cẩn thận và so sánh ý nghĩa của mục đích đặt ra với hậu quả rủi ro. Nếu hành vi gây hại không mong muốn xảy ra thì hậu quả của chúng phải nhỏ hơn hoặc không đáng kể khi so sánh với mục đích nghiên cứu đạt được. Bên cạnh đó, người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn bị truy cứu TNHS.

Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên: Điều 26 BLHS nêu rõ, những người thực hiện hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự có dấu hiệu nào đó bị pháp luật hình sự cấm trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu TNHS. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu TNHS. Bên cạnh đó, những người phạm tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống loài người hay là tội phạm chiến tranh do thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên vẫn phải chịu TNHS.

Trên đây là những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Hi vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn biết hành vi gây hại mà mình lỡ gây ra có phải chịu TNHS hay không đồng thời tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.