Các yếu tố cấu thành tội phạm buôn bán người

Buôn bán người là một trong những hành vi có tính chất suy đồi đạo đức và vô nhân tính. Hiện nay, vấn nạn này liên tục gia tăng và đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Dẫn chứng là trong những năm vừa qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện và triệt phá hàng trăm vụ mua bán người. Trong đó có đến hơn 90% nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Vậy hành vi như thế nào sẽ bị coi là tội phạm mua bán người? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về khái niệmcác yếu tố cấu thành tội phạm buôn bán người.


khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm buôn bán người
 

Khái niệm tội phạm buôn bán người

Như đã nói ở trên, hành vi buôn bán người không chỉ trở thành vấn nạn đáng báo động ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về tội danh này. Để biết được tội phạm mua bán người là gì, chúng ta có thể dựa vào khái niệm được định nghĩa theo Pháp luật quốc tế. Cụ thể, tại Điều 3, Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán người (bổ sung cho Công ước chống tội phạm xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc) thì loại tội phạm này được định nghĩa như sau:

a) "Buôn bán người" có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột (có thể là bóc lột mại dâm; bóc lột tình dục khác; bóc lột lao động; phục vụ cưỡng chế hay nô lệ, khổ sai; lấy các bộ phận trên cơ thể) bằng cách sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực; thực hiện ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực; đưa, nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác.

b) Nếu nạn nhân của hành vi buôn bán người chấp nhận sự bóc lột được nêu ở khoản a thì sẽ không được tính.

c) Nếu việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận trẻ em (người dưới 18 tuổi) nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là hành vi buôn bán người dù chưa thực hiện bất kỳ cách thức nào được nêu ở khoản a.
 

Khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm buôn bán người
 

Các yếu tố cấu thành tội buôn bán người

Mặc dù chưa có khái niệm cụ thể nhưng tại Điều 119 của Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đưa ra một số đặc điểm của tội buôn bán người. Và cũng như các loại tội phạm khác, tội mua bán người được cấu thành bởi các yếu tố:

- Yếu tố chủ thể: Người từ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của loại tội phạm này. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 150 Bộ luật hình sự 2015. Người chưa thành niên phạm tội này thường là đồng phạm.

- Yếu tố khách thể: Tội phạm buôn bán người xâm phạm đến quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Yếu tố chủ quan: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn cố ý thực hiện.

- Yếu tố khách quan: Người thực hiện hành vi này dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi, mua bán người như một thứ hàng hóa.

Trên đây là khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm buôn bán người mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn đã biết tội phạm mua bán người là gì để từ đó chủ động báo cáo với các lực lượng chức năng nếu phát hiện ra những người có hành vi đáng ngờ, bảo vệ sự yên bình của xã hội và đất nước.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.