Các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự là gì?

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì tội phạm bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Tội phạm là một hiện tượng có tính nguy hiểm vì gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển chung của xã hội. Để xác định và kết luận hành vi của một người nào đó có phải là tội phạm hay không, người ta sẽ dựa vào các yếu tố và dấu hiệu cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu được quy định trong luật hình sự cho một loại tội phạm cụ thể. Các Điều tra viên, Công tố viên, Thẩm phán hoặc Luật sư khi muốn kết luận và truy cứu trách nhiệm hình sự với một người nào đó cần căn cứ vào Luật hình sự để giải thích nội dung của các dấu hiệu phạm tội. Vậy các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự là gì?
 

Các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự là gì?
 

Các yếu tố và dấu hiệu để cấu thành tội phạm hình sự

Dựa vào dấu hiệu phạm tội ta có thể phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể là xác định được tội phạm này với tội phạm kia. Nếu chỉ nghiên cứu hành vi phạm tội của tội phạm mà không nghiên cứu cấu thành tội phạm thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với người gây ra hành vi phạm tội. Vậy các yếu tố và dấu hiệu để cấu thành tội phạm là gì? Theo luật hình sự Việt Nam, có hai nhóm dấu hiệu cấu thành tội phạm đó là:

► Nhóm dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm: Các dấu hiệu này được quy định rõ ràng trong luật hình sự và bắt buộc phải có đối với mọi tội phạm, cụ thể bao gồm:

- Mặt khách thể của tội phạm.

- Mặt khách quan của tội phạm.

- Mặt chủ quan của tội phạm.

- Mặt chủ thể của tội phạm.

► Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm: Các dấu hiệu này chỉ có ở những tội phạm cụ thể đã được quy định rõ ràng trong luật hình sự chứ không bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Các dấu hiệu đó bao gồm:

- Hậu quả của hành vi phạm tội.

- Động cơ và mục đích phạm tội.

- Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.
 

Các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự là gì?
 

Các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm hình sự

Như đã nói ở trên, các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm hình sự bao gồm: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, khách quan của tội phạm và chủ quan của tội phạm. Chúng được hiểu cụ thể như sau:

► Yếu tố khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Chẳng hạn như phạm tội gây thương tích cho người khác tức là đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe của nạn nhân. Khách thể tội phạm có 3 loại: khách thể chung của tội phạm, khách thể loại của tội phạm và khách thể trực tiếp của tội phạm.

► Yếu tố chủ thể của tội phạm là người gây ra những hành vi phạm tội có đủ năng lực, trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi quy định theo quy định của Pháp luật để chịu trách nhiệm về hành vi mà mình đã gây ra. Ví dụ như: người đủ 18 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các tội gây hậu quả ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.

► Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của người phạm tội như: hành vi gây nguy hiểm cho xã hội; hậu quả cũng như tác hại của hành vi tội phạm gây ra; địa điểm, thời gian, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội,…. Chẳng hạn như tội phá hoại tài sản công cộng được biểu hiện bởi hành vi khách quan là tội phạm dùng vũ lực để phá hỏng tài sản công cộng và có hậu quả khách quan là thiệt hại về vật chất đối với tài sản bị phá hoại.

► Yếu tố chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của người thực hiện hành vi phạm tội như: thái độ, tâm lí khi phạm tội; động cơ, mục đích phạm tội,…. Ví dụ: tội phạm cố ý phạm tội là những người thấy rõ được hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra và muốn hậu quả đó xảy ra.

Để đưa ra kết luận cho hành vi mà một người đã thực hiện có phạm tội và trở thành tội phạm hay không thì hành vi đó phải thỏa mãn tất cả các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật. Nếu hành vi đó không thỏa mãn tất cả các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm thì không phải là hành vi phạm tội và người gây ra hành vi đó cũng không phải là tội phạm. Chẳng hạn như đối với bệnh nhân gây án khi đang bị tâm thần, những người này không thấy rõ được hậu quả do hành vi vi phạm cũng như không chủ tâm mong muốn hậu quả đó xảy ra. Do đó yếu tố chủ quan không được thành lập và họ cũng không phải là tội phạm. Người này không phải chịu trách nhiệm hình sự mà sẽ bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.

Trên đây là 4 dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự. Căn cứ vào các yếu tố này, đại diện pháp luật như: Viện kiểm soát, công an, luật sư,…sẽ xác định tội danh và đưa ra những hình phạt xứng đáng cho hành vi tội phạm gây ra để răn đe cũng như bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người.