Cách cải tạo đất trồng rau sạch tại nhà

Để có được một vườn rau sạch tại nhà, bạn có thể trồng rau trong thùng xốp hoặc nhiều phương pháp khác như: thủy canh, trồng trong tháp, chậu trồng,....Trừ phương pháp thủy canh, tất cả các cách trồng rau còn lại đều cần phải sử dụng đất. Và muốn có một vườn rau sạch tại nhà tươi tốt, cho năng suất cao thì việc xử lý, cải tạo đất trồng rất quan trọng. Trong bài viết này, đội ngũ Phương Nam 24h sẽ chia sẻ cách cải tạo đất trồng rau sạch tại nhà để các bạn tham khảo.
 

Cách cải tạo đất trồng rau sạch tại nhà
 

Những cách cải tạo đất trồng rau tại nhà hiệu quả

Đất là nơi cung cấp các dưỡng chất để rau có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên sau mỗi mùa vụ, đất trồng có thể bị bạc màu, khô và thiếu dinh dưỡng. Lúc này, đất cần được cải tạo lại để giúp rau đạt được năng suất cao ở mùa vụ sau. Cách cải tạo đất cũng rất đơn giản, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp như sau:

1. Cải tạo đất với phân bón vi sinh

Phân bón vi sinh là loại phân khá lành với cây đồng thời cũng rất thân thiện với môi trường. Dù là đất trong vườn hay trong thùng xốp, chậu trồng, bạn cũng có thể dùng phân vi sinh để cải tạo. Phân vi sinh không gây nóng trong chậu, thùng xốp và nếu được trộn với đất theo đúng tỉ lệ sẽ kích thích bộ rễ phát triển, từ đó giúp rau sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
 

Cải tạo đất trồng rau sạch
 

2. Cải tạo đất với trùn quế

Trùn quế là một loại giun được nuôi bằng các loại rác thải hữu cơ như: rau, củ, quả hư hỏng hoặc đồ ăn dư thừa. Khi sử dụng trùn quế để cải tạo đất trồng, chúng sẽ giúp cho các chất hữu cơ còn tồn đọng trong đất sau quá trình trồng, thu hoạch được phân hủy. Bên cạnh đó, trùn quế còn giúp đất trở nên tơi xốp, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho rau sinh trưởng, phát triển tốt. Một ưu điểm nữa khi lựa chọn phương án này để cải tạo đất chính là bạn sẽ không cần phải bón thêm phân trong quá trình trồng. Hiện nay, phân trùn quế được bán tại các cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau sạch.
 

Cải tạo đất trồng rau thùng xốp
 

3. Cải tạo đất bằng phân hữu cơ

Phân hữu cơ ở đây có thể là phân bò, phân cá hoặc được ủ từ rác thải hữu cơ. Loại phân này chứa nguồn đạm hữu cơ cao và nhiều vi chất thiết yếu cho cây trồng. Vậy nên, khi được trộn vào đất với tỉ lệ 1: 1 sẽ giúp tăng cường dưỡng chất trong đất. Từ đó, rau ở vụ mùa tiếp theo sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. 
 

Cải tạo đất vườn trồng rau
 

4. Cải tạo đất trồng với đất dinh dưỡng Tribat

Đây là phương án cải tạo cho đất trồng rau trong thùng xốp đã quá yếu. Sau nhiều mùa vụ, đất trồng rau trong thùng xốp sẽ yếu dần đi, mất liên kết, thiếu tơi xốp và bạc màu. Lúc này, bạn có thể cải tạo đất bằng cách đến các cửa hàng cung cấp vật tư trồng rau, mua đất dinh dưỡng Tribat để đổ vào thùng xốp. Loại đất này đã được trộn đủ các thành phần như: trùn quế, tảo biển, các nguyên tố trung và vi lượng,...nên rất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng khi trồng rau. 
 

Cải tạo đất trồng rau tại nhà
 

Cách trộn đất nền để trồng rau trong thời gian dài

Thông thường, đất trồng rau sẽ cần được cải tạo sau 1 - 2 năm sử dụng. Tuy nhiên, nếu biết cách trộn đất nền trồng rau ban đầu hiệu quả thì bạn có thể dùng đất đó trong khoảng 4 năm mới phải cải tạo một lần. Cách trộn đất nền trồng rau như sau:

Bước 1: Lựa chọn đất trồng

Bạn có thể sử dụng nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất ngoài đồng ruộng hoặc đất Tribat bán sẵn tại các cửa hàng. Đối với các loại đất lấy từ tự nhiên, bạn cần phải phơi khô và dùng vôi để xử lý cỏ, mầm bệnh.

Bước 2: Chuẩn bị giá thể

Giá thể ở đây có thể là mùn cưa, sơ dừa, tro trấu hoặc vụn xỉ than tổ ong. Đối với đất Tribat thì bạn có thể bỏ qua bước này.

Bước 3: Chuẩn bị phân bón

Phân bón mà bạn có thể sử dụng rất đa dạng, chẳng hạn như phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế, phân xanh (phân tự ủ từ các thực phẩm rau củ quả thừa của gia đình), phân bò hoai mục,....

Bước 4: Trộn đất

Sau khi chuẩn bị xong những vật tư kể trên, bạn sẽ tiến hành trộn chúng vào nhau với tỉ lệ 5: 3: 2 (5 phần đất, 3 phần giá thể và 2 phần phân bón). Như vậy, bạn đã có đất nền chất lượng để trồng rau sạch trong nhiều năm liền.
 

Cải tạo đất để trồng rau
 

Trên đây là cách cải tạo đất trồng rau tại nhà và chuẩn bị đất nền ban đầu mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm trồng rau, từ đó có được một vườn rau sạch tại nhà tươi tốt, cho năng suất cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.

Tham khảo thêm: Cách trồng rau sạch tại nhà cho năng suất cao

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.