Cách điều trị và phòng chống bệnh cảm lạnh như thế nào?

Cảm lạnh là một căn bệnh rất nhẹ, chỉ giới hạn trong một vài triệu chứng và hầu hết các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, cảm lạnh có thể gây ra một vài biến chứng và dù không để lại hậu quả gì thì chúng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, sinh hoạt đồng thời gây khó chịu cho người bị mắc phải. Do đó, việc nắm vững các cách điều trị và phòng tránh cảm lạnh sẽ giúp bạn bảo vệ cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình, tránh gặp tình trạng phải nghỉ học, nghỉ làm, gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
 

Cách điều trị và phòng chống bệnh cảm lạnh như thế nào?
 

Phương pháp điều trị khi bị bệnh cảm lạnh

Hiện nay chưa có bất kỳ một loại thuốc hay thảo dược nào có tác dụng điều trị tận gốc căn bệnh. Việc điều trị bệnh cảm lạnh chỉ để nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng, từ đó đem lại sự thoải mái cho người bệnh. Những phương pháp đơn giản, hiệu quả thường được sử dụng bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước hay súc miệng bằng nước muối. Bên cạnh đó, một số các phương pháp sau đây cũng thường được áp dụng:

1. Điều trị triệu chứng

Phương pháp này thường được áp dụng khá phổ biến với nguyên tắc chung là điều trị tập trung vào các triệu chứng nhằm làm giảm thời gian cũng như mức độ mắc phải. Tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân mà có các loại thuốc cụ thể như sau:

Giảm đau và hạ sốt: Phổ biến là thuốc ibuprofen, paracetamol, aspirin,….
 

Phương pháp điều trị cảm lạnh
 

► Ho: Các loại thuốc ho như codeine, pholcodine, dextromethorphan,…thường được sử dụng rất phổ biến để làm giảm triệu chứng ho. Tuy nhiên chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy chúng có hiệu quả và một số quốc gia cũng đã ban hành lệnh hạn chế sử dụng bởi nỗi lo ngại về các tác dụng phụ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Thậm chí, dextromethorphan còn bị cấm ở một số quốc gia.

 Nghẹt mũi, sổ mũi: Các loại thuốc thông mũi như pseudoephedrine khá có hiệu quả ở người lớn. Thuốc xịt mũi Ipratropium có tác dụng làm giảm triệu chứng sổ mũi nhưng hầu như không đem lại tác dụng trong việc trị nghẹt mũi. Các loại thuốc kháng histamine đời đầu có thể cải thiện triệu chứng trong 1 - 2 ngày đầu nhưng không được lâu dài và còn đem lại các tác dụng phụ như gây buồn ngủ, mất tỉnh táo. Ở trẻ em, sự an toàn cũng như hiệu quả của các loại thuốc trên vẫn chưa được rõ ràng.

2. Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus

Về cơ bản, thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại các loại virus gây ra bệnh cảm lạnh. Tương tự, các loại thuốc kháng virus cũng không hề đem lại hiệu quả nào trong việc ngăn chặn cảm lạnh thông thường, mặc dù một số nhà khoa học đã nghiên cứu ra hợp chất có tác dụng kích thích kháng thể kháng virus rhinovirus (loại virus chủ yếu gây ra bệnh cảm lạnh thông thường) ở chuột và khỉ.
 

Cách chữa trị cảm lạnh hiệu quả
 

3. Phương pháp điều trị thay thế

Có khá nhiều các phương pháp điều trị thay thế bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có được bằng chứng cụ thể nào để chứng minh tính hiệu quả của các phương pháp này. Các phương pháp thường được nhiều người áp dụng bao gồm:

► Sử dụng mật ong, rửa mũi: Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào khuyên dùng hay khuyến cáo không nên dùng hai loại phương pháp này.

► Bổ sung kẽm: Kẽm có thể rút ngắn thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nếu bắt đầu được bổ sung trong thời gian 24h kể từ khi chúng xuất hiện. Tuy nhiên, một số biện pháp trực tiếp đưa kẽm vào trong mũi đã dẫn tới tình trạng mất khứu giác. Đồng thời, một nghiên cứu vào năm 2017 cũng cho thấy một số bằng chứng sơ bộ trong việc khuyến cáo sử dụng kẽm.

► Bổ sung vitamin C: Về cơ bản, vitamin C không làm giảm tỷ lệ cảm lạnh thông thường, có nghĩa là nó không có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh. Tuy nhiên trong một nghiên cứu với các đối tượng phải hoạt động nặng nhọc ở điều kiện thời tiết lạnh giá, vitamin C lại giảm tới 50% tỷ lệ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, một số đánh giá tương tự cũng cho thấy việc sử dụng vitamin C thường xuyên đều đặn làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian nhiễm bệnh ở người lớn tới 8% và ở trẻ em tới 18%. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C trong thời gian gây bệnh hầu như không đem lại một lợi ích nào.

► Xông hơi: Cũng là một trong những phương pháp mà dân gian hay sử dụng. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy xông hơi có hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh thông thường.

 Dùng hoa cúc dại: Theo một nghiên cứu vào năm 2017, hoa cúc dại có thể làm giảm thời gian và mức độ của các triệu chứng cảm lạnh tuy nhiên hiệu quả không cao. Tác dụng phụ do chúng mang lại cũng được báo cáo là rất hiếm. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm từ hoa cúc dại không bị hạn chế nhưng lợi ích chúng mang lại là rất nhỏ.
 

Cách trị cảm lạnh hiệu quả
 

Cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh như thế nào?

Hiện nay, cách hữu ích duy nhất để phòng chống bệnh cảm lạnh là thông qua các biện pháp phòng chống tiếp xúc vật lý trực tiếp. Chẳng hạn như: rửa tay thường xuyên với xà phòng, đeo khẩu trang, có thể bổ sung thêm áo choàng và găng tay.
 

Cách phòng chống cảm lạnh
 

Bên cạnh đó, một số các biện pháp khác cũng thường được đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả không cao. Cụ thể như:

► Cách ly và kiểm dịch: Các phương pháp này hầu như không đem lại hiệu quả gì nhiều bởi căn bệnh này quá phổ biến và các triệu chứng không đặc trưng.

► Tiêm chủng: Có quá nhiều loại virus có thể gây bệnh cảm lạnh đồng thời chúng lại biến đổi một cách nhanh chóng do đó biện pháp tiêm chủng là rất khó khăn và việc tìm ra một loại vắc-xin có hiệu quả rộng lớn là điều gần như không thể xảy ra.
 

Cách phòng tránh cảm lạnh
 

► Bổ sung kẽm: Hiện nay vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy việc bổ sung kẽm đem lại tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm lạnh.

 Bổ sung vitamin C thường xuyên: Việc bổ sung vitamin C thường xuyên có tác dụng làm giảm mức độ và rút ngắn thời gian mắc bệnh. Nhưng phương pháp này không có tác dụng trong việc ngăn chặn cảm lạnh.

► Súc miệng với nước muối: Súc miệng với nước muối là biện pháp được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên mới chỉ có một thí nghiệm cho thấy biện pháp này có hiệu quả nhưng khá nhỏ bé.
 

Cách ngăn ngừa cảm lạnh
 

Trên đây là một số thông tin về các cách điều trị và phòng chống bệnh cảm lạnhPhương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết, các bạn đã có thêm những kiến thức để có thể chăm sóc, bảo vệ cho sức khỏe của mình và người thân trong gia đình. Từ đó có thể hạn chế việc mắc phải bệnh cảm lạnh và gây ảnh hưởng đến các hoạt động đời sống thông thường.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.