Cách điều trị và phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay Sốt xuất huyết Dengue là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất ở nước ta hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân. Do đó, việc nắm rõ cách điều trị và phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn cũng như người thân trong gia đình.
 

Điều trị và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
 

I. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue

1. Phân loại cấp độ của bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết Dengue. Y học hiện đại chỉ mới dừng lại ở việc điều trị các triệu chứng của bệnh. Do đó, việc điều trị bệnh sốt xuất huyết không nên phụ thuộc quá nhiều vào các loại thuốc.

Việc điều trị bệnh sốt xuất huyết sẽ được tiến hành tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết có thể được phân loại thành 4 cấp độ nặng nhẹ khác nhau và được đánh số từ I - IV.

Sốt xuất huyết Dengue cấp độ I: Sốt kéo dài kèm các triệu chứng thông thường như đau đầu, chân tay nhức mỏi,....

Sốt xuất huyết Dengue cấp độ II: Có các triệu chứng như cấp độ 1, ngoài ra còn kèm theo tình trạng xuất huyết dưới da và một số vị trí khác như niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ,....
 

Cách chữa bệnh sốt xuất huyết
 

Sốt xuất huyết Dengue cấp độ III: Sốt kèm theo các dấu hiệu suy tuần hoàn như huyết áp hạ, chân tay lạnh ngắt, cơ thể bứt rứt, tinh thần lú lẫn,....

Sốt xuất huyết Dengue cấp độ IV: Sốc mạnh, mạch và huyết áp khó bắt hay thậm chí đo được bằng 0, chân tay lạnh,....

2. Khi nào thì nên điều trị sốt xuất huyết tại nhà?

Tất cả những bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue không có biến chứng, không cần phải truyền dịch tĩnh mạch, không có một số bệnh nền (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, phổi tắc nghẹn,...) và không có chảy máu ở một số cơ quan quan trọng.

Bệnh nhân cấp độ I có thể tự bù dịch bằng đường nước uống.

Bệnh nhân cấp độ II có thể tự bù dịch bằng đường nước uống.

Tuy nhiên nếu đã xác định bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì vẫn nên thường xuyên đưa đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm. Còn đối với những trường hợp khác, cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian nhanh nhất để các bác sĩ theo dõi, điều trị.

3. Cách chữa bệnh sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?

Đối với bệnh nhân được chỉ định điều trị tại nhà, bạn có thể tiến hành chăm sóc bệnh nhân theo những hướng dẫn sau:

Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi: Khi cơ thể đang bị sốt cao, sức khỏe người bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng. Do đó không nên đưa người bệnh đi thăm khám nhiều nơi sẽ gây mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này, biện pháp đơn giản nhất là cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường trong môi trường thoải mái, thông thoáng, dễ chịu.
 

Điều trị sốt xuất huyết
 

Cho uống nhiều nước: Cho bệnh nhân uống đủ lượng nước yêu cầu. Tuy nhiên không nên cho uống quá nhiều nước đơn thuần bởi có thể gây rối loạn điện giải. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng dung dịch oresol, nước gạo, nước rau luộc hay nước hoa quả càng tốt. Riêng nước hoa quả thì bạn cũng nên cẩn thận với người bị bệnh đái tháo đường.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết

Cho ăn nhẹ: Vì tình trạng sức khỏe cũng như các cơ quan làm việc của bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue lúc này đang suy kiệt. Do đó cần tránh đưa vào thực đơn của người bệnh những loại thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hoá mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như cháo, súp, sữa,....

Chữa sốt xuất huyết tại nhà
 

Uống thuốc hạ sốt: Chỉ uống thuốc hạ sốt paracetamol, tuyệt đối không uống các loại thuốc khác như aspirin, ponstan, kháng sinh,...kể cả trong trường hợp bị tái sốt nhanh vì các loại thuốc này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nặng, toan chuyển hoá máu,....

Điều trị sốt xuất huyết dengue

Thường xuyên kiểm tra tình trạng cơ thể bệnh nhân: Bệnh sốt xuất huyết Dengue rất dễ dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của người bệnh. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết dengue
 

II. Cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có văcxin phòng chống đặc hiệu nên biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này vẫn là diệt muỗi (trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết), lăng quăng, bọ gậy (ấu trùng của muỗi) và phòng ngừa muỗi đốt. Cụ thể như sau:

1. Diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy

- Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như bình xịt, thuốc diệt muỗi.

- Đậy kín các dụng cụ chứa nước để đề phòng muỗi bay vào đẻ trứng.

- Thả cá hoặc mê zô (mesocyclops - một loài giáp xác nhỏ chuyên ăn bọ gậy muỗi) vào các chum, vại, dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy.

- Thu gom, tiêu huỷ các vật dụng phế thải ở trong và xung quanh nhà như chai, lọ, lốp xe, vỏ dừa, ống bơ,...đồng thời phát quang bụi rậm, bụi cỏ ở khu vực lân cận.

- Thường xuyên chùi, rửa các dụng cụ chứa nước.
 

Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
 

2. Phòng ngừa muỗi đốt

- Mặc quần áo dài tay.

- Nên mắc màn trước khi đi ngủ.
 

Ngăn ngừa sốt xuất huyết
 

- Dùng bình xịt muỗi, hương đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi,....

- Bảo vệ người bị bệnh sốt xuất huyết tránh bị muỗi đốt để đề phòng bệnh lây lan cho người khác.

Trên đây là những cách điều trị và ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyếtPhương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hiện nay, nước ta vẫn đang là một trong những nơi có số người bị mắc sốt xuất huyết nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm, căn bệnh này lại gây ra những thiệt hại rất lớn về kinh tế, xã hội ở nước ta. Do đó, việc nắm vững những kiến thức về cách phòng chống cũng như điều trị bệnh sốt xuất huyết không chỉ giúp bảo vệ bạn và người thân mà còn giúp cho đất nước phát triển ngày một vững mạnh.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.