Cách nuôi dạy con trai đến tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ có những thay đổi về các mặt tâm sinh lý. Theo đó, trẻ sẽ muốn tự lập hơn trong nhiều phương diện, mở rộng mối quan hệ, có những rung động đầu đời và có cái tôi của bản thân. Đặc biệt, cái tôi của con trai sẽ thể hiện rõ hơn con gái trong giai đoạn này. Vì thế, trẻ chỉ làm theo những gì mà chúng cho là đúng và thường không nghe lời bố mẹ. Đó cũng là điều mà các phụ huynh có con trai ở độ tuổi dậy thì cảm thấy rất lo ngại. Để trẻ phát triển đúng hướng và toàn diện, hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về cách nuôi dạy con trai đến tuổi dậy thì tốt nhất.


Cách nuôi dạy con trai đến tuổi dậy thì
 

Bởi vì cái tôi lớn, thường làm theo những gì mình cho là đúng nên con trai đến tuổi dậy thì thường có những bất đồng với bố mẹ. Đặc biệt là khi bị "đụng chạm" hoặc không được nuôi dạy đúng cách, trẻ sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực, từ đó nổi loạn và phát triển lệch lạc. Vậy nên, khi nuôi dạy con trai tuổi mới lớn, các bậc phụ huynh hãy nhớ:

1. Đừng quá khắt khe hay quá hời hợt với con

Ở độ tuổi bắt đầu chuyển giao giữa một đứa trẻ và một người lớn, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý khá phức tạp mà bố mẹ rất khó nắm bắt để chiều theo. Có những việc, trẻ sẽ muốn được tự làm theo ý thích của mình, không muốn bố mẹ can thiệp hay quan tâm quá nhiều. Cũng có khi trẻ muốn làm mọi thứ để thu hút sự chú ý của bạn, muốn bạn quan tâm và lo lắng cho chúng. Vì thế, bạn phải thật tâm lý, biết “nắm và buông” đúng lúc. Việc lúc nào cũng kèm cặp, giám sát con sẽ khiến chúng cảm thấy không thoải mái và có thể “bùng nổ” bất cứ lúc nào. Ngược lại, đối với những gia đình mà bố mẹ quá bận lo cho công việc, không quan tâm đến con sẽ khiến chúng cảm thấy cô đơn, dễ dàng sa ngã.
 

Cách nuôi dạy con trai đến tuổi dậy thì
 

2. Không được lớn tiếng, quát mắng con

Ở giai đoạn này, cái tôi của trẻ rất cao. Vì thế, chúng sẽ rất dễ cảm thấy tự ái khi bố mẹ la mắng. Thậm chí, có những đứa trẻ sẽ thể hiện bằng hành động bỏ ăn, không nói chuyện với bố mẹ hay không về nhà. Đây là điều mà các gia đình có con trai cần phải hết sức lưu ý, vì cái tôi và nhu cầu tự khẳng định bản thân của con trai sẽ cao hơn con gái. Nếu trẻ làm điều gì đó sai, bạn hãy nhẹ nhàng phân tích, giải thích cho con hiểu. Hành động này  sẽ mang lại kết quả tích cực hơn so với việc la mắng con.

3. Hãy làm bạn với con

Thông thường, bố sẽ là người dễ gần gũi với con trai hơn là mẹ. Vì thế, bố nên tạo nhiều cơ hội để có thể trò chuyện với con. Chẳng hạn như: cùng con đi ăn, xem bóng đá, mua quần áo,….Qua đó, tìm cách để con có thể trò chuyện cởi mở hơn với mình về những vấn đề mà chúng băn khoăn như: thay đổi của cơ thể, rung động đầu đời, những chuyện về khác biệt giới tính để trẻ không có những hành vi lệch lạc. Bạn nên tạo cảm giác như hai người bạn để chúng cảm thấy thoải mái hơn và nên lắng nghe con nhiều hơn là nói.
 

Cách nuôi dạy con trai đến tuổi dậy thì
 

4. Làm gương cho con

Để con trai có thể trở thành một người đàn ông tốt và bản lĩnh, làm trụ cột tương lai của gia đình thì trước hết, bố phải là tấm gương cho con. Chẳng hạn, ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có những rung cảm đầu đời và quan tâm đến vấn đề tình cảm nhiều hơn. Bạn hãy cho con thấy rằng mình rất biết cách yêu thương và quan tâm đến mẹ của chúng. Từ đó, trẻ sẽ có những định hình đúng đắn trong tình cảm, trở thành một người đàn ông tuyệt vời sau này.

5. Đặt ra những quy định

Ở độ tuổi này, con trai thường dễ đánh nhau, tụ tập bạn bè, trốn học đi chơi,….Vì thế, bố mẹ cũng cần có những quy định nghiêm khắc để con không có những suy nghĩ, hành vi tiêu cực và bạo lực. Chẳng hạn như việc nói cho con biết tác hại của thuốc lá và cấm con không được hút thuốc, không được tụ tập đánh nhau, quy định phải đi chơi về trước 10 giờ tối,….Hãy nhớ rằng, bạn cần phải nghiêm khắc và thoải mái đúng lúc, đúng chuyện.
 

Cách nuôi dạy con trai đến tuổi dậy thì
 

Trên đây là một số phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp cho bạn sẽ không còn cảm thấy “đau đầu” trong vấn đề dạy con trai ở giai đoạn mới lớn này.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.