Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh là chủ đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất hiện nay. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do vậy, tăng cường sức đề kháng cho bé sơ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc, giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Trong bài viết này, hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu các biện pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hiệu quả nhất.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Sức đề kháng đóng vai trò như một hàng rào chắn bảo vệ trẻ sơ sinh trước các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường. “Hàng rào” này có khả năng phòng vệ và chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,…gây ra các loại bệnh tật cho cơ thể bé. Tuy nhiên, đề kháng tự nhiên của trẻ sơ sinh còn kém, không những không có đủ khả năng để bảo vệ cơ thể bé trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh mà một khi bé bị ốm cũng sẽ rất chậm để phục hồi sức khỏe. Sức đề kháng của trẻ kém kéo theo nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như: suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa….Thêm vào đó, môi trường sống ngày càng ô nhiễm và chứa nhiều tác nhân gây bệnh. Do vậy, nâng cao sức đề kháng luôn được coi là một trong những yếu tố cần lưu ý hàng đầu để bé sơ sinh có được một sức khỏe tốt, chóng lớn.

Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Vấn đề tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi lẽ, từ khi mới lọt lòng cho tới lúc 1 tuổi, cơ thể của bé sơ sinh vẫn còn non nớt và mới bắt đầu tập thích nghi với môi trường xung quanh. Tầm quan trọng của sức đề kháng thì chắc hẳn ai cũng đã biết ít nhiều nhưng làm thế nào để giúp trẻ sơ sinh tăng sức đề kháng dường như vẫn là một câu hỏi khó với các bậc phụ huynh. Dưới đây là những cách mà bố mẹ nên lưu ý để bé có một sức đề kháng tốt:

1. Cho bé bú nhiều sữa mẹ

Theo khuyến cáo của Tổ chức y Tế Thế Giới WHO, bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất vô cùng cần thiết và lý tưởng nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ. Những năm đầu đời, trẻ sơ sinh cần được cung cấp sữa mẹ để góp phần giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp,...hoặc nếu có thì mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng được giảm nhẹ. Sữa mẹ còn giúp bé tránh các bệnh như: viêm phổi, dị ứng, viêm tai, viêm màng não, chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính (béo phì, tim mạch, đái tháo đường,...) khi trưởng thành. Bên cạnh đó, sữa mẹ có chứa nhiều canxi, protein, khoáng chất, vừa có tác dụng tăng sức đề kháng vừa ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Chính vì thế mà sữa mẹ được coi là đơn thuốc bổ giúp phòng tránh bệnh tật, có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp bé phát triển toàn diện về cả cân nặng, chiều cao lẫn trí tuệ.

Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời đến khi 2 tuổi để được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tự nhiên, giúp đề kháng của con được khỏe mạnh. Nếu điều kiện không cho phép, mẹ cũng nên cố gắng cho bé ti sữa trong ít nhất 2 - 3 tháng đầu để hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch cho bé tốt nhất.
 

Tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
 

2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn dặm của trẻ

Khi được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này nữa. Do vậy, bên cạnh sữa mẹ và sữa bột, mẹ nên cho bé bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn dặm. Ở mỗi độ tuổi, con sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, hệ tiêu hóa cũng phát triển hơn nên các mẹ cần phải lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn riêng. Đây cũng là một bí quyết quan trọng giúp tăng sức đề kháng cho bé 6 tháng trở lên. Cho trẻ ăn dặm đúng, khoa học thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

- Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm: Chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, bởi trước giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, bé sẽ giảm bú mẹ, dẫn tới việc thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển. Điều này sẽ làm giảm sức đề kháng của bé.

- Cách thức cho bé ăn dặm: Cần cho trẻ ăn từ ngọt tới mặn, tập cho trẻ ăn những thực phẩm có vị tương tự sữa mẹ. Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa thích ứng dần với lượng thức ăn. Đồng thời, mẹ cần đảm bảo nguyên tắc ăn từ loãng tới đặc để trẻ không bị phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ và quá đặc.

- Thành phần thức ăn: Bữa ăn dặm của trẻ cần đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ.

- Cho ăn dặm theo nhu cầu, không ép trẻ, không sử dụng “chiêu trò” ép trẻ ăn dặm như ăn rong, vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại,...

- Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì cảm giác về mùi, giúp kích thích phản xạ ăn ngon, đồng thời giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của bé. Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu.
 

Tăng sức đề kháng cho trẻ 6 tháng
 

3. Bổ sung đầy đủ nước cho bé trên 6 tháng

Nước là một thành phần vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ trên 6 tháng. Nước sẽ giúp đào thải các chất dư thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường trao đổi chất và hoạt động tuần hoàn của máu, nhờ đó giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Với các bé từ 0 - 6 tháng tuổi, sữa mẹ cũng đồng thời chính là nguồn cung cấp nước cho bé, chỉ cần cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức (sữa bột) theo đúng định lượng hàng ngày là đủ. Khi bé được 6 tháng tuối, bắt đầu ăn dặm, bên cạnh nguồn nước từ sữa mẹ, mẹ cần bổ sung thêm 200 - 300ml nước mỗi ngày để đảm bảo cho hoạt động của cơ thể bé.
 

Tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi
 

4. Tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ

Vitamin C từ lâu đã nổi tiếng là “chìa khóa vàng” giúp tăng sức đề kháng hiệu quả bởi vitamin C có tác dụng tự sản xuất được bạch cầu. Loại vitamin này có nhiều trong các nhóm trái cây họ cam, quýt, bưởi và rau cải thìa, rau mầm, bắp cải,….Bố mẹ có thể tăng sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C vào khẩu ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng vitamin C khuyến cáo dành cho trẻ cần căn cứ vào độ tuổi:

- Trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi: Nên bổ sung khoảng 40mg / ngày, đặc biệt là bổ sung vitamin C cho bé 5 tháng tuổi. 

-  Đối với trẻ từ 7 - 12 tháng: nên bổ sung khoảng 50mg / ngày, đặc biệt là bổ sung vitamin C cho bé 8 tháng tuổi.
 

Tăng sức đề kháng cho trẻ 3 tháng
 

 5. Cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh

Việc thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường chính là biện pháp giúp trẻ thích nghi dần với các điều kiện bên ngoài, là tiền đề để tạo ra kháng thể tự nhiên. Bé cần được tiếp xúc với tự nhiên càng sớm càng tốt, khi đó cơ thể sẽ có khả năng sản sinh ra kháng thể bảo vệ khỏi vi khuẩn, virus.
 

Tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi
 

6. Cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên

Ngủ ngon, đủ giấc sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển cơ thể và não bộ của trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hiệu quả. Bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, như vậy cơ thể của bé mới được khỏe mạnh. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để bé không bị đánh thức vào buổi tối vì cơn đói, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Buổi tối không nên cho bé hoạt động quá nhiều, sẽ dễ khiến bé giật mình hay thức giấc khi đang ngủ. Thêm vào đó, nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày, vui đùa cùng bé, tập cho bé bò, đứng, đi,...cũng giúp bé ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng.
 

Cách tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi
 

7. Tuân thủ đúng lịch tiêm chủng

Tiêm phòng chính là biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi chủ động và tốt nhất. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần phải tiêm khoảng 20 mũi vacxin cần thiết, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: sởi, viêm gan B, ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm màng não,....Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên lạm dụng hay tùy ý sử dụng thuốc kháng sinh cho con vì dùng kháng sinh nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc”. Và khi đó, cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Mẹ nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn lịch tiêm chủng phù hợp, tuân thủ đúng lịch tiêm để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất.
 

Cách tăng sức đề kháng cho bé 6 tháng
 

8.  Dùng dầu tràm cho bé giúp phòng bệnh hiệu quả

Dầu tràm là một sản phẩm quen thuộc trong tủ thuốc của mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Đây là loại dầu được chiết xuất từ lá và cành của cây tràm trà. Tinh dầu của loại cây này có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên và rất lành tính, có lợi cho bé. Dưới đây là một số tác dụng tiêu biểu của dầu tràm cho bé:

- Dầu tràm có khả năng kháng khuẩn, giết chết các loại vi trùng gây bệnh, chẳng hạn như nhiễm tụ cầu.

- Dầu tràm trị ho hiệu quả, giúp long đờm cho trẻ. Khi bé bị ho, viêm phế quản, viêm mũi hay cảm lạnh, mẹ hãy thoa dầu tràm lên ngực và lòng bàn chân cho bé để giữ ấm cơ thể.

- Dầu tràm giúp kích thích tiết mồ hôi, loại bỏ chất độc và lượng muối dư thừa trong cơ thể bé. Đó là cách giúp cho bé tăng hệ miễn dịch.

- Dầu tràm giúp giữ ấm cơ thể, tăng tuần hoàn máu cho trẻ. Vào mùa đông, mẹ có thể cho một vài giọt dầu tràm vào nước tắm của bé. Khi ra ngoài, mẹ cũng có thể nhỏ vào khăn quàng cổ để phòng cảm lạnh cho bé.

Lưu ý, khi dùng cho dầu tràm cho trẻ thì mẹ chỉ cần dùng lượng thật ít. Trước khi bôi trực tiếp lên da bé, mẹ cần xem liệu da bé có kích ứng với dầu tràm hay không.
 

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ 3 tháng
 

Mẹ nên bổ sung gì để tăng cường đề kháng cho con?

Bên cạnh việc chăm sóc trẻ nhỏ để giúp bé tăng sức đề kháng thì người mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống của bản thân vì trẻ em dưới 1 tuổi rất cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ để giúp bé khỏe mạnh, tăng cường đề kháng. Để có nguồn sữa thơm ngon, đặc và chất lượng, người mẹ cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Mẹ có thể ăn các thực phẩm giàu protein như: trứng, sữa, thịt bò,...kết hợp với việc ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây,...để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể. Đây đều là những thực phẩm cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt nhất cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như: rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,...để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.

Một số điều cần chú ý cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi rất dễ bị ốm vặt mỗi khi thời tiết giao mùa. Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần chú ý thêm những vấn đề sau:

- Khi giao mùa từ nóng sang lạnh trẻ dễ mắc các bệnh về tai mũi họng. Cha mẹ nên ủ ấm cơ thể cho bé, nhất là phần ngực và tay chân, hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết.

- Người lớn nên chú ý tuyệt đối không nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 38,5 độ. Khi con sốt cao, hãy kịp thời hạ sốt, lấy khăn mặt mát đắp lên trán để làm dịu cơ thể, cho trẻ mặc đồ thoải mái.

- Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng, độ ẩm thích hợp để giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.

- Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài trong thời điểm giao mùa.
 

Tăng sức đề kháng cho bé sơ sinh
 

Trên đây là tổng hợp các cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau bài viết này, các phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm con khỏe mạnh. Bé mới chào đời, cơ thể mới bắt đầu tập thích nghi với môi trường xung quanh, chính vì vậy chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp cho bé an toàn và chóng lớn. Giai đoạn sơ sinh là một giai đoạn rất ngắn so với suốt cuộc đời một con người, nếu được chăm sóc khoa học, trẻ sơ sinh sẽ tăng cường sức đề kháng với các loại bênh thường gặp, phát triển khỏe mạnh cả thể chất và trí não đến khi trưởng thành. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết!

Tham khảo thêm:

icon 24hthongtin  Những nguyên nhân chính làm cho trẻ bị ho

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.