Độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hành chính là bao nhiêu?

Xử phạt hành chính là hình thức xử phạt được áp dụng đối với các đối tượng không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hình thức xử phạt thường được áp dụng bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;….Vậy bạn có biết theo quy định pháp luật ở nước ta thì độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hành chính là bao nhiêu và những đối tượng nào thì không bị xử lý về các vi phạm hành chính?

Độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hành chính là bao nhiêu?
 

Độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hành chính là bao nhiêu?

Trong Điểm a, Khoản 1, Điều 5, Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 do Quốc hội ban hành vào ngày 20 tháng 06 năm 2012 có ghi rõ: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do các hành vi cố tình vi phạm; người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm.

Ngoài ra, trong các Điều 90, 92,  Luật xử lý vi phạm hành chính có nêu rõ:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi khi thực hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý sẽ áp dụng biện pháp xử lý hành chính là tiến hành giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú;

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi vi phạm của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý sẽ áp dụng biện pháp xử lý đưa vào trường giáo dưỡng.

Như vậy theo quy định của pháp luật, độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hành chính12 tuổi khi thực hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng, 14 tuổi khi cố tình thực hiện hành vi vi phạm và từ 16 tuổi trở lên khi thực hiện bất kỳ một hành vi vi phạm hành chính nào.

Chủ thể bị xử phạt hành chính gồm các đối tượng nào?

Cũng theo Điều 5, Luật xử lý vi phạm hành chính, chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính còn bao gồm các đối tượng sau đây:

Các tổ chức có bất cứ hành vi vi phạm hành chính nào;

Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Cá nhân tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính;
 

Những trường hợp nào không bị xử phạt hành chính?
 

Những trường hợp nào không bị xử phạt hành chính?

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì những trường hợp không bị xử phạt hành chính bao gồm:

1. Trong tình thế cấp thiết: Là tình thế mà một cá nhân, tổ chức không còn cách nào khác ngoài việc gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại có thể xảy ra do một nguy cơ đang đe dọa thực tế lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

2. Do phòng vệ chính đáng: Là hành vi do cá nhân thực hiện để chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

3. Do sự kiện bất ngờ: Là sự kiện do cá nhân, tổ chức tạo ra mà họ không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước những hậu quả mà nó gây ra cho xã hội.

4. Do sự kiện bất khả kháng: Là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp trong khả năng cho phép.

5. Người không có năng lực chịu trách nhiệm hành chính: Là người thực hiện hành vi vi phạm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tham khảo thêmĐộ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu?

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về các đối tượng phải chịu trách nhiệm hành chính và những trường hợp không bị xử lý hành chính theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để từ đó tránh thực hiện các hành vi vi phạm Pháp luật chịu xử lý hành chính. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.