Giải pháp phòng chống tội phạm buôn bán người

Buôn bán người là một trong những hành vi vô nhân đạo, đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu. Nạn nhân chính của loại tội phạm này thường là trẻ em và phụ nữ. Sau khi bị lừa gạt hoặc lợi dụng, nạn nhân sẽ được bán đi nhằm phục vụ cho những mục đích như: lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục,...thậm chí là lấy nội tạng. Càng ngày, hành vi và thủ đoạn của tội phạm buôn bán người càng tinh vi, khiến các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải đau đầu trong việc điều tra, vây bắt và ngăn chặn. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã đưa ra những giải pháp phòng chống tội phạm buôn bán người thiết thực để có thể ngăn chặn và tiêu diệt triệt để hành vi vô nhân đạo này.


Giải pháp phòng chống tội phạm buôn bán người
 

Lợi dụng sự hiểu biết hạn hẹp, mưu cầu cuộc sống ấm no đầy đủ của người dân vùng nông thôn nghèo khó nên bọn tội phạm buôn bán người thường nhắm đến các đối tượng nạn nhân này. Bên cạnh đó, với thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, hành vi của bọn buôn bán người lại càng tinh vi hơn. Chúng lôi kéo nạn nhân thông qua các chiêu trò kết bạn, nhắn tin, giả vờ yêu đương trên mạng rồi vẽ ra viễn cảnh giàu sang đối với các chị em phụ nữ.

Chính vì vậy, ở Việt Nam có rất nhiều cuộc dự thảo được mở ra để triển khai, đóng góp và thông qua các biện pháp phòng chống và ngăn chặn loại tội phạm này. Ngoài ra, Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ - trẻ em, bổ sung cho Công ước về chống tối phạm xuyên quốc gia của Liên hợp quốc, được phê chuẩn, gia nhập theo Nghị quyết số 55/25 ngày 15/11/2000 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra những giải pháp cụ thể tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Khoản 3 như sau:

Điều 9. Ngăn ngừa việc buôn bán người

- Các quốc gia thành viên cần đề ra những chính sách, chương trình toàn diện và các biện pháp để ngăn ngừa, phòng chống, bảo vệ nạn nhân của tội phạm buôn bán người.

- Nỗ lực thi hành các biện pháp đã đặt ra. Nếu các biện pháp này thích hợp, mang lại hiệu quả thì cần hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức liên quan khác để triển khai thực hiện.

Điều 10. Trao đổi thông tin và đào tạo

- Các cơ quan hành pháp, nhập cư và các cơ quan liên quan khác của những nước thành viên sẽ hợp tác với nhau để phát hiện phương tiện, biện pháp mà bọn buôn bán người sử dụng; xác định những cá nhân đi qua hay cố đi qua biên giới quốc tế mà không có giấy tờ hoặc có nhưng là của người khác (là thủ phạm hoặc nạn nhân của tội buôn bán người).

- Các quốc gia thành viên sẽ đào tạo cán bộ hành pháp hay quản lý nhập cư, các cán bộ liên quan khác về phương pháp ngăn ngừa, truy tố tội phạm buôn bán người đồng thời bảo vệ các nạn nhân.
 

Giải pháp phòng chống tội phạm buôn bán người
 

Điều 11. Các biện pháp tại biên giới

- Để ngăn ngừa và phòng chống tội phạm buôn bán người, các quốc gia thành viên cần xem xét việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan kiểm soát biên giới bằng cách thiết lập và duy trì các kênh thông tin trực tiếp bên cạnh những phương thức khác.

- Tăng cường kiểm soát tại biên giới khi cần thiết để ngăn ngừa và phát hiện việc buôn bán người nhưng không làm hại đến các cam kết quốc tế liên quan đến tự do đi lại của người dân, các quốc gia thành viên.

- Áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác để ngăn chặn việc những phương tiện vận chuyển điều hành bởi các hãng vận chuyển thương mại bị sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

- Áp dụng các biện pháp cho phép, từ chối nhập cảnh hay thu hồi thị thực của những người liên quan đến việc thực hiện các hành vi phạm tội theo quy định của Nghị định thư này.

Điều 12. An ninh và kiểm soát giấy tờ

Các quốc gia thành viên áp dụng những biện pháp cần thiết trong phạm vi sẵn có để đảm bảo những giấy tờ thông hành mình cung cấp có đặc tính không thể dễ dàng sử dụng vào mục đích xấu, không thể thay đổi, sao chép hoặc cấp một cách bất hợp pháp.
 

Giải pháp phòng chống tội phạm buôn bán người
 

Bên cạnh những biện pháp cần các quốc gia thành viên hợp tác, thực hiện để phòng chống và ngăn ngừa tội phạm buôn bán người, thì các các cơ quan ban ngành trong nước cũng cần: nghiên cứu, tuyên truyền, các chiến dịch truyền thông đại chúng, các giải pháp kinh tế - xã hội; tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nhằm phòng ngừa và chống tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; tăng cường các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác để giảm nhu cầu dẫn đến thúc đẩy các hình thức bóc lột con người dẫn đến buôn bán người; nâng cao nhận thức của người dân nói chung bằng tất cả các phương tiện thích hợp; giáo dục và đào tạo về những biện pháp phòng ngừa cũng như các tác hại của loại tội phạm này; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và những nạn nhân là trẻ em vào các chương trình thông tin, giáo dục và đào tạo.

Trên đây là các biện pháp phòng chống tội phạm buôn bán người mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết mình nên làm gì để chung tay góp sức cho công cuộc ngăn chặn, đẩy lùi và phòng chống hành vi vô nhân đạo của tội phạm buôn bán người.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.