Giải quyết trường hợp tranh chấp đất đai theo quy định Pháp luật

Hiện nay đất đai là loại tài sản rất có giá trị. Chính vì vậy mà có không ít các trường hợp tranh chấp liên quan đến: quyền sử dụng đất, quyền thừa kế đất,....Thông thường các trường hợp tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, tổ chức phát sinh do quá trình mua bán, cho thuê hay chia tài sản. Để làm rõ quyền sở hữu đất thuộc về ai, khi phát sinh tranh chấp các cá nhân, tổ chức có thể tự hòa giải với nhau để đưa ra hướng giải quyết. Tuy nhiên nếu không thể hòa giải, các cá nhân, tổ chức có thể nhờ đến pháp luật. Vậy quy trình xử lý và giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai theo quy định của Pháp luật diễn ra như thế nào?  Ai là người có thẩm quyền xử lý tranh chấp đất đai?
 

Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
 

Thẩm quyền xử lý tranh chấp đất đai

Khi giữa một cá nhân và tổ chức nào đó xảy ra tranh chấp đất, hai bên có thể tự hòa giải để đưa ra phương án tốt nhất. Nếu không thể tự giải quyết, các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến UBND cấp xã, nơi có đất tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai (TCĐĐ). Thời hạn hòa giải là 45 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn. Sau khi hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì thẩm quyền xử lý TCĐĐ sẽ thuộc về:

Tòa án nhân dân: Nếu là trường hợp tranh chấp đất, đương sự các bên có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ theo quy định tại Khoản 1, 2 và 5, Điều 50 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
 

Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
 

► UBND cấp huyện: Nếu là trường hợp tranh chấp đất mà đương sự các bên không có giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5, Điều 50 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Nếu UBND cấp huyện không thể giải quyết, các bên đương sự có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.

► Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Nếu là trường hợp TCĐĐ mà đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc đương sự là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các tổ chức, cơ sở tôn giáo. Nếu các bên đương sự không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì thẩm quyền xử lý cuối cùng thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trình tự giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai

Trình tự xử lý, giải quyết các trường hợp TCĐĐ theo quy định của pháp luật sẽ được những cá nhân, cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành như sau:

- Ngay khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết TCĐĐ, UBND cấp xã có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. Tiếp theo, thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.

Khi cuộc họp hòa giải được diễn ra, các bên tham gia tranh chấp cũng như thành viên Hội đồng hòa giải TCĐĐ và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhất định phải có mặt. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt liên tiếp 2 lần, việc hòa giải sẽ được kết luận là không thành công.

Kết quả hòa giải tranh chấp đất sẽ được lập thành biên bản có ghi rõ các nội dung: thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự; tóm tắt diễn biến nội dung cuộc hòa giải; ý kiến của hội đồng hòa giải tranh chấp. Cuối biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.Trong 10 ngày nếu các bên đương sự có ý kiến về nội dung của biên bản, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ họp lại để xem xét giải quyết ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
 

Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

+ Giải quyết TCĐĐ theo trình tự tố tụng (dân sự): việc giải quyết TCĐĐ tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).

Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

+ Giải quyết TCĐĐ theo trình tự hành chính: trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Đối với TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

+ Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, các bạn đã có thể nắm được ai là người có thẩm quyền xử lý tranh chấp đất đai đồng thời cũng biết được quy trình xử lý và cách giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai theo quy định Pháp luật là như thế nào. Xin cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.