Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đậu nành

Đậu nành là loại hạt được sử dụng trực tiếp hoặc dùng để sản xuất ra các sản phẩm như: sữa đậu nành, đậu phụ, dầu thực vật, bột đậu nành,....Cũng giống như những thực phẩm khác, đậu nành có chứa những thành phần chất dinh dưỡng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, chẳng hạn như: ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú; giảm triệu chứng mãn kinh; giúp xương chắc khỏe;....Vậy đậu nành có chứa những chất dinh dưỡng gì? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đậu nành.


Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đậu nành
 

1. Thành phần các chất dinh dưỡng có trong đậu nành

Nước: Trong đậu nành có chứa khoảng 5% hàm lượng nước.

► Protein: Ở nước ta có rất nhiều giống đậu nành được trồng và chăm sóc như: hạt vàng, xanh, đen, rốn hạt nâu, rốn hạt trắng,....Hàm lượng protein có trong hạt đậu nành thường ở khoảng 38 - 47%.

► Chất béo: Đậu nành được xếp vào nhóm các hạt có thể sử dụng để làm dầu vì chứa hàm lượng chất béo cao. Chất béo có trong đậu nành chủ yếu là không no, axit béo bão hòa đơn và một lượng nhỏ chất béo bão hòa. Hàm lượng chất béo chiếm khoảng 18% trọng lượng đậu nành khô. Trong đó, axit linoleic chiếm khoảng 50% tổng hàm lượng chất béo.

► Đường: Đậu nành là thực phẩm rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường vì có chứa hàm lượng nhỏ glycemic giúp kiểm soát lượng đường trong bữa ăn.
 

Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đậu nành
 

► Chất xơ: Đậu nành có chứa hai loại chất xơ là hòa tan và không hòa tan (chủ yếu là alpha-galactosides, stachyose và raffinose). Chất xơ trong đậu nành sẽ được lên men bằng vi khuẩn trong ruột dẫn đến hình thành các axit béo chuỗi ngắn giúp cải thiện các vấn đề về đại tràng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm triệu chứng ruột bị kích thích trở nên trầm trọng, gây ra các vấn đề tiêu hóa ở một số người. Dù dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn nhưng chất xơ trong đậu nành vẫn được đánh giá là lành mạnh.

► Vitamin: Trong đậu nành có chứa rất nhiều loại vitamin như: Vitamin K1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu; Vitamin B9 rất tốt cho phụ nữ mang thai và nhiều loại vitamin khác như A, B1, B2, E,…tốt cho cơ thể con người.

► Khoáng chất: Ngoài vitamin, đậu nành còn có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như: Đồng (tốt cho tim mạch); Phốt pho (khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống); Mangan (giúp phát triển xương, chuyển hóa gluxit,...); Molybdenum (nguyên tố vi lượng thiết yếu);....

► Các hợp chất thực vật khác: Ngoài những thành phần trên, đậu nành còn chứa nhiều hợp chất thực vật như: Isoflavones, Axit phytic, Saponin,....

2. Giá trị dinh dưỡng của đậu nành

Vì có chứa nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất và hợp chất cần thiết cho cơ thể cũng như sức khỏe con người nên đậu nành được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Tại các quốc gia châu Âu, đậu nành được sử dụng như thịt vì có chứa nhiều đạm, ít mỡ và cholesterol. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn có nhiều điểm tương tự như sữa bò nhưng không có lactose nên rất thích hợp cho những người dễ bị đau bụng do hợp chất này. Tại các quốc gia châu Á, đậu nành được coi như thần dược trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ. Hai loại isoflavone có trong đậu nành là daidzen và genistein có cấu trúc hóa học gần giống kích thích tố nữ estrogen. Bên cạnh đó, thành phần isoflavone có trong đậu nành còn giúp gia tăng hormone nữ tính, bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh về tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư và loãng xương,....

 

Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đậu nành
 

Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của đậu nành còn được các nhà khoa học nghiên cứu không ngừng và đưa ra kết luận: đậu nành có tính dược lý cao nên có thể ngăn chặn hiệu quả các bệnh về tim mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ bắp, giảm khối lượng mỡ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và thon thả. Ngoài ra, các hợp chất có trong đậu nành còn giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa một số loại bệnh tật hiệu quả.

Trên đây là thông tin về thành phần và giá trị dinh dưỡng của đậu nành mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm những hiểu biết về loại ngũ cốc này, từ đó sử dụng chúng thường xuyên để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như người thân trong gia đình.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.