Các trường hợp tranh chấp đất đai

Đất đai là một trong những loại tài sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với từng cá nhân nói riêng và cả quốc gia nói chung. Hiện nay có rất nhiều trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra giữa các cá nhân với nhau hay giữa cá nhân với một cơ quan, tổ chức nào đó để bảo vệ hoặc có được quyền sử dụng đất. Những mảnh đất trong trường hợp này được gọi là đất đang có tranh chấp. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Có những trường hợp tranh chấp đất nào? Các bạn hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về khái niệm và các trường hợp tranh chấp đất đai.
 

Khái niệm và các trường hợp tranh chấp đất đai
 

Tranh chấp đất đai là gì?

Đất đang có tranh chấp là những loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp và các cá nhân khác hoặc nhà nước đang có tranh chấp với nhau. Việc xảy ra tranh chấp đất diễn ra ở nhiều dạng khác nhau như: tranh chấp về đường đi, tranh chấp về ranh giới cận kề đất, đất sản xuất, đất lâm nghiệp, mượn đất không chịu trả, sử dụng đất mượn với mục đích khác so với thỏa thuận ban đầu,…
 

Khái niệm và các trường hợp tranh chấp đất đai
 

Hiện nay trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tranh chấp đất đai. Có người cho rằng tranh chấp đất đai là những tranh chấp về quyền sử dụng đất. Cũng có người cho rằng tranh chấp đất đai là mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai như: quyền sử dụng, tài sản gắn liền với đất, mục đích sử dụng và địa giới hành chính. Tuy nhiên tại Khoản 24, Điều 3, Luật đất đai đã quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Có thể thấy khái niệm về tranh chấp đất đai được pháp luật quy định đã bao hàm cả hai cách hiểu trên.

Có những trường hợp tranh chấp đất đai nào?

Tại Việt Nam, các dạng tranh chấp liên quan đến đất đai được chia thành những trường hợp sau:

Tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất: Trường hợp này thường liên quan đến việc tranh chấp ranh giới đất liền kề mà các cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng lại bị trùng diện tích. Tức là trường hợp tranh chấp này phát sinh trong quá trình sử dụng và không liên quan đến các giao dịch hay quyền thừa kế sử dụng đất.

► Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất: Trường hợp này thường liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển đổi quyền sử dụng, cho thuê lại quyền sử dụng hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…Bản chất của trường hợp tranh chấp đất này là tranh chấp về hợp đồng dân sự nên khi khởi kiện, thời hiệu khởi kiện được áp dụng như những tranh chấp hợp đồng khác.
 

Các trường hợp tranh chấp đất đai
 

► Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất: Trường hợp này thường liên quan đến những tranh chấp xảy ra trong quá trình được phân chia hoặc yêu cầu được phân chia di sản thừa kế. Bản chất của trường hợp này là tranh chấp liên quan đến người đã được thừa kế quyền sử dụng đất. Chính vì vậy khi khởi kiện, thời hiệu khởi kiện được áp dụng như các tranh chấp khác về thừa kế tài sản.

► Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Trường hợp này thường liên quan đến việc tranh chấp những tài sản như: nhà ở, tường xây rào chắn nhà ở, các công trình trên đất được giao để sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, cây ăn quả, cây công nghiệp,….gắn liền với đất đai được quyền sử dụng. Bản chất của trường hợp tranh chấp này là xác định ai có quyền sử dụng đất và những tài sản gắn liền với mảnh đất đó.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu được khái niệm tranh chấp đất đai là gì và có những trường hợp tranh chấp đất đai nào? Nếu có liên quan đến trường hợp tranh chấp đất đai nào đó, bạn cần hiểu rõ bản chất của nó cũng như các quy định trong pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của việc tranh chấp.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.