Kinh nghiệm ứng xử khi bị cảnh sát giao thông dừng xe

Với tình hình xã hội phức tạp như hiện nay, không thiếu trường hợp các đối tượng xấu giả dạng cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để tiến hành cướp giật, đe dọa, uy hiếp,….Hay thậm chí trong hàng ngũ công an giao thông vẫn còn một số, mặc dù rất ít, những người có suy nghĩ làm tiền, làm luật để thu lợi bất chính. Do đó, bạn nên nắm vững một số lưu ý và kinh nghiệm ứng xử khi bị cảnh sát giao thông dừng xe để tránh bị xử oan, gây mất thời gian và tiền bạc một cách vô lý.
 

Kinh nghiệm ứng xử khi bị cảnh sát giao thông dừng xe
 

Cách ứng xử khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) dừng xe

Khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường, bất ngờ bạn gặp cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe, điều đầu tiên là bạn cần phải giữ sự bình tĩnh, sau đó bạn có thể tiến hành xử lý theo các bước chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Bước 1: Xem hiệu lệnh dừng xe

Theo Điều 13, Thông tư 65/2012/TT - BCA thì CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện bao gồm:

- Bằng tay, bằng gậy chỉ huy giao thông;

- Bằng còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra;

- Bằng đèn tín hiệu, biển báo hiệu, barie hoặc rào chắn.

Nếu hiệu lệnh dừng phương tiện được tiến hành dựa vào một trong số các tín hiệu trên thì bạn mới thực hiện việc dừng xe. Ngược lại thì bạn có quyền không chấp hành hiệu lệnh.

Bước 2: Dừng xe

Lúc này bạn cần phải giữ được sự bình tĩnh, không nên lo lắng hay luống cuống, từ từ giảm tốc độ, quan sát cẩn thận trước sau và hai bên rồi điều khiển xe vào vị trí dừng an toàn mà CSGT chỉ dẫn. Lưu ý quan sát kỹ càng vị trí dừng xe bởi có thể CSGT sẽ chỉ dẫn vào vị trí dừng không an toàn hay vi phạm pháp luật để bắt phạt. Bật đèn dừng khẩn cấp đối với ô tô.

Bước 3: Chuẩn bị

Bật sẵn ghi âm hoặc ghi hình, ngồi nguyên tại vị trí tay lái, quan sát thật kỹ xem đó có phải là CSGT thật và người CSGT đó có đủ điều kiện thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ hay không. Cụ thể:

- Theo Điều 8, Thông tư số 01/2016/TT - BCA thì khi tuần tra kiểm soát công khai người CSGT phải sử dụng trang phục theo đúng quy định của Bộ Công an. Trang phục của CSGT đang làm nhiệm vụ bao gồm quần áo màu vàng lúa chín, mũ kepi có viền đỏ hoặc mũ bảo hiểm cùng màu với quần áo, trước mũ gắn công an hiệu, có dây lưng và dây chéo bằng da màu nâu, giầy cổ thấp bằng da màu đen.

- Theo Điều 10, Thông tư 45/2012/TT - BCA thì CSGT khi làm nhiệm vụ tuần tra phải có Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra và biển hiệu (thẻ xanh). Nếu CSGT không có giấy chứng nhận thì đây có thể là giả mạo hoặc là cảnh sát không đủ điều kiện làm việc. Nếu CSGT có Giấy chứng nhận nhưng không có thẻ xanh thì đây có thể là cảnh sát không đủ điều kiện thực hiện tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.

Như vậy khi gặp CSGT không đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện trên, bạn có quyền không xuống xe và có thể tiến hành chụp hình, ghi âm lại rồi gọi cho cảnh sát 113 hoặc đường dây nóng cục CSGT: 0692 342 608 để phản ánh.

Bước 4: Chào hỏi

Sau khi đã xác nhận người CSGT đó là thật và có đủ điều kiện để tiến hành tuần tra, kiểm soát, bạn hãy bước xuống xe, lưu ý vẫn bật đèn dừng khẩn cấp với xe ô tô, cất chìa khóa xe cẩn thận, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết rồi chờ người CSGT chào trước.

Theo Điều 3, Thông tư số 01/2016/TT - BCA thì người CSGT khi tiếp xúc với nhân dân hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật, CSGT phải có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra. Do đó, nếu bạn không phải là tội phạm hình sự, người có dấu hiệu tội phạm hay có hành vi thiếu văn hóa thì CSGT sẽ phải thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân.
 

Kinh nghiệm ứng xử khi bị cảnh sát giao thông dừng xe


Sau khi người CSGT đã chào theo đúng điều lệnh, bạn nên tiến hành chào lại. Nên chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ và thêm cả số hiệu nếu được để thể hiện rõ bạn là người có hiểu biết về Pháp luật.

Bước 5: Làm việc

Theo thông tư 01/2016/TT - BCA, CSGT chỉ được phép dừng phương tiện trong 5 trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật phát hiện hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

- Thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Trưởng phòng Tuần tra, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc các cơ quan chức năng có liên quan;

- Có tin báo, tố giác về hành vi vi phạm Pháp luật.

Như vậy trước khi xuất trình giấy tờ, bạn hãy yêu cầu người CSGT nói rõ nguyên nhân dừng xe. Nếu là do hành vi vi phạm, bạn hãy yêu cầu chứng minh lỗi. Nếu là để kiểm tra hành chính, bạn hãy yêu cầu xuất trình các loại giấy tờ chứng minh như văn bản đề nghị, kế hoạch tuần tra, mệnh lệnh của Trưởng công an cấp huyện trở lên. Nếu CSGT đã đọc đúng lỗi hay xuất trình giấy tờ đầy đủ, lúc này bạn mới xuất trình giấy tờ, chấp thuận việc kiểm soát và xử lý theo đúng quy định của Pháp luật.

Trên đây là những điều cần biết và một số kinh nghiệm khi bị cảnh sát giao thông dừng xe mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức để từ đó có cách ứng xử hợp lý khi gặp Công an Giao Thông, tránh gặp phải những trường hợp làm mất thời gian, tiền bạc của bản thân.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.