Luật giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt và vô cùng có giá trị. Chính vì vậy, ở cả nông thôn lẫn thành thị đều rất hay xảy ra các trường hợp tranh chấp đất. Tranh chấp đất đai được chia thành nhiều loại: Tranh chấp quyền sử dụng đất, Tranh chấp tài sản gắn liền với đất và Tranh chấp ranh giới đất,….Trong bài viết này, hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem tranh chấp ranh giới đất đai là gì? Luật giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai như thế nào? Thẩm quyền xử lý thuộc về ai?
 

Luật giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai
 

Ranh giới đất đai là gì và được xác định như thế nào?

Ranh giới đất đai là vị trí nằm giữa hai thửa đất liền kề, được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc người cho thuê đất thực hiện khi giao đất. Theo đó, mốc giới này sẽ được quản lý và lưu trữ tại hồ sơ địa chính (Hồ sơ địa chính là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người chủ sở hữu đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của Luật đất đai).
 

Tranh chấp ranh giới đất đai
 

Dựa vào Điều 175 của Luật dân sự năm 2015, ranh giới đất đai có thể xác định theo: Thỏa thuận hoặc quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Quy định đối với hành vi liên quan đến ranh giới đất đai

Cũng theo Điều 175 và Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015, các hành vi sử dụng không gian đất có liên quan đến ranh giới đất đai được quy định như sau:

- Khoản 2 (Điều 175): Người sở hữu đất được sử dụng cả không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới phù hợp với quy định của Pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

- Khoản 1 (Điều 176): Chủ sở hữu đất chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

- Khoản 2 (Điều 176): Các chủ sở hữu đất liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa thửa đất (những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó).

- Khoản 3 (Điều 176): Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu đất không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu đất liền kề đồng ý; Nếu nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình; Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Luật tranh chấp ranh giới đất đai
 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Tranh chấp về ranh giới đất có bản chất là tranh chấp đất đai. Vì thế, thẩm quyền và thủ tục giải quyết vẫn được tiến hành như các trường hợp tranh chấp về đất đai khác theo trình tự tại Điều 202 và Điều 203, Luật đất đai năm 2013. Theo đó, sau khi hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Đối với trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau mà các bên không có sổ đỏ hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100, Luật đất đai 2013.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Đối với trường hợp không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà các bên không có sổ đỏ hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100, Luật đất đai 2013.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tòa án nhân dân: Trường hợp có sổ đỏ hoặc các loại giấy tờ quy định tại Điều 100, Luật đất đai 2013; Trường hợp không có sổ đỏ mà không đồng ý với phương án giải quyết của các cấp trước đó.
 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai
 

Trên đây là luật về giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến ranh giới đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai theo luật của nước ta.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.