Mắc bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Trĩ là loại bệnh tương đối phổ biến và có khả năng xuất hiện ở tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, bà bầu có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với người bình thường và ước tính có đến 50% mẹ bầu bị trĩ hoặc có dấu hiệu bệnh trĩ. Vậy phụ nữ bị mắc bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu rõ hơn về bệnh trĩ ở bà bầu.
 

Mắc bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
 

Nguyên nhân bị trĩ ở bà bầu

Trĩ thường xuất hiện ở mẹ bầu vào khoảng từ tháng thứ 3 cuối thai kỳ. Bệnh trĩ ở bà bầu cũng bao gồm hai loại phổ biến như người bình thường là trĩ nội và trĩ ngoại. Một số ít trường hợp nặng còn có thể xuất hiện trĩ hỗn hợp. Thai phụ bị bệnh trĩ có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là 03 nguyên nhân sau:

- Tử cung phát triển: Khi mang thai, tử cung phát triển lớn nên sẽ chèn ép đến các bộ phận xung quanh mà cụ thể là xương chậu. Sự tăng trưởng này gây áp lực lên các tĩnh mạch gần hậu môn và trực trạng, khiến chúng bị sưng và xuất hiện các búi trĩ.

- Sự gia tăng hormone Progesterone: Hormone Progesterone làm cho các tĩnh mạch được thư giãn và cũng dễ mở rộng, tăng thể tích máu đến tĩnh mạch. Từ đó, dẫn đến xuất hiện bệnh trĩ.

- Bị táo bón: Có đến 38% phụ nữ mang thai bị chứng táo bón tại một số thời điểm nhất định trong thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do tử cung chèn ép vào ruột hoặc tác dụng phụ của thuốc bổ sung chất sắt.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra trĩ thai kỳ, bao gồm: căng thẳng khi đi ngoài, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, tăng trọng lượng quá nhanh và mang vác vật nặng không đúng cách. Đặc biệt, những người đã từng có tiền sử bị trĩ sẽ có khả năng tái phát khi mang thai.
 

Bệnh trĩ khi mang thai
 

Bị trĩ khi mang thai có ảnh hường gì không?

Bệnh trĩ ở thai phụ cũng có những biểu hiện và triệu chứng như người bình thường, phổ biến nhất là đau rát và chảy máu khi đi ngoài. Hầu hết trường hợp bị trĩ khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu và sẽ tự khỏi dần chỉ trong vài ngày sau khi sinh. Dù vậy, mắc bệnh cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý, khiến me bầu gặp khó khăn và chảy máu khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, tuy bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng không nên quá chủ quan mà cần phải có chế độ thăm khám, điều trị kịp thời để búi trĩ không phát triển lớn. Nếu không, có thể dẫn đến những hậu quả sau:

- Búi trĩ sa khỏi ống hậu môn, cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

- Búi trĩ phát triển lớn, gây khó khăn cho việc sinh thường.

- Tiết dịch, gây cảm giác ngứa và bị viêm nhiễm.

- Nếu bị viêm có thể gây nhiễm trùng trẻ sơ sinh khi sinh thường.
 

Bệnh trĩ đối với bà bầu
 

Phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Để giảm bớt cảm giác ngứa, đau rát và phòng ngừa trĩ phát triển nặng, gây ra sa búi trĩ, mẹ bầu nên sớm đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Một số phương pháp giúp cải thiện bệnh trĩ mang thai thường được áp dụng như:

- Ngâm trực tràng bằng nước ấm nhiều lần trong ngày.

- Chườm lạnh khu vực bị trĩ để giảm sưng và đau.

- Luôn vệ sinh sạch sẽ và giữ vùng hậu môn khô ráo để tránh viêm nhiễm.

- Sử dụng thuốc bôi trơn hậu môn để giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

- Bôi baking soda vào vùng trĩ để giảm tình trạng ngứa.

Ngoài ra, nếu bà bầu bị trĩ nặng, cần phải can thiệp bằng phẫu thuật thì bác sĩ cũng sẽ áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ như một người bình thường.
 

Bệnh trĩ mang thai
 

Cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai, trước tiên các mẹ bầu cần tránh bị táo bón bằng việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Đây là điều mà hầu hết mẹ bầu không thực hiện đúng vì chỉ ăn những món mình cảm thấy thèm mà không quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng. Cụ thể các bà bầu nên:

- Uống nhiều nước, khoảng 3 lít mỗi ngày.

- Cung cấp nhiều chất xơ thông qua rau xanh, trái cây và ngũ cốc.

- Hạn chế nhịn đi ngoài khi có nhu cầu.

- Không ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. Nên thay đổi tư thế, vận động nhẹ sau mỗi 30 phút để các cơ hậu môn được nghỉ ngơi.

- Nên nằm nghiêng để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng.

- Nếu bị táo bón, nên sử dụng thêm thuốc nhuận tràng để sớm cải thiện.

Ngoài ra, cũng nên chú ý đến những vấn đề sau đây để ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ khi mang thai:

- Tránh ăn mặn vì sẽ dễ gây tích nước, dẫn đến tăng khối lượng dòng máu lưu thông.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh bị tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

- Tránh bưng bê vật nặng để không tạo áp lực lên vùng chậu.

- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập dành cho bà bầu để cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường lưu thông máu.
 

Bệnh trĩ phụ nữ mang thai
 

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ phụ nữ mang thai mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và hợp lý để điều trị cũng như phòng ngừa trĩ thai kỳ.

Tham khảo thêm: Biểu hiện và triệu chứng của bệnh trĩ

Biên soạn: Thùy Linh

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.