Nên bắt đầu ôn thi đại học từ khi nào?

Thi đại học là một trong những kì thi cực kì quan trọng đối với các bạn học sinh vì có thể quyết định đến cả tương lai sau này. Khi mùa thi đến, vấn đề mà hầu hết các bạn học sinh gặp phải đó là không biết nên bắt đầu ôn thi đại học từ khi nào? Nếu ôn thi quá sớm, các bạn có thể sẽ quên hết những kiến thức mà mình đã học còn nếu ôn thi quá muộn, các bạn sẽ học ôm đồm quá nhiều nội dung dẫn đến việc ôn luyện không đạt hiệu quả như mong muốn. Để giúp các bạn học sinh có thể nắm bắt được hết nội dung của chương trình trung học phổ thông, chúng tôi sẽ chia sẻ về tiến trình ôn thi và cách sử dụng quỹ thời gian để ôn thi đại học hiệu quả.
 

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ khi nào?
 

Tiến trình ôn thi đại học hiệu quả

Một quá trình ôn thi đại học sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Tùy theo năng lực cũng như mục tiêu của bản thân, các bạn sẽ phân chia quỹ thời gian của mình cho các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Ôn luyện bao phủ tất cả các kiến thức cơ bản và trọng tâm đề thi đại học

Nếu vẫn còn đang cảm thấy mơ hồ, không biết nên ôn những gì, ôn thế nào hoặc chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản, bạn nên dành nhiều thời gian cho giai đoạn 1. Bạn sẽ ôn tổng quát các kiến thức theo lộ trình dạy của giáo viên đưa ra và chỉ nên chuyển qua giai đoạn giải đề khi chắc chắn đã nắm được hơn 70% kiến thức tổng quát. Nếu bạn tự tin rằng mình đã nắm được hơn 70% kiến thức ngay từ đầu thì chỉ cần dành một ít thời gian để ôn luyện kiến thức cơ bản và sau đó nhanh chóng chuyển sang giai đoạn giải đề.

Giai đoạn 2: Vận dụng những kiến thức cơ bản đã ôn luyện để thực hành giải đề thi

Giải đề là cách để bạn kiểm chứng năng lực thật sự của mình. Có thể bạn cảm thấy mình đã nắm vững hết những kiến thức cơ bản nhưng chỉ khi bắt đầu giải đề thì lúc đó bạn mới biết được năng lực thật sự của mình đến đâu. Bạn nên dành nhiều thời gian cho việc giải đề để rèn luyện kỹ năng làm bài, nhận diện dạng bài,… Khi đã cảm thấy tự tin hơn vào khả năng giải đề của mình, bạn sẽ chuyển qua giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Tổng kết lại những kiến thức đã ôn để chuẩn bị bước vào kì thi

Tổng kết lại kiến thức mình đã ôn luyện cũng giống như khi bạn ôn luyện kiến thức cơ bản. Đây là giai đoạn mà bạn sẽ ôn lại tất cả những kiến thức mà mình đã học trong giai đoạn ôn thi. Không giống như giai đoạn ôn luyện kiến thức cơ bản ban đầu, ở giai đoạn này bạn phải chắc chắn mình đã nắm vững được những kiến thức cũng như các dạng bài tập thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
 

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ khi nào?
 

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ khi nào?

Sau khi tìm hiểu về các giai đoạn ôn thi đại học, các bạn chắc hẳn đã biết được cách để ôn thi. Tuy nhiên để ôn thi hiệu quả, bạn cần biết mình nên bắt đầu ôn thi đại học từ khi nào? Tùy vào năng lực mà các bạn học sinh có thể bắt đầu ôn luyện kiến thức trước kì thi khoảng 1 - 2 tháng hoặc 3 - 4 tháng. Ngoài ra, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

- Cần nắm chắc những kiến thức cơ bản ngay từ khi bắt đầu năm học mới để không mất nhiều thời gian ôn tập lại.

Không nên chủ quan và nhảy cóc giai đoạn. Cần phải nắm chắc những kiến thức cơ bản để có thể luyện tập giải đề. Sau khi đã luyện tập giải đề nhuần nhuyễn và có thể nhận dạng bài tập thông thạo cần tổng kết lại những kiến thức mà mình đã nắm được một cách bài bản.

Không nên ôn tổng hợp quá sớm khi chưa nắm chắc các kiến thức cơ bản cũng như cách giải các dạng bài tập vì sẽ dễ bị xáo trộn kiến thức.

Khi ôn thi nên đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể và khoanh vùng kiến thức một cách khôn ngoan, đúng chiến lược.

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, kỳ thi đại học sẽ bắt đầu. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn học sinh biết được mình nên ôn thi đại học từ khi nào, ôn từ đâu và cách ôn thế nào cho hiệu quả để đạt được những mục tiêu mà mình hướng đến. Xin cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.