Nên cho trẻ uống nước ép trái cây khi nào?

Nước ép trái cây là loại thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu, cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện của trẻ. Do đó, nhiều phụ huynh hiện nay vẫn thường chế biến hoặc mua các loại nước ép trái cây để cho bé sử dụng. Tuy nhiên do cơ thể chưa phát triển hoàn toàn, việc cho bé dùng nước ép cần phải rất cẩn thận để tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vậy nên cho trẻ uống nước ép trái cây khi nào? Và nên cho bé dùng thế nào là hợp lý?
 

Nên cho trẻ uống nước ép trái cây khi nào?
 

Khi nào thì nên cho bé uống nước ép trái cây?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn 6 tháng đầu thì sữa mẹ là loại thực phẩm tốt nhất và duy nhất nên dùng để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc sử dụng sữa mẹ (và có thể thêm cả sữa bột) đã giúp bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu nhất cho cơ thể bé. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước ép trái cây vào lúc này sẽ làm cho bé bị no, giảm bớt việc hấp thu sữa mẹ, loại thực phẩm quan trọng nhất, từ đó khiến trẻ bị thiếu hụt nhiều loại dưỡng chất cần thiết.

Ngoài ra, hầu hết các loại nước ép trái cây đều rất giàu đường, loại thực phẩm đòi hỏi một hệ tiêu hóa hoàn thiện để xử lý. Vì thế nếu cho bé sử dụng nước ép vào lúc này sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo cho trẻ thói quen thích và chỉ muốn sử dụng đồ ngọt, dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng khi trưởng thành.

Như vậy có thể thấy đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc cho uống nước ép trái cây là không nên và thực sự không cần thiết. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột đã giúp bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu nhất. Các bạn có thể cho bé uống nước ép trái cây sau 6 tháng tuổi, khi bé đã bắt đầu ăn dặm.
 

Cho trẻ uống nước ép khi nào?
 

Cho bé uống nước ép trái cây như thế nào là hợp lý?

Nước ép trái cây nguyên chất thực sự mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể và sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên việc cho bé sử dụng nước trái cây quá sớm hay quá nhiều cũng đều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy cho bé uống nước trái cây như thế nào là hợp lý?

Bé từ 6 tháng - 12 tháng tuổi chỉ nên uống một lượng nhỏ nước trái cây mỗi ngày. Nên pha loãng nước ép trái cây với nước lọc theo tỉ lệ 1/10 để cho bé uống.

► Bé từ 1 - 6 tuổi có thể uống 120ml - 180ml nước trái cây mỗi ngày.

► Với các bé trên 7 tuổi, mẹ có thể cho bé uống nhiều hơn nhưng không nên quá 240ml - 360ml nước trái cây mỗi ngày.
 

Khi nào cho bé uống nước ép trái cây?
 

Lưu ý: Ngoài việc cho bé uống nước trái cây với liều lượng và thời điểm hợp lý, có một số điều mà các mẹ cần chú ý như sau:

► Không nên cho bé uống nhiều nước ép được làm từ những loại quả có chứa nhiều đường như: lê, dưa hấu, nhãn,....Thay vào đó hãy cho bé uống nhiều nước ép làm từ loại quả có độ ngọt trung bình như: cam, dứa, dâu tây,....

► Khi trẻ được 8 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ uống nước trái cây bằng cốc thay vì dùng bình sữa.

► Sau khi uống nước trái cây, đặc biệt là vào buổi tối, nên đánh răng cho bé để tránh bị sâu răng.

► Nên cho trẻ uống nước trái cây sau bữa ăn chính hoặc kết hợp với bữa ăn phụ. Không nên cho bé uống nước khi đói vì một số axit có trong trái cây sẽ làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề khi nào cho bé uống nước ép trái cây cũng như nên cho bé sử dụng như thế nào là hợp lý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn đã có thêm một phương pháp đơn giản và hiệu quả để chăm sóc cho bé yêu của mình. Bên cạnh đó nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể liên hệ đến các địa chỉ bán nước ép trái cây nguyên chất để được cung cấp những sản phẩm đảm bảo chất lượng, chế biến theo quy trình sạch, không phụ gia, không chất bảo quản với giá thành hợp lý.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.