Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và cách phòng ngừa

Hiện nay, số người mắc bệnh trĩ trong cộng đồng ngày một tăng cao. Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống, gây ra cảm giác khó chịu ở hậu môn, không ngồi được, nếu nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mất tập trung. Tuy nhiên, do đây là bệnh của vùng nhạy cảm nên có nhiều bệnh nhân ngại đến bác sĩ dẫn đến bệnh ngày càng nặng. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.
 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và cách phòng ngừa
 

Trong cơ thể mỗi chúng ta có một vài mạch máu được gọi là tĩnh mạch. Quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi bó tĩnh mạch trên bị to và dãn ra sẽ gây ra tình trạng bệnh trĩ. Bệnh trĩ phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội hoặc ở dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại. Bạn sẽ cảm thấy phiền toái bởi những nguyên nhân gây bệnh trĩ vì không chỉ làm mất đi sự tự tin, cảm thấy đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể được điều trị nhanh chóng nếu sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ. Trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp đều có một số biểu hiện riêng nhưng dấu hiệu chung vẫn là:

- Búi trĩ sa ra ngoài khi bạn đi đại tiện, nếu bị nặng có thể xuất hiện búi trĩ ở bên ngoài hậu môn.

- Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị nghẹt gây sưng, đau.

- Đi đại tiện bị chảy máu nhưng không có cảm giác đau. Tùy mức độ chảy máu, người bệnh có thể chỉ thấy máu thấm giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt, máu bắn thành tia, càng rặn máu chảy càng nhiều.

- Thường xuyên bị ngứa, khó chịu ở vùng hậu môn. Mức độ khó chịu, đau rát ở hậu môn sẽ tăng dần cùng với sự phát triển của búi trĩ.
 

Bệnh trĩ nguyên nhân
 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn sẽ bị căng dưới áp lực và phồng lên hoặc xung huyết. Cùng với đó, búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ bao gồm:

- Rặn khi đi đại tiện.

- Ngồi lâu trên bồn cầu.

- Táo bón và tiêu chảy mãn tính là hai hiện tượng làm tăng tần suất bệnh trĩ, tạo áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn, ứ máu.

- Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có rất ít chất xơ.

- Thừa cân và béo phì.

- Thường xuyên lao động nặng, đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động thể thao,...cũng là nguyên nhân mắc bệnh trĩ hiện nay.Vì như vậy sẽ làm gia tăng áp lực ổ bụng, đồng thời cản trở sự trung chuyển từ máu về tim dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn.

- Những người bị u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng.

- Những người uống ít nước nhưng uống nhiều rượu bia, hay ăn đồ cay nóng,....

- Ngoài ra, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ còn dựa vào tuổi vì ở độ tuổi càng cao, cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn sẽ trở nên lỏng lẻo, nhão dần.

- Mắc bệnh trĩ nguyên nhân do mang thai. Sự gia tăng hormone Progesterone và sự phát triển của tử cung có thể gây áp lực đến tĩnh mạch, dẫn đến bệnh trĩ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh trĩ đối với phụ nữ mang thai tại Bài viết này.
 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
 

Biến chứng của bệnh trĩ

Nếu không sớm có phương pháp điều trị bệnh trĩ, búi trĩ sẽ ngày một phát triển và gây ra nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như:

- Thiếu máu do mất máu mãn tính, thường xuyên mất máu ở vùng hậu môn. Lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện quá trình trao đổi oxy cho tế bào. Người bệnh hay cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi,....

- Nghẹt búi trĩ có thể làm mạch máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Búi trĩ đưa ra ngoài hậu môn gây tắc các mạch máu. Tình trạng này nếu để lâu dài có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.

- Viêm da quanh hậu môn do búi trĩ bị loét. Điều này còn có thể gây nên triệu chứng như: ngứa ngáy, nóng rát,....

- Xảy ra nhiễm trùng khi búi trĩ bị loét hoặc hoại tử làm vết thương tiếp xúc với phân chứa nhiều vi trùng.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? Làm sao để phòng ngừa bệnh này? Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân luôn mềm để chúng ta có thể dễ dàng đi đại tiện. Để ngăn ngừa bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

- Ăn những thức ăn phòng ngừa bệnh trĩ, bao gồm các loại thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây, rau củ, ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, gạo lứt,... để làm mềm phân. Theo khuyến cáo, mỗi ngày, nữ giới nên cung cấp cho cơ thể khoảng 25g chất xơ và ở nam giới là 38g.

- Bạn nên cung cấp nhiều nước khoáng cho cơ thể. Một ngày, nên uống khoảng hai lít nước hoặc có thể kèm theo các chất lỏng khác nhưng không phải rượu. Nếu không bổ sung đầy đủ có thể gây ra tình trạng táo bón hoặc nặng hơn.

- Không rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch, làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

- Đi đại tiện ngay khi vừa có cảm giác mắc. Nếu không, niêm mạc trực tràng sẽ dần hấp thu nước bị ứ đọng trong phân, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó đi hơn bình thường.

- Bệnh trĩ và cách phòng ngừa căn bệnh này còn liên quan đến thói quen luyện tập thể dục, thể thao. Bạn cần duy trì tập luyện thường xuyên để ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.

- Tránh ngồi quá lâu vì điều này có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Đây là một trong số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mà chúng ta thường gặp đối với những người làm việc văn phòng.
 

Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
 

Đa số các bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều nghĩ rằng mình có thể tự điều trị mà không cần đến chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu từ hậu môn trực tràng ngoài bị trĩ ra thì còn rất nhiều bệnh lý khác, trong đó có ung thư đại trực tràng, ung thư ống hậu môn,....Bạn cần nắm được rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh trĩ theo đúng kiến thức y học. Nếu thấy có biểu hiện lạ liên quan đến hậu môn như: khó đi đại tiện, đau rát, chảy máu thường xuyên, chảy nhiều máu,...bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ và cách phòng ngừa mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu trở nặng có thể dẫn đến các hệ lụy khác. Do đó, bản thân mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện sức khỏe phòng ngừa căn bệnh này và nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ nếu có những triệu chứng bất thường. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ biết rõ hơn về bệnh trĩ và nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.