Nguyên nhân và cơ chế hình thành căn bệnh ung thư là gì?

Hiện nay ung thư là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, có khoảng 8 triệu người chết vì bệnh ung thư. Có rất nhiều các loại bệnh ung thư khác nhau với những triệu chứng, nguyên nhân riêng biệt. Tuy nhiên tất cả chúng đều có chung một nguyên lý phát sinh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin về nguyên nhân và cơ chế phát sinh căn bệnh ung thư.
 

Nguyên nhân và cơ chế hình thành căn bệnh ung thư là gì?
 

Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh ung thư là gì?

1. Nguyên nhân phát sinh ung thư

Như các bạn đã biết, cơ thể người được tạo thành từ rất nhiều các loại tế bào khác nhau. Những tế bào này sinh ra, tăng sinh (phát triển, phân chia) và hoạt động bình thường. Sau đó khi chúng bị tổn thương hoặc lão hóa, cơ thể sẽ tiến hành kiềm chế, loại bỏ hoặc cho chúng chết một cái chết lập trình ( quá trình apoptosis) đồng thời sinh ra những tế bào mới. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục để duy trì các chức năng bình thường của cơ thể người. Tuy nhiên nếu trong quá trình lão hóa các tế bào bị đột biến (biến đổi về cấu trúc tế bào) thì chúng sẽ có thể bằng một cách nào đó tránh được apoptosis hoặc quá trình kiềm chế, loại bỏ. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu phát triển, phân chia một cách không thể kiểm soát và về lâu dài sẽ tích lũy tạo thành khối u gây chèn ép, hủy hoại cơ quan nơi chúng sinh trưởng. Khối u có thể lành tính (không lan sang các bộ phận khác) hoặc ác tính (lan sang các bộ phận khác). Nếu khối u đó là ác tính thì đó chính là lúc cơ thể bị mắc phải căn bệnh ung thư. Đồng thời quá trình khối u lan sang các bộ phận khác sẽ được gọi là quá trình di căn.
 

Nguyên nhân phát sinh ung thư

2. Cơ chế hình thành bệnh ung thư

Như trong bài viết bệnh ung thư là gì chúng tôi đã chia sẻ, ung thư là một nhóm các bệnh lý liên quan đến gen. Do đó, cơ chế hình thành ung thư xuất phát từ sự đột biến hay biến đổi của gen. Cụ thể hơn, cơ thể người có nhiều loại gen khác nhau, trong đó có hai nhóm được gọi là gen tiền ung thư và gen ức chế ung thư. Các gen tiền ung thư có nhiệm vụ truyền thông tin “tiến hành phân bào” đến các tế bào để chúng phân chia trong khi nhóm gen ức chế ung thư có nhiệm vụ truyền thông tin “ngừng phân bào” khi nhận thấy có sự hư hỏng để tế bào ngừng phân chia đồng thời kích hoạt quá trình sửa chữa tế bào. Các gen này hoạt động điều hòa, nhịp nhàng với nhau để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Còn khi bị đột biến, các gen tiền ung thư truyền thông tin quá mức đến các tế bào và khiến chúng phân chia một cách nhanh chóng để trở thành gen ung thư trong khi các gen ức chế ung thư bị bất hoạt hoặc mất khả năng truyền thông tin và tế bào cứ thế phân chia liên tục không ngừng.

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng ung thư chỉ hình thành khi cả gen tiền ung thư và gen ức chế ung thư đều bị đột biến. Bởi nếu chỉ gen tiền ung thư bị đột biến, gen ức chế ung thư vẫn sẽ có khả năng ngăn chặn sự phân chia tế bào đồng thời kích hoạt chương trình sửa chữa. Còn nếu chỉ gen ức chế ung thư bị đột biến thì sự phân chia và chết đi của tế bào vẫn bình thường và không gây ra bệnh.
 

Cơ chế hình thành bệnh ung thư
 

Quá trình hình thành khối u và phát triển bệnh ung thư

Thực chất không phải tất cả các bệnh ung thư đều có khối u (chẳng hạn như bệnh bạch cầu). Tuy nhiên do hầu hết các loại bệnh ung thư đã được con người phát hiện đều xuất hiện khối u nên có thể xem như đây là một trong những đặc điểm nhận dạng của căn bệnh ung thư. Bên cạnh đó quá trình hình thành khối u và bệnh ung thư xảy ra qua các giai đoạn sau:

► Giai đoạn khởi phát: Các tế bào tiếp xúc với nguồn gây đột biến và bị biến đổi. Quá trình này diễn ra rất nhanh, chỉ trong thời gian vài giây đồng thời không thể bị đảo ngược. Một con người trong cuộc đời có thể trải qua nhiều lần mà các tế bào trong cơ thể rơi vào quá trình khởi phát. Tuy nhiên hầu hết trong số chúng không tiến triển, bị vô hiệu hóa hoặc chết đi. Chỉ một số ít có thể gây ra ung thư.

► Giai đoạn tăng trưởng, chuyển biến: Đây là giai đoạn khi gen bắt đầu có sự thay đổi và tế bào khởi phát bắt đầu tăng sinh. Tuy nhiên quá trình tăng sinh còn diễn ra ở quy mô nhỏ và tại một mô nào đó.

► Giai đoạn lan tràn: Đây là giai đoạn khi quá trình tăng sinh bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát, các tế bào ung thư bắt đầu tụ lại thành một khối u. Trong khối u có thể chứa từ 100 - 1 triệu tế bào tuy nhiên quy mô của nó vẫn còn rất nhỏ và chưa thể nhận biết bằng các phương pháp phân tích.

► Giai đoạn tiến triển: Đây là quá trình khối u bắt đầu tăng kích thước một cách nhanh chóng và đã có thể phát hiện được dựa vào các xét nghiệm.

► Giai đoạn di căn: Các tế bào ung thư bắt đầu lan sang các khu vực khác. Có thể theo đường máu, mạch bạch huyết hoặc qua các màng phúc mạc, thanh mạc (màng bao bọc các bộ phận trong bụng).
 

Quá trình hình thành bệnh ung thư
 

Cơ chế di căn của bệnh ung thư xảy ra như thế nào?

Quá trình di căn là đặc điểm chính để phân biệt giữa các khối u lành tính và ung thư. Đồng thời đây cũng có thể coi là loại “vũ khí” đáng sợ nhất của bệnh bởi hầu hết các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều xảy ra sau khi bệnh đã di căn. Có thể lý giải nguyên nhân này như sau: khi bệnh ung thư xảy ra, nếu các tế bào ung thư không di căn, khối u chỉ hủy hoại bộ phận mà nó tồn tại và phát triển, không ảnh hưởng đến các cơ quan khác và có thể không gây chết người. Còn nếu bệnh di căn đến các cơ quan khác, chúng sẽ phá hủy chức năng hoạt động của tất cả những bộ phận này từ đó khiến cho bệnh nhân tử vong. Và cơ chế di căn của bệnh ung thư sẽ diễn ra như sau:

Sau khi gen bị đột biến, các tế bào ung thư bắt đầu sinh ra. Một số các tế bào này có khả năng xâm nhập vào mạch máu hoặc hạch bạch huyết. Từ đó chúng di chuyển ra xa khỏi vị trí phát sinh căn bệnh, mắc lại ở đâu đó và bắt đầu tạo thành một khối u mới. Ngoài ra, các tế bào này còn có thể đi qua các màng phúc mạc, thanh mạc rồi rơi vào các hốc hoặc ống của cơ thể và từ đó tạo thành tình trạng di căn. Bên cạnh đó, dù khối u đã di căn đến những vị trí rất xa, các tế bào tạo ra nó vẫn là tế bào đột biến của bộ phận phát sinh bệnh và do đó tên gọi của khối u di căn cũng được lấy theo vị trí phát sinh bệnh. Ví dụ: khi bệnh nhân bị ung thư gan và di căn sang phổi, lúc này các tế bào tạo thành khối u ở phổi vẫn là tế bào gan bị đột biến. Do đó khối u ở phổi được gọi là ung thư gan di căn sang phổi, không phải là ung thư phổi.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh ung thư. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức để hiểu hơn về sự đáng sợ của căn bệnh thế kỷ này để từ đó tập cho mình và người thân trong gia đình một thói quen sống khoa học nhằm phòng tránh, ngăn ngừa ung thư. Xin cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.