Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết hay sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh rất nguy hiểm. Mỗi năm, căn bệnh này lại tạo thành dịch ở nước ta với hàng trăm ngàn người mắc bệnh, hàng chục người chết, gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội. Do đó, việc nắm vững được nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết cũng như các triệu chứng biểu hiện sớm của căn bệnh này sẽ là giải pháp khá đơn giản và hiệu quả để giảm bớt những thiệt hại nặng nề do nó gây ra.
 

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết là gì?
 

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì?

Như đã biết, bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở nước ta do một loài virus tên là Dengue gây ra. Do đó nguyên nhân chính dẫn tới bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao bệnh sốt xuất huyết ở nước ta lại còn được gọi là sốt xuất huyết Dengue.

Thực chất, sốt xuất huyết Dengue cùng với hội chứng sốc Dengue là các trường hợp bệnh nặng của sốt Dengue cổ điển được gây ra bởi virus Dengue. Khi bị lây nhiễm, bệnh nhân đầu tiên sẽ mắc phải sốt Dengue cổ điển. Sau đó bệnh tình có thể giảm bớt hoặc trở nên nặng hơn và chuyển thành sốt xuất huyết Dengue hay hội chứng sốc Dengue.

Virus Dengue là một loại virus thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae. Chúng xuất hiện ở khu vực đô thị và bán đô thị tại các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện được ít nhất 4 kiểu gen của virus Dengue và cả 4 dạng này đều có thể gây bệnh. Sau khi nhiễm phải 1 virus, người bệnh sẽ có kháng thể suốt đời với virus đó (tức là không bao giờ bị mắc phải lần thứ 2). Tuy nhiên do 4 dạng virus Dengue có 4 kiểu kháng thể khác nhau nên một người sẽ có thể nhiễm phải tối đa 4 dạng virus Dengue, tức là người đó sẽ có nguy cơ bị bệnh 4 lần trong đời.
 

Những nguyên nhân gây sốt xuất huyết
 

Bên cạnh đó theo các nhà khoa học, virus Dengue tuân theo một cơ chế được gọi là tăng cường phụ thuộc kháng thể. Khi một người bị nhiễm một dạng virus Dengue, cơ thể người đó sẽ sinh ra kháng thể cho riêng dạng virus này. Sau đó khi người này mắc phải dạng virus thứ 2, các kháng thể cũ lại gây trở ngại cho việc đáp ứng miễn dịch hiện tại, điều này dẫn tới một nghịch lý là virus sẽ xâm nhập sâu hơn và nhiều hơn, khiến cho căn bệnh trở nên nặng hơn. Do đó những người bị nhiễm virus Dengue lần 2, 3 thường có nguy cơ bị sốt xuất huyết Dengue và hội chứng sốc Dengue cao hơn so với những người mới mắc lần đầu tiên.

Ngoài ra, virus Dengue là một loài arbovirus. Tức là loài này chỉ được lây truyền thông qua vật chủ trung gian là các động vật chân khớp (cụ thể như muỗi, ve, đom đóm,… và một số các điều kiện khác cực kỳ hiếm hoi. Trong trường hợp của virus Dengue, vật chủ trung gian là hai loài Aedes Aegypti và Aedes Albopcitus - dân gian thường gọi là muỗi vằn.
 

Nguyên nhân sốt xuất huyết dengue
 

Vòng đời của virus Dengue:

Cho đến vài trăm năm trước, vòng đời của virus Dengue chỉ được phát hiện thấy giữa muỗi vằn và các loài linh trưởng ở Châu Phi, Châu Á cùng một số sự xuất hiện hiếm hoi ở quần thể con người. Tuy nhiên theo sự lan truyền ra toàn thế giới, vòng đời của chúng cũng dần dịch chuyển và hiện nay, vòng đời chính của virus Dengue chỉ bao gồm loài người, muỗi vằn cùng một số cá thể linh trưởng hiếm hoi ở khu vực lân cận.

Vòng đời cụ thể của virus Dengue như sau: Khi muỗi vằn hút máu người mang mầm bệnh - cụ thể ở đây là virus, chúng sẽ đi vào cơ thể muỗi và cư trú trong ruột. Khoảng 8 - 10 ngày sau, virus Dengue nhân lên, lây lan sang các mô khác bao gồm tuyến nước bọt. Khi muỗi hút máu người khỏe mạnh, virus xâm nhập qua da và khiến người đó bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, muỗi vằn cũng bị nhiễm virus Dengue suốt đời mặc dù điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với chúng.

Ngoài lây truyền qua muỗi vằn, một số con đường lây bệnh sốt xuất huyết khác cũng đã được báo cáo tuy nhiên khá hiếm hoi. Cụ thể như lây truyền thông qua truyền máu bị nhiễm bệnh, ghép nội tạng của người nhiễm bệnh, mẹ truyền sang con khi mang thai hoặc khi sinh,….
 

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết
 

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Dengue

Thông thường, những người vừa bị nhiễm virus Dengue sẽ không có biểu hiện, triệu chứng gì bất thường (tỷ lệ này chiếm 80%). Ở một số người sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ không biến chứng (chiếm khoảng 15%). Số còn lại xuất hiện triệu chứng bệnh sốt nặng và có một tỷ lệ nhỏ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 3 - 14 ngày (thường là từ 4 - 7 ngày), các triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết mới bắt đầu biểu hiện rõ. Do đó nếu một người xuất hiện các triệu chứng sốt sau khi trở về từ vùng dịch nhưng khoảng cách thời gian từ khi về nhà quá 14 ngày thì đó thường không phải là sốt xuất huyết.

Các triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết là sốt khởi phát đột ngột, đau nhức đầu (thường nằm ở vị trí phía sau mắt), đau cơ, khớp và phát ban. Vị trí thường bị đau nhiều nhất là khu vực xương đòn do đó sốt xuất huyết còn có tên gọi khác là sốt xương đòn. Ở các giai đoạn khác nhau, bệnh cũng có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

- Ở giai đoạn ban đầu: Sốt cao, có thể lên tới hơn 40ᵒC. Cơ thể thường bị đau nhức toàn thân hoặc đau đầu từ 02 - 07 ngày. Có thể buồn nôn hoặc ói mửa. Từ 50 - 80% trường hợp nhiễm bệnh có biểu hiện sốt phát ban. Tình trạng gãy mao mạch (những đốm nhỏ màu đỏ xuất hiện, không biến mất khi da bị ép) cũng có khả năng xảy ra. Đôi khi có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết nhầy ở miệng hoặc mũi. Thông thường cơn sốt sẽ biến mất một cách đột ngột sau khoảng 3 - 7 ngày kể từ khi bị.
 

Dấu hiệu cảnh báo của sốt xuất huyết dengue
 

Ở giai đoạn hai: Giai đoạn này cơn sốt biến mất một cách đột ngột. Huyết tương rò rỉ từ các mạch máu trong thời gian 1 - 2 ngày, gây tích tụ dịch trong lồng ngực và bụng, suy giảm chất lỏng tuần hoàn dẫn tới việc giảm lượng máu cung cấp đến các cơ quan quan trọng. Tình trạng rối loạn chức năng nội tạng cũng như chảy máu nghiêm trọng có thể xảy ra và thường xuất hiện ở đường tiêu hóa.
 

Biểu hiện và triệu chứng của sốt xuất huyết
 

Ở giai đoạn ba: Huyết tương được tái hấp thu vào máu. Lúc này bệnh nhân sẽ hồi phục một cách nhanh chóng, có thể kèm theo các tình trạng như ngứa nặng, nhịp tim chậm, sốt phát ban hay bong tróc da nhưng không đáng ngại. Trong giai đoạn này, tình trạng quá tải dịch có thể xảy ra, gây giảm mức độ ý thức hoặc co giật. Cảm giác mệt mỏi ở bệnh nhân sẽ kéo dài tới hàng tuần.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và các dấu hiệu biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm một số kiến thức để có thể nhận biết sớm triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra ngoài ý muốn.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.