Những điều cần lưu ý khi đi tắm biển

Đi biển từ lâu đã là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều người Việt Nam ưa chuộng khi có ý định đi du lịch. Được lặn ngụp, nô đùa với làn nước trong xanh, mát lạnh là giải pháp tuyệt vời giúp xua tan cái nóng nực, bức bối của những ngày hè. Tuy nhiên, bạn cũng nên nắm rõ những điều cần lưu ý khi đi tắm biển để có được một chuyến du lịch an toàn, vui vẻ, tránh gặp phải một số vấn đề ngoài ý muốn.
 

Những điều cần lưu ý khi đi tắm biển
 

1. Lựa chọn bãi biển một cách kỹ càng

Khi đi tắm biển, bạn nên lựa chọn tắm ở những nơi đã có biển báo an toàn đồng thời tuân thủ theo những quy tắc mà các biển báo đã nêu rõ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những nơi có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp để nhận được sự hỗ trợ, cứu giúp một cách kịp thời.
 

Lưu ý khi tắm biển
 

Khi lựa chọn bãi tắm, nhiều người thường có xu hướng đến những khu vực vắng vẻ, ít người để có thể thoải mái vùng vẫy, bơi lội. Tuy nhiên ít người cũng đồng nghĩa với việc có ít cơ hội nhận được sự giúp đỡ khi bạn gặp nạn. Do đó hãy cố gắng chọn một nơi không quá đông nhưng cũng đừng quá vắng vẻ. Có nhiều người xung quanh khi tắm biển sẽ giảm nguy cơ gặp nạn của bạn xuống mức thấp nhất.

Bên cạnh đó nếu đã lỡ lựa chọn bãi biển ít người, bạn hãy hỏi thật kỹ càng những người ngư dân ở khu vực lân cận xem chỗ nào an toàn, không có cát sụt, đá nhọn, sứa,…. Những kiến thức này sẽ giúp bạn lựa chọn được một khu vực tắm biển an toàn nhất, hạn chế phần nào các nguy cơ có thể xảy ra.

2. Những đồ vật nên và không nên mang theo

Trước khi đi tắm biển, bạn hãy nhớ mang theo đầy đủ các vật dụng như: quần áo tắm, khăn tắm, kính bơi, kem chống nắng, mũ rộng vành, kính râm, thuốc nhỏ mắt, bông ngoáy tai, sữa tắm, nước gội đầu,….Đây đều là những thứ cần thiết để giúp bạn cảm thấy thoải mái, tránh các tình trạng, cảm giác khó chịu sau khi đi tắm biển về.
 

Các lưu ý khi tắm biển
 

Bên cạnh đó khi xuống biển bạn cũng cần tránh mang theo những đồ trang sức quý giá hay vật dụng hiện đại có khả năng thấm nước như vòng cổ, lắc, đồng hồ, điện thoại,…để tránh bị sóng đánh tuột hoặc nước muối vào gây hư hỏng.

3. Chú ý để tránh dòng chảy xa bờ

Dòng chảy xa bờ là một dòng nước mạnh chảy từ bờ biển ra xa khỏi bờ, nó cuốn theo tất cả những gì lọt vào dòng chảy ra ngoài khơi. Và đây cũng là nguyên nhân chính của hầu hết những vụ chết đuối và mất tích khi tắm biển. Do đó, bạn nên nắm vững các dấu hiệu nhận biết dòng chảy xa bờ để tránh xa chúng.
 

Lưu ý khi đi tắm biển


Dấu hiệu để nhận biết dòng chảy xa bờ là quan sát thật kỹ khu vực mình định tắm. Nơi có dòng chảy xa bờ thường rất phẳng lặng, ít hoặc không có sóng, nước biển đậm màu hơn các khu vực xung quanh và nếu quan sát kỹ sẽ có thể nhận thấy các mảnh vỡ, vỏ sò, bọt nước,…nổi trên mặt biển bị cuốn ra xa bờ.

Tìm hiểu thêm: Dòng chảy xa bờ - Kẻ giết người thầm lặng khi tắm biển 

4. Lưu ý về thời gian tắm biển

Ánh nắng Mặt Trời chỉ dịu nhẹ và tốt cho cơ thể trong thời gian trước 9h sáng và sau 3h chiều. Do đó các bạn cũng nên tắm biển vào những thời điểm này, vừa tận hưởng được cảm giác sảng khoái, vừa tránh khỏi tình trạng cảm nắng, cảm nhiệt do phơi nắng gay gắt quá lâu.
 

Những lưu ý khi tắm biển
 

5. Khởi động trước khi xuống biển

Do không có thói quen vận động, thể dục thể thao thường xuyên đồng thời cơ thể không kịp thích nghi với sự khác biệt từ trên cạn xuống dưới nước, nhiều người có thể bị chuột rút khi đang tắm biển. Do đó bạn nên thực hiện một vài động tác khởi động chân tay để cơ thể làm quen đồng thời hâm nóng người. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc bị chuột rút khi xuống nước. Tuy nhiên cũng nên lưu ý không nên vận động quá mạnh và quá kỹ bởi điều này sẽ khiến bạn bị kiệt sức trước khi tắm.

Tắm biển cần lưu ý điều gì
 

6. Lưu ý khi chuẩn bị xuống biển

► Không để bụng quá đói hoặc quá no khi xuống biển: Bụng quá đói sẽ khiến cho bạn không đủ thể lực để bơi lội, ngụp lặn trong khi bụng quá no lại gây ra cảm giác khó chịu, tức bụng, nặng nề khi vận động. Do đó bạn chỉ nên ăn một chút thức ăn lót dạ và mang theo một số đồ ăn xuống biển để thưởng thức sau khi đã tắm xong. Bởi lúc này thì cơ thể đã tiêu hao khá nhiều năng lượng và đang cần được bổ sung bằng những món ăn ngon lành.

► Không bơi vào những ngày có sóng lớn hoặc mưa bão: Trong những ngày này, biển có thể biến động bất thường, gây nguy hiểm lớn cho bất cứ ai kể cả những người bơi giỏi. Do đó các bạn nên theo dõi kỹ chương trình thời tiết để xếp lịch đi chơi kỹ càng, tránh những ngày mưa to gió lớn.
 

Chú ý khi đi tắm biển
 

► Không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống biển: Việc phơi nắng quá lâu, nhất là khi nắng gắt rồi xuống biển tắm sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ bị cảm lạnh bởi sự thay đổi nhiệt độ từ cao sang thấp một cách đột ngột.

7. Lưu ý khi bắt đầu xuống biển tắm

► Lần đầu xuống biển không nên quá 15 phút: Khi ra tắm biển lần đầu tiên, bạn nên xuống nước thật từ từ, không nên lao mình xuống ngay. Sau khi tắm khoảng 15 phút, hãy lên bờ nghỉ ngơi, thư giãn một chút rồi lại xuống nước lần thứ 2 một cách thoải mái. Làm vậy để cơ thể quen dần với việc xuống biển và giúp bạn không bị sốc nếu nước biển quá lạnh.

► Không bơi ra khỏi khu vực an toàn hay khu vực xa bờ: Khi bơi cần lưu ý kỹ các biển báo xung quanh, tránh bơi ra quá xa bờ hay những khu vực được đánh dấu không an toàn bởi sẽ có những bất trắc như sóng dữ, xoáy nước, động vật biển nguy hiểm,…đang chờ đón bạn ở những nơi này.
 

Chú ý khi tắm biển
 

► Không bơi gần các khu vực có cột trụ, cầu cảng: Các động vật thân mềm như sứa thường tập trung ở những nơi này. Do đó bạn cần tránh xa để không bị sứa cắn.

► Các trường hợp cần lên bờ ngay lập tức: Khi đang bơi mà bỗng cảm thấy lạnh người, rùng mình, mệt mỏi đột ngột, nhức đầu, đau sau gáy, chuột rút, ngứa ngáy cơ thể, rối loạn thị giác, đau ở các khớp,…thì cần lập tức lên bờ ngay để tránh những rủi ro không đáng có. Sau đó bạn cũng nên nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 1 - 2 tiếng hoặc khắc phục được nguyên nhân gây ra các tình trạng trên rồi mới có thể xuống nước lại.

8. Những vấn đề khác cần lưu ý:

► Đối với những người có cơ thể yếu ớt, dễ bị dị ứng (đặc biệt là dị ứng với một số loại hải sản) thì nên mang theo đầy đủ các loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc chống dị ứng,….
 

Những chú ý khi đi tắm biển
 

► Những người mắc các bệnh như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, các bệnh liên quan đến tim mạch, viêm thận, viêm tai giữa,…không nên đi tắm biển để tránh làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

► Không nên xuống tắm biển nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 18 độ C.

► Nếu bị sứa cắn, bạn có thể dùng chanh hoặc giấm bôi vào vết thương rồi rửa lại bằng nước ngọt sạch. Nếu không có chanh hoặc giấm thì dùng nước biển rửa vết thương rồi lấy cát đắp lên cũng sẽ hạn chế được nọc độc của sứa.

► Trong lúc tắm, nếu gặp phải các tình huống ngoài ý muốn thì cũng không nên hoảng sợ kể cả khi bạn không biết bơi. Lúc này, hãy bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở để giữ cho nước không vào phổi và cơ thể sẽ dần dần nổi lên. Dùng chân, tay khua nước từ từ để giúp đầu nhô lên khỏi mặt nước. Với cách này bạn sẽ có thể tồn tại được khá lâu, đủ thời gian để chờ người cứu nạn hoặc đến khi có sóng đẩy vào khu vực nước nông.

Trên đây là một số những điều cần lưu ý khi đi tắm biển mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này, các bạn sẽ trang bị được đầy đủ kiến thức để có thể tận hưởng một chuyến du lịch bãi biển tuyệt vời và an toàn, không phải lo nghĩ về các vấn đề ngoài ý muốn. Chúc bạn có những giây phút thư giãn thật thoải mái bên cạnh bạn bè và người thân!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.