Nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?

Nước là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với đời sống cũng như cơ thể con người. Theo các chuyên gia, một cơ thể hoàn thiện cần phải được cung cấp đủ 1,5 - 2,0 lít nước mỗi ngày. Vậy vai trò của nước đối với cơ thể con người là gì? Đường đi và quá trình hấp thụ nước trong cơ thể diễn ra như thế nào?
 

Nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?
 

Vai trò của nước đối với cơ thể của con người

Theo thống kê của các nhà khoa học thì 70% cơ thể con người là nước. Chính vì vậy mà mọi cơ quan cũng như các hoạt động sống trong cơ thể đều có mối liên hệ mật thiết với nước. Cụ thể hơn, nước đóng vai trò quan trọng trong những quá trình sau:

- Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể.

Chuyển hóa chất dinh dưỡng và cung cấp oxy đến các tế bào.

Giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.

Loại bỏ cặn bã cũng như chất độc trong cơ thể thông qua bài tiết, hơi thở hoặc qua da.

Bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, tránh sự cọ xát, va chạm, giúp các khớp xương cử động linh hoạt.

Phòng chống hiện tượng đông máu cục dẫn đến các bệnh tim mạch, tai biến.

Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

Nước còn là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%,....

Vai trò như thế nào đối với cơ thể và sức khỏe con người

Nếu không uống đủ nước mỗi ngày hoặc thiếu nước quá lâu, bạn có thể gặp phải những tình trạng như: mệt mỏi, buồn ngủ, táo bón, khô da, nổi mụn, rụng tóc, nhiễm trùng tiết niệu,… và nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới tử vong. Con người có thể nhịn ăn khoảng 1 tuần nhưng lại không thể nhịn uống nước 3 ngày. Từ đó có thể thấy nước có tầm quan trọng to lớn thế nào đối với sức khỏe.

Đường đi và quá trình hấp thụ nước trong cơ thể con người

Tại sao nước lại đóng vai trò quan trọng như vậy đối với cơ thể con người. Để có được câu trả lời, bạn hãy tìm hiểu về đường đi và quá trình hấp thụ nước khi vào trong cơ thể. Hàng ngày chúng ta đưa vào cơ thể nhiều chất lỏng khác nhau thông qua việc ăn uống. Những chất lỏng này sẽ đi qua thực quản và đến các cơ quan của hệ tiêu hóa. Nước cũng là một chất lỏng và cũng sẽ đi vào cơ thể theo con đường như vậy. Tuy nhiên thay vì tiêu hóa, cơ thể sẽ hấp thụ nước nhiều hơn.

Đối với các chất lỏng thông thường, chúng sẽ bắt đầu phân hủy ngay trong miệng bằng nước bọt. Tuy nhiên nước lại khác, chúng dễ dàng khuếch tán qua các màng tế bào trong mô bởi cấu tạo phân tử rất đơn giản. Các màng tế bào này bao gồm nhiều ống nhỏ, thông qua đó nước sẽ được hấp thụ trực tiếp qua các tế bào biểu mô bao phủ đường ruột của con người. Ruột non sẽ chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ hầu hết nước mà chúng ta thu nạp từ việc ăn/uống.
 

Đường đi và quá trình hấp thụ nước trong cơ thể
 

Vì ruột là cơ quan có diện tích bề mặt khá lớn nên chúng không chỉ có khả năng hấp thụ 1,5 - 3,0 lít nước mà bạn uống mỗi ngày mà còn có thể hấp thụ 08 - 10 lít chất lỏng khác. Trung bình cứ 10 phần nước cũng như chất lỏng đi vào cơ thể sẽ được ruột non hấp thụ 9 phần, 1 phần còn lại được chuyển qua ruột già. Ruột già sẽ không hấp thụ nhiều nước mà ngay lập tức chuyển đến các cơ quan bài tiết. Lượng nước sau khi hấp thụ bởi ruột non sẽ được đưa đến các cơ quan khác của cơ thể để tham gia quá trình trao đổi chất.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn hiểu được vai trò, đường đi của nước trong cơ thể cũng như quá trình chuyển hóa nước được diễn ra như thế nào. Chính vì vậy, để có được cơ thể khỏe mạnh, bạn nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.