Quyền hạn và nghĩa vụ của công an giao thông là gì?

Lực lượng công an giao thông thường mặc đồng phục màu vàng đứng tại các ngã ba, ngã tư của những tuyến đường đông xe cộ để hướng dẫn người tham gia giao thông điều khiển phương tiện của mình di chuyển sao cho không bị kẹt xe, tắc đường. Ngoài ra, công an giao thông còn có nhiệm vụ đứng tại các tuyến đường tiến hành kiểm tra hành chính hoặc xử phạt người vi phạm luật giao thông. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp, người dân nhìn thấy công an giao thông mặc thường phục cải trang và lập chốt bắt lỗi vi phạm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu công an giao thông làm vậy đúng hay sai? Hãy cùng tham khảo bài viết này để biết quyền hạn và nghĩa vụ của công an giao thông là gì từ đó trả lời câu hỏi trên.
 

Quyền hạn và nghĩa vụ của công an giao thông là gì?
 

Công an giao thông có những quyền hạn gì?

Trước hết để trả lời câu hỏi: liệu công an giao thông cải trang, lập chốt bắt lỗi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là đúng hay sai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Điều 10, Thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định về Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. Cụ thể:

► Trong các trường hợp công an giao thông bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc trường hợp đấu tranh phòng chống tội phạm khi tình hình an ninh trật tự hoặc trật tự an toàn giao thông phức tạp thì việc làm trên hoàn toàn đúng. Tuy nhiên việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải tuân thủ các điều kiện mà các đơn vị có thẩm quyền triển khai kế hoạch đưa ra.

Như vậy, việc công an mắc cải trang mắc thường phục để bắt lỗi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là đúng. Ngoài quyền được tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, lực lượng công an giao thông còn có những quyền hạn như sau:

- Được quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng xe và kiểm tra giấy tờ: giấy tờ của phương tiện; giấy tờ của người điều khiển phương tiện; giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

Được quyền xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực: giao thông đường bộ, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Được quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật như: tạm giữ giấy phép lái xe, giấy tờ liên quan đến phương tiện; người điều khiển phương tiện hoặc ngồi trên phương tiện có hành vi vi phạm pháp luật.

Được quyền yêu cầu các cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, các trường hợp gây mất trật tự an toàn giao thông.

Được quyền sử dụng vũ khí cũng như các công cụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Được quyền trưng dụng các phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, người điều khiển phương tiện và sử dụng chúng theo quy định của pháp luật.

Được quyền phân luồng, phân tuyến, nơi dừng đỗ phương tiện và đình chỉ người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi lại theo mệnh lệnh của mình khi xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 

Quyền hạn và nghĩa vụ của công an giao thông là gì?
 

Nghĩa vụ của lực lượng công an giao thông

Ngoài những quyền hạn, công an giao thông còn phải làm tròn nghĩa vụ của mình để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Cụ thể, nghĩa vụ của lực lượng an toàn giao thông như sau:

Thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử phạt hành chính với những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Thực hiện thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt hành chính với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ.

Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Thực hiện các kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được các cơ quan ban ngành, các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

Hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ.

Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông, tổ chức cấp cứu người bị nạn, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên phương tiện giao thông đường bộ thuộc địa bàn được phân công theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quyền hạn và nghĩa vụ của công an giao thông. Như vậy có thể thấy, công an giao thông ngoài được thực hiện những điều nằm trong quyền hạn của mình thì còn có nghĩa vụ phải làm tròn những trách nhiệm của mình để bảo vệ cho trật tự an toàn giao thông đường bộ. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.