Tại sao Thái Lan không bị xâm lược?

Chủ nghĩa đế quốc bao gồm các nước hùng mạnh trên Thế giới như Anh, Pháp, Mỹ luôn muốn bành trướng thế lực của mình bằng việc xâm lược những quốc gia thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, trong bối cảnh hầu hết các nước Đông Nam Á đều bị thực dân phương Tây dòm ngó và xâm lược thì Thái Lan lại là quốc gia duy nhất giữ được nền độc lập. Vậy lý do tại sao Thái Lan không bị xâm lược? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi trên thông qua nội dung dưới đây nhé.
 

Tại sao Thái Lan không bị xâm lược?
 

Tổng quan sơ lược về đất nước Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với phía Bắc giáp Lào và Myanmar, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp Malaysia, phía Tây giáp Myanmar và biển Andaman. Có thể nói, châu Á là khu vực thường xuyên phải chịu sự dòm ngó của các nước phương Tây nhưng dù đã trải qua hơn 800 năm lịch sử, Thái Lan chính là quốc gia duy nhất không bị thực dân hóa.
 

Thái Lan không bị xâm lược
 

Vì sao Thái Lan không bị xâm lược?

Một trong những nguyên nhân giúp Thái Lan cho đến nay vẫn giữ được độc lập đó chính là nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo. Việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước lớn trên thế giới đã giúp quốc gia này tránh được rất nhiều cuộc xung đột. Một số lý do chính yếu để Thái Lan không bị xâm lược có thể kể đến như:

- Thứ nhất, Thái Lan chủ động mở cửa quan hệ với các nước, thực hiện hoạt động ngoại giao và buôn bán với phương Tây thông qua việc ký kết hiệp ước. Trong đó bao gồm: hiệp ước hữu nghị, thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ vào năm 1833. Đồng thời, nhờ vào hiệp ước trao đổi các tỉnh biên giới phía Bắc Malaysia vào năm 1909 cũng giúp Thái Lan thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc đang tranh giành nhau khu vực Đông Nam Á. Vào cuối thế kỷ XIX, quốc gia này cũng đã ký hiệp định phân định biên giới khu vực sông Mekong với Pháp để né tránh xung đột có thể xảy ra.

- Thứ hai, việc Thái Lan giữ được nền độc lập trong thời gian dài đến nay cũng nhờ vào sự đóng góp rất lớn của nhiều vị vua cai trị khi đặt nền tảng cho chính sách cân bằng đối ngoại giữa các nước phương Tây. Đồng thời, một số vị vua cũng chú trọng thực hiện các công cuộc cải cách như: phong trào Âu hóa, ký kết các hiệp ước bình đẳng.

- Thứ ba, Thái Lan là đất nước nằm giữa Ấn Độ và Đông Dương, hai khu vực này lần lượt đang là thuộc địa của Anh, Pháp nên rất thích hợp để trở thành vùng đệm địa lý giữa các thế lực thực dân đứng đầu thế giới. Mặc dù hai quốc gia Anh và Pháp không có mối quan hệ tốt đẹp nhưng cũng sẽ không vì một “miếng bánh” mà trở nên căng thẳng. Lúc này, cả hai chủ động không đụng đến Thái Lan để tránh xung đột xảy ra. Bên cạnh đó, nhờ vào vị trí vùng đệm này cùng với chính sách “ngoại giao cây sậy” mềm dẻo và linh hoạt đã giúp Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị xâm lược.

- Thứ tư, trong thời điểm đó Thái Lan đang là một cường quốc hàng đầu ở Đông Nam Á có đối trọng chính là Miến Điện. Vào thời gian trước, Anh xâm lược Miến Điện (Myanmar) đã làm cho quốc gia này phải chịu tổn thất nặng nề. Điều đó khiến cho các nước khác cũng phải dè chừng. Vậy nên, nếu Thái Lan bị xâm lược, dù thành công thì những lợi ích có được cũng không bằng việc giữ lại quốc gia này.

- Cuối cùng đó là tham vọng trở thành một cường quốc của Thái Lan. Chính vì vậy, đất nước này luôn cố gắng tiếp cận các quốc gia phương Tây để có được chỗ dựa vững chắc nhằm duy trì nền độc lập và phát triển đất nước.
 

Vì sao Thái Lan không bị xâm lược?
 

Chính sách “ngoại giao cây sậy” của Thái Lan

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan là một đất nước theo chủ nghĩa Đại Thái, luôn lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XIX, đất nước này cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược từ các nước đế quốc châu Âu. Phía Tây, đế quốc Anh chiếm Miến Điện, còn phía Đông, Pháp đã chiếm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Lúc này, Thái Lan trở thành vùng đệm địa lý quan trọng, nhờ vào những chính sách ngoại giao khéo léo đã có thể giữ vững nền độc lập trong thời kỳ đế quốc xâm lược và trong Thế chiến thứ hai.

Bằng việc ký hiệp định hữu nghị, thương mại với Anh và Pháp năm 1909 cùng với hiệp định phân định biên giới sông Mekong đã giúp Thái Lan thoát khỏi ách thuộc địa, né tránh những cuộc xung đột có thể xảy ra. Mặc dù vậy, đất nước này cũng phải nhân nhượng nhiều quyền lợi, cắt lãnh thổ của mình cho Anh và Pháp. Năm 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất ở phía Đông cho Pháp. Từ năm 1904 đến 1907 lại phải cắt tổng cộng hơn 2 vạn kilomet vuông đất cho Pháp. Tiếp đến, năm 1909 Thái Lan cắt vùng đất với diện tích trên 4 vạn kilomet vuông ở bán đảo Malacca cho Anh.

Khi chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, Thái Lan lại là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản khi cho phép quốc gia này đi qua lãnh thổ đế tiến đánh Malaysia và Myanmar. Đồng thời, lúc này hải quân Thái Lan khá phát triển và nước Pháp đang dần bị suy yếu nên quốc gia này đã gây chiến để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Tuy nhiên, vào cuối Thế chiến II, quân đội phát xít Nhật bắt đầu suy yếu cùng với sự tiến đánh bất ngờ của hải quân Pháp đã làm cho Thái Lan gặp phải rắc rối. Vào ngày 01/08/1994, một nhóm quân đội Thái Lan đã thực hiện cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ Nhật Bản. Ngay lập tức, Thái Lan từ một nước đồng minh lỏng lẻo của Nhật đã trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập, hòa bình. 

Có thể thấy, chính sách “ngoại giao cây sậy” mà Thái Lan thực hiện đã mang về nhiều lợi ích cho mình. Việc gió thổi về phía nào thì ngã về phía đó đã giúp cho người Thái tránh được rất nhiều cuộc chiến tranh của các nước đế quốc. Sau thế chiến, Thái Lan bị Anh và Pháp đối xử như một quốc gia đối địch nhưng nhờ vào những can thiệp của Mỹ đã giúp đất nước này giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt. Trong thời kỳ hậu chiến, Thái Lan lại tiếp tục thắt chặt mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ để giữ vững độc lập quốc gia.
 

Thái Lan bị xâm lược
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu được tại sao Thái Lan không bị xâm lược. Có thể thấy, nhờ vào chính sách ngoại giao khéo léo đã giúp cho quốc gia này giữ được mối quan hệ tốt với các nước phương Tây để tránh được những cuộc xâm lược có thể xảy ra. Nhờ vậy, Thái Lan chính là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị xâm lược trong hơn 800 năm nay.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.