Tiêu chí đánh giá, công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (Mức 3, 4)

Để chọn được môi trường phù hợp cho con, các bậc phụ huynh cần biết những tiêu chí đánh giá và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là gì? Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được chia thành 4 mức. Ở các phần trước, đội ngũ Phương Nam 24h đã chia sẻ về các tiêu chuẩn để đánh giá trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Mức 1 và Mức 2. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến tiêu chuẩn đánh giá ở hai mức còn lại.
 

Tiêu chuẩn để đánh giá trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
 

Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non Mức 3

Cũng giống như Mức 1 và Mức 2, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Mức 3 cũng được đánh giá theo các tiêu chuẩn riêng. Và trong mỗi tiêu chuẩn sẽ có những tiêu chí nhỏ hơn, cụ thể:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

- Nhà trường phải thường xuyên rà soát, bổ sung và điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng cũng như phát triển của mình cùng các thành viên trong hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng.

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường phải có 02 năm liên tiếp hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 05 năm đánh giá, các năm còn lại phải hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể còn phải có những đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của trường.

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng phải có những đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của trường.

- Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo với số lượng không quá 20.

- Quản lý hành chính, tài chính và tài sản phải có kế hoạch trung hạn, ngắn hạn hoặc dài hạn sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như nhà trường.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

- Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải có ít nhất 01 năm đạt hiệu trưởng ở mức tốt, những năm còn lại phải đạt mức khá trở lên trong 05 năm đánh giá.

- Đối với giáo viên phải có ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50% đạt chuẩn trên đào tạo trở lên; Có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; Đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt trong 05 năm đánh giá liên tiếp.

- Đối với nhân viên, có trình độ đào tạo cao, đáp ứng được vị trí làm việc, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm hàng năm.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Diện tích, khuôn viên và sân vườn phải đủ lớn để thực hiện các hoạt động phục vụ cho công tác giảng dạy đồng thời có đầy đủ các loại trang thiết bị, đồ chơi theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, âm nhạc, tin học.

- Có đầy đủ các khối phòng hành chính - quản trị, phòng ăn theo tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

- Phải có Ban đại diện phụ huynh, phối hợp với trường và xã hội để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

- Phải có sự tham mưu của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức, cá nhân xây dựng trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

- Nhà trường phải thực hiện và phát triển chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đồng thời phải đánh giá, tổng kết công việc mỗi năm, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục sao cho phù hợp.

- Phải thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp phù hợp để tạo nên môi trường tốt nhất cho trẻ vui chơi, giải trí và phát triển.

- Kết quả nuôi dưỡng phải đảm bảo đạt ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.

- Kết quả học tập phải đảm bảo tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97% và trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%. Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
 

Tiêu chuẩn công nhận trường mầm non quốc gia
 

Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non Mức 4

Một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Mức 4 cần phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:

- Thứ 1: Nhà trường thực hiện và phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với độ tuổi của trẻ, điều kiện nhà trường và văn hóa địa phương.

- Thứ 2: Tiêu chuẩn về giáo viên phải đảm bảo có ít nhất 90% đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá, trong đó có 40% đạt mức tốt. Đối với trường ở vùng khó khăn thì phải có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá, trong đó có 30% đạt mức tốt. Đội ngũ giáo viên được định hướng phát triển theo quy định của nhà trường.

- Thứ 3: Diện tích sân trường và khu vui chơi phải đảm bảo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định.

- Thứ 4: Có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục bé. Bên cạnh đó, các công trình và các phòng học phải đảm bảo được xây dựng kiên cố.

- Thứ 5: Trường phải hoàn thành các mục tiêu theo phương hướng và chiến lược phát triển trong 05 năm liên tiếp tính từ thời điểm đánh giá và phải có 02 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

Trên đây là những tiêu chuẩn công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở Mức 3 và Mức 4 mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết dựa vào đâu để xác định được môi trường tốt nhất và gửi gắm con em của mình.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.