Tội gây rối trật tự công cộng là gì?

Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh chóng nên tình trạng an ninh xã hội nước ta cũng đang dần có chiều hướng ngày càng trở nên phức tạp và mất ổn định hơn. Điều này đã dẫn tới nhiều thực trạng tiềm ẩn mà trong đó, vấn đề gây rối trật tự nơi công cộng đang diễn ra ngày càng phổ biến và trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy tội gây rối trật tự công cộng là gì? Pháp luật nước ta quy định hình thức xử phạt cụ thể như thế nào? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu rõ hơn trong bài này.

Như thế nào là tội gây rối trật tự công cộng?
 

Định nghĩa tội gây rối trật tự công cộng là gì?

Trước khi tìm hiểu tội gây rối trật tự công cộng là gì, chúng ta sẽ cần phải hiểu rõ khái niệm thế nào là nơi công cộng. Nơi công cộng hay còn gọi là công trình công cộng, là các công trình dân dụng (hay dự án cơ sở hạ tầng dân dụng) được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của nhiều con người. Các công trình này là nơi mà hoạt động xã hội diễn ra để phục vụ cho nhu cầu dân sinh (chẳng hạn như bệnh viện, trường học, công sở, rạp hát, nhà văn hóa, bảo tàng,…). Như vậy, tội gây rối trật tự công cộng có thể hiểu là các hành vi xâm hại đến sự an toàn, trật tự chung của nơi công cộng hoặc xâm phạm thân thể, quyền lợi, tài sản sở hữu của con người diễn ra tại nơi công cộng.
 

Như thế nào là tội gây rối trật tự công cộng?
 

Đặc điểm tội gây rối trật tự công cộng:

1. Chủ thể của tội

Tội gây rối trật tự công cộng không có chủ thể đặc biệt. Do đó mà người có hành vi vi phạm khi đủ độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm của mình đều là chủ thể của tội này.

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm.

► Theo Luật hình sự 2015: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Tội gây rối trật tự công cộng không gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng và vì vậy không được xếp vào hai mức phạm tội này. Do đó, chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bị xử phạt hành chính chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc có các tình tiết tăng nặng tội.

2. Khách thể của tội

Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm đến khách thể là sự trật tự, an toàn ở nơi công cộng, xâm phạm đến quy tắc đi lại, sinh hoạt bình thường của người dân. Và nghiêm trọng hơn, tội này có thể xâm phạm đến tài sản, sức khỏe hay tính mạng của người khác.
 

Khách thể của tội gây rối trật tự công cộng
 

3. Yếu tố chủ quan của tội

Người vi phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể là do cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp. Cụ thể hơn:

Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được những hậu quả của hành vi đó và có ý thức mong hậu quả xảy ra.

 Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được những hậu quả của hành vi đó và dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

4. Yếu tố khách quan của tội

Tội gây rối trật tự công cộng diễn ra khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi:

 Tập trung đông người gây mất trật tự nơi công cộng;

 Sử dụng lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh ở nơi công cộng;

 Sử dụng hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh ở nơi công cộng;

 Dùng vũ lực làm hư hỏng tài sản nhà nước, tài sản công dân ở nơi công cộng.
 

Như thế nào là tội gây rối trật tự công cộng?
 

Khi xác định tội gây rối trật tự công cộng, nếu có hành vi phạm tội nhưng đã cấu thành tội khác thì người đó chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác mà không bị truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng. Nếu trong quá trình phạm tội gây rối trật tự nơi công cộng mà có liên quan đến tội khác nhưng không đủ điều kiện để cấu thành tội thì người đó sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

Trên đây là định nghĩa cũng như đặc điểm của tội gây rối trật tự công cộng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết như thế nào là gây rối trật tự công cộng và từ đó điều khiển những hành vi của mình theo đúng chuẩn mực để không phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.