Tỏi mọc mầm có ăn được không?

Tỏi là một loại rau củ được sử dụng rất phổ biến. Chúng có vị cay và mùi thơm đặc biệt nên được dùng để làm gia vị, tạo nên sự hấp dẫn cho các món ăn. Nhiều gia đình thường có thói quen mua nhiều hành tỏi để dự trữ trong bếp và dùng dần. Tuy nhiên, tỏi hay hành để lâu thường rất dễ mọc mầm. Những lúc này, người dùng thường băn khoăn không biết tỏi mọc mầm có ăn được không vì sợ chúng sẽ độc như một số loại rau củ lên mầm khác, ví dụ như khoai tây. Trong bài này, hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu vấn đề khi tỏi lên mầm có nên ăn hay không?


Tỏi mọc mầm ăn có được không?
 

Tỏi mọc mầm có độc không?

Theo các nhà khoa học và một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Hội Hóa học Hoa Kỳ thì tỏi mọc mầm được chứng minh là hoàn toàn không có độc. Trong thực tế, hầu hết các loại rau, củ, quả khi lên mầm đều không có độc, chỉ ngoại trừ một số loại đặc biệt như khoai tây. Hơn nữa, tỏi mọc mầm còn có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người như:

- Vitamin C, vitamin B6.

- Các khoáng chất như kẽm, mangan.

- Chất chống oxy hóa.

- Các enzyme cần thiết và nhiều thành phần có lợi khác.
 

Tỏi mọc mầm có nên ăn không?
 

Tỏi mọc mầm có nên ăn hay không?

Với những thành phần kể trên và đặc biệt là không hề có độc nên chắc chắn khi tỏi mọc mầm, bạn vẫn có thể ăn chúng bình thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường không sử dụng tỏi lên mầm để chế biến các món ăn. Lý do là vì khi tỏi lên mầm, các dưỡng chất bên trong sẽ dồn lên hết để nuôi dưỡng phần mầm và lá. Lúc này, củ tỏi sẽ trở nên xốp, mềm và không còn mùi thơm như trước. Vậy nên khi sử dụng để chế biến các món ăn sẽ không mang lại hương vị như mong muốn.
 

Tỏi hành mọc mầm có ăn được không?
 

Thông thường, người ta chỉ sử dụng tỏi lên mầm khi có mục đích riêng, chẳng hạn như để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. Có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể và sức khỏe nên tỏi mọc mầm mang đến rất nhiều lợi ích.

Những lợi ích của việc ăn tỏi lên mầm

Như đã nói ở trên, tỏi mọc mầm có chứa nhiều thành phần tốt và cần thiết cho cơ thể. Hơn thế nữa, hàm lượng của các thành phần này còn cao gấp nhiều lần so với tỏi thông thường. Vậy nên, việc ăn tỏi mọc mầm sẽ mang đến những lợi ích như sau:

- Hoạt chất oxy hóa trong tỏi mọc mầm rất cao và có khả năng kích thích sản sinh Phytochemical - Một hoạt chất giúp ngăn chặn sự hình thành và lây lan của các tế bào ung thư. Từ đó giúp kiểm soát nguy cơ ung thư đầu nguồn hiệu quả.

- Ngoài ra, hoạt chất oxy hóa còn giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn sự xuất hiện của nếp nhăn, chống lão hóa hiệu quả.

- Tỏi mọc mầm có khả năng đẩy mạnh hoạt động của một số loại enzyme, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám (tác nhân gây tắc nghẽn tim mạch). Từ đó, giúp chống lại các cơn đau tim hiệu quả.
 

Tỏi ra mầm có ăn được không?
 

- Tỏi mọc mầm cung cấp lượng lớn Ajoene - Một hoạt chất có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, chúng còn chứa Nitrit - Một chất có tác dụng làm giãn động mạch. Cả hai chất này kết hợp lại sẽ giúp chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ.

- Cuối cùng, ăn tỏi mọc mầm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng thông thường.

Trên đây là những lợi ích của việc ăn tỏi mọc mầm mà đội ngũ chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết tỏi hành mọc mầm có ăn được không và có nên ăn hay không? Từ đó, sử dụng chúng một cách hợp lý để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tham khảo thêm: Tỏi sống chữa được những bệnh gì?

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.