Vai trò và công dụng của các loại Vitamin

Để duy trì các hoạt động sống, con người chúng ta cần đến 13 loại vitamin thiết yếu. Trong khi đó, cơ thể lại không có khả năng tự tổng hợp và tạo ra các loại vitamin mà cần phải bổ sung chúng thông qua việc ăn uống hàng ngày. Việc thiếu hụt hay dư thừa vitamin đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì mỗi một loại đều có ý nghĩa riêng của nó. Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu xem vai trò và công dụng của các loại vitamin là gì?

Công dụng và vai trò của các loại vitamin
 

1. Vitamin A (Retinol)

Vitamin A là loại chất có tác dụng như: Tăng cường miễn dịch; Bảo vệ tóc, móng tay và mắt; Giúp xương chắc khỏe. Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến mắt yếu, tăng nguy cơ loãng xương, tiêu chảy, khô da,….Loại vitamin này dễ bị phá hủy ở nhiệt độ cao và khi để lâu ngày. Nó có nhiều trong cà rốt, trứng, sữa, gan, rau bina, trái cây có múi, cá và phô mai.

Lợi ích của các loại vitamin

2. Vitamin B1 (Thiamin)

Vitamin B1 có chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu thành chất béo dự trữ, duy trì hoạt động não bộ và các cơ, hỗ trợ tiêu hóa, tạo giấc ngủ ngon. Thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây giảm trí nhớ, viêm dây thần kinh, khó ngủ,….Vitamin B1 có rất nhiều trong lúa gạo, đậu, ngũ cốc, thịt lợn, trứng,….Loại vitamin này sẽ bị triệt tiêu khi thức ăn bảo quản lâu ngày, thức ăn có nêm muối hoặc khi dùng kèm cà phê.

3. Vitamin B2 (Riboflavin)

Riboflavin có trong tất cả các tế bào sống, đặc biệt là thực vật. Loại chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hình thành hồng cầu, loại bỏ gàu, hỗ trợ hấp thụ sắt và vitamin B6. Thiếu hụt vitamin B2 sẽ dẫn đến phản ứng chậm chạp, tiêu hóa kém, rụng tóc, da dễ bị tổn thương, rối loạn thị giác và viêm, loét miệng.

4. Vitamin B3 (Niacin)

Loại vitamin này có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, bài tiết mật, làm giảm cholesterol trong máu và tổng hợp các hormone tình dục. Nếu không cung cấp đủ 14 mg vitamin B3 mỗi ngày cho cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, dễ mệt mỏi, choáng váng, trí nhớ kém, mất ngủ và xuất hiện nhiệt miệng. Vitamin B3 được tìm thấy nhiều trong gan, phô mai, bông cải xanh, khoai tây, sữa,….
 

Ý nghĩa các loại vitamin
 

5. Vitamin B5 (Axit pantothenic)

Axit pantothenic có nhiều trong thịt gà, trứng, ngũ cốc, súp lơ xanh và các loại đậu. Nó có tác dụng tốt cho trí nhớ và tâm trạng, giúp phục hồi sức khỏe sau khi ốm và bảo vệ tim mạch. Thiếu hụt vitamin B5 sẽ dẫn đến tâm trạng không được thoải mái, phản xạ kém, đau đầu,….Loại vitamin này không dự trữ trong cơ thể nên cần phải được bổ sung hàng ngày qua chế độ ăn uống.

6. Vitamin B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 cho phép cơ thể sử dụng, dự trữ năng lượng từ đạm, carbohydrate trong thức ăn và hỗ trợ hoạt động cho các mạch máu. Thiếu hụt Pyridoxine gây ra chứng thiếu máu nhưng dư thừa chất này lại gây ra bệnh thần kinh ngoại biên. Mỗi người cần khoảng 1,6 mg vitamin B3 một ngày, thông qua các thực phẩm như: ngũ cốc, chuối, cá hồi, rau salad, quả óc chó,….

7. Vitamin B7 (Biotin)

Là một loại vitamin có tác dụng giúp móng và tóc được chắc khỏe. Ngoài ra, Biotin còn hỗ trợ ổn định đường huyết. Loại chất này có nhiều trong rau xanh, gan và lạc. Mỗi ngày, cơ thể chỉ cần cung cấp khoảng 150 microgam Biotin là đủ.
 

Các loại vitamin và vai trò của chúng

8. Vitamin B9 (Axit folic)

Vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào, nhân đôi AND và ngăn ngừa tế bào đột biến gây ung thư. Nhu cầu sử dụng vitamin B9 ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh cao hơn so với người bình thường. Axit folic có nhiều trong rau chân vịt, thịt gà, ngũ cốc, gan, đậu và một số loại hoa quả.

9. Vitamin B12 (Hydroxocobalamin)

Vitamin B12 có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào màu đỏ, hệ thống thần kinh, tim mạch,….Bổ sung đầy đủ vitamin B12 còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, duy trì năng lượng cho cơ thể. Loại chất này chỉ được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa nên những người ăn chay rất dễ thiếu hụt vitamin B12.

10. Vitamin C (Axit Ascorbic)

Vitamin C có mặt hầu hết trong các loại trái cây có vị chua, súp lơ xanh, măng tây. Đây là loại vitamin cần thiết nhất trong việc duy trì hệ thống miễn dịch. Đồng thời, nó còn giúp duy trì liên kết các mô, cải thiện tâm trạng. Nếu thường xuyên không cung cấp đủ 1.000 mg vitamin C mỗi ngày, bạn sẽ dễ bị bệnh, da xấu, chảy máu chân răng,….
 

Ý nghĩa của các loại vitamin
 

11. Vitamin D

Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng sáng (trước 9 giờ) hoặc bổ sung các loại hải sản, bơ, thịt bò, khoai tây. Nó là một chất trung gian giúp cơ thể hấp thu canxi. Ngoài ra, chất này còn tham gia điều hòa chức năng của một số gen, isulin, bảo vệ da. Thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến còi xương, loãng xương, tiểu đường, béo phì,….

12. Vitamin E

Vitamin E là loại chất không thể thiếu đối với chị em phụ nữ. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp cơ thể trẻ trung, bảo vệ da, cải thiện tâm trạng. Vitamin E có nhiều trong thịt, các loại hạt, dầu oliu, sữa và gan động vật.

13. Vitamin K (Phytomenadione)

Đây là một loại chất cần thiết trong quá trình đông máu và làm lành vết thương. Vitamin K có trong rau bina, cà chua, cà rốt, súp lơ, dâu tây,…Loại vitamin này sẽ thường bị mất đi khi thực phẩm bảo quản quá lâu trước khi nấu.
 

Các loại vitamin và công dụng
 

Trên đây là ý nghĩa của các loại vitamin đối với cơ thể mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về ích lợi của từng loại vitamin và từ đó chú ý bổ sung đầy đủ lượng vitamin cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Các loại vitamin cần thiết nhất cho cơ thể

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.