Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III là một đơn vị thuộc hệ thống Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cũng như tham mưu Cục trưởng trong việc quản lý nhà nước và thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan đến giao thông đường thủy nội địa. Tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III.
 

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III
 

Giới thiệu về Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III

Việt Nam nói chung và đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long nói riêng được ưu ái bởi thiên nhiên với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú. Theo đó, tổng chiều dài của các con sông ở phía Nam là 28.551 km với mật độ cao lên đến là 0.68 km/km2 và cũng chính điều này đã làm cho nước ta lọt TOP vào danh sách các quốc gia có mật độ sông lớn nhất trên thế giới. Do sở hữu những điều kiện thuận lợi trên nên hệ thống sông ở miền Nam (khu vực III) hiện đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc cũng như phát triển kinh tế nước nhà.

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III là một đơn vị trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, đảm nhận công tác tham mưu cũng như hỗ trợ Cục trưởng trong việc quản lý nhà nước và thi hành pháp luật chuyên ngành liên quan đến giao thông đường thủy nội địa.

Với tư cách là một tổ chức pháp nhân, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III không chỉ có trụ sở riêng và con dấu đặc biệt mà còn được phép mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo một số quy định được ban hành bởi hệ thống pháp luật Việt Nam.
 

Giới thiệu Chi cục đường thủy nội địa
 

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển hệ thống giao thông đường thủy nội địa tại khu vực mà mình trực thuộc với nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Tham gia đề xuất và thực hiện triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đường thủy nội địa cũng như những quy hoạch về cơ sở hạ tầng trong phạm vi trách nhiệm.

2. Triển khai các đề án, dự án, chương trình, báo cáo đánh giá môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược và kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý.

3. Tuyên truyền, hoạch định, hướng dẫn, kiểm soát và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, đề án, chiến lược, quy hoạch cũng như cơ chế và chính sách phát triển giao thông đường thủy nội địa nằm trong phạm vi quản lý.

4. Quản lý cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa:

a) Tham gia đề xuất và triển khai kế hoạch quản lý, nâng cấp, bảo trì và xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa, được đầu tư ngân sách trực tiếp nhà nước dựa trên quy định và theo sự ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

b) Tiếp nhận hồ sơ, quản lý và theo dõi tài sản của hệ thống hạ tầng theo các cấp ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tổ chức lập phương án kỹ thuật, dự toán cho chi phí bảo dưỡng định kỳ của đường thủy nội địa trong phạm vi trách nhiệm; quản lý chất lượng bảo trì các công trình đường thủy nội địa theo sự ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tiếp nhận và quản lý công trình mới hoặc công trình được bảo trì với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo quy định;

c) Nhận thông báo từ chủ đầu tư về việc đưa công trình không thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa đi vào sử dụng; thực hiện công tác xử lý các vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa dựa trên quy định;

d) Thực hiện nhiệm vụ, chức năng của cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực đối với hoạt động nạo vét tại vùng nước theo sự chỉ đạo từ Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và dựa trên các quy định liên quan.

đ) Đưa ra quan điểm về việc xây dựng các bến thủy nội địa tại những tuyến đường thủy nội địa cấp quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dụng nối với luồng quốc gia dựa trên quy định;

e) Thiết lập hệ thống báo hiệu cho các luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia, những khu vực, công trình hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với cấp quốc gia dựa theo quy định;

g) Đồng thuận với phương án đảm bảo an toàn giao thông cho những công trình và hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với luồng quốc gia cũng như các vùng nước chưa được tổ chức quản hạt nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia dựa theo quy định;

h) Thường xuyên thông báo định kỳ và đột xuất về tình hình lưu thông trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và chuyên dùng nối với cấp quốc gia; đề xuất Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xem xét quyết định đóng, mở các luồng và hạn chế giao thông dựa trên quy định;

i) Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân thực hiện việc quản lý, bảo trì định kỳ đường thủy nội địa địa phương cũng như đường thủy nội địa chuyên dùng dưới sự chỉ đạo công tác của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

k) Hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan để bảo vệ các công trình thuộc cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa;

l) Tổng hợp và đánh giá tình hình quản lý, bảo dưỡng hệ thống đường thủy nội địa trong phạm vi trách nhiệm.

5. Triển khai việc đăng ký cho các phương tiện thủy nội địa theo pháp luật quy định.

6. Tổ chức các buổi thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho người lái phương tiện thủy nội địa và thuyền viên; thực hiện những hoạt động liên quan đến việc đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa khi được Cục trưởng Cục Đường Thủy nội địa Việt Nam ủy quyền.

7. Tham gia vào việc quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa trong phạm vi trách nhiệm.

8. Thực hiện công tác điều tra, thống kê và báo cáo về tai nạn lao động xảy ra trên các phương tiện thủy nội địa dựa trên quy định.

9. Tham gia và phối hợp trong công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai cũng như tìm kiếm và cứu nạn trên đường thủy nội địa quốc gia; đồng thời thực hiện nhiệm vụ phòng chống khủng bố và gian lận thương mại dựa trên quy định.

10. Triển khai các công tác đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia theo sự phân công và chỉ đạo bởi Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

11. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ liên quan đến giao thông đường thủy nội địa; thực hiện các dự án, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và cập nhật quản lý cơ sở dữ liệu theo sự chỉ đạo phân cấp từ Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

12. Triển khai hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa, áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; kiểm tra cũng như giải quyết các tố cáo, khiếu nại, phản ánh và kiến nghị từ tổ chức, công dân; thực thi các biện pháp phòng chống tham nhũng và hành vi tiêu cực; chủ trương việc tiết kiệm, không lãng phí và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với tổ chức hoặc cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

13. Xây dựng, triển khai chương trình cải cách hành chính tại đơn vị nhưng cần tuân theo mục tiêu và nội dung của chương trình cải cách nhà nước do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề ra.

14. Tiến hành quản lý bộ máy, công chức, biên chế, người lao động, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính, phương tiện và ngân sách Nhà nước; thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, kỷ luật, khen thưởng đối với người lao động và công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục.

15. Tiến hành quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của Chi cục, đồng thời thực hiện chế độ thống kê và báo cáo dựa trên quy định.

16. Thực hiện những nhiệm vụ khác được giao bởi Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
 

Chi cục đường thủy nội địa
 

Cơ cấu tổ chức Chi cục đường thủy nội địa khu vực III 

Bộ máy tổ chức của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III bao gồm:

- Phòng Tổ chức - Hành chính - Đào tạo

- Phòng Quản lý hạ tầng

- Phòng Kế hoạch - Tài chính

- 4 Đội Thanh tra - An toàn

 

Cơ cấu tổ chức Chi cục đường thủy nội địa
 

Dựa theo quyền hạn phân cấp thì Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam sẽ quy định phạm vi quản lý của các Chi cục trực thuộc, trong đó có khu vực III. Tương tự, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III cũng thực hiện phân bổ nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, phạm vi quản lý cho các phòng ban và đội Thanh tra - An toàn theo pháp luật quy định.

CHI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC III

- Địa chỉ: Số 90 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

- Email: branch3viwa@gmail.com

- Website: www.viwa-s.gov.vn


Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phía Nam

1. Đường thủy nội địa

Khu vực 3 gồm có 2 hệ thống sông chính là sông Đồng Nai và Sông Cửu Long:

Hệ thống sông Cửu Long

Hệ thống sống Cửu Long còn được biết đến là hệ thống sông Mê Công, bắt nguồn từ vùng Tây Tạng, chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và đến Việt Nam trước khi đổ vào biển Đông. Tại nước ta, sông Cửu Long chia thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu.

- Nhánh chính là sông Tiền chảy qua các thành phố và huyện như Tân Châu, Chợ Mới, Cao Lãnh, My Tho rồi đổ ra cửa Tiểu. Riêng từ tỉnh Vĩnh Long về hạ lưu thì sông Tiền phân nhánh thành Cổ Chiên, Hậm Luông, Ba Lai và sông Cửa Đại. 

- Nhánh phụ là sông Hậu chảy qua thành phố Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Đại Ngãi, sau đó đổ ra biển thông qua hai cửa Trần Đề và Định An. 

Trong đó, sông Tiền và sông Hậu được kết nối bởi hệ thống sông tự nhiên và kênh đào như kênh Tân Châu, sông Vàm Nao, sông Châu Đốc, kênh Chợ Lách, kênh Lấp Vò-Sa Đéc, sông Măng Thít và rạch Trà Ôn.

Hệ thống sông Đồng Nai

Bao gồm các sông Đồng Nai, Vàm Cỏ và Sài Gòn. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, chảy qua Đak Hoai (hay Đồng Nai thượng), tỉnh Lâm Đồng đến Hồ Trị An, sau đó tiếp tục chảy qua tỉnh Đồng Nai hợp nhất với sông Sài Gòn, sông Nhà Bè tại ngã ba Đèn Đỏ và tiếp tục đổ vào biển theo hướng sông Soài Rạp. Trong đó, phía Đông Nam có các sông ngắn như Thị Vải, Ngã Bảy, Cái Mép, Lòng Tàu,... dẫn ra biển tại Vũng Tàu. Ngoài ra, sông Đồng Nai cũng có các phụ lưu như sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông.
 

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực
 

Tiềm năng phục vụ trong lĩnh vực khai thác và vận tải

Với hai hệ thống sông lớn, các tàu có trọng tải hơn 4.000 tấn có thể dễ dàng lưu thông vào cụm cảng Long Thành - Thị Vải và các tàu trọng tải 1.000 tấn có thể di chuyển qua lại trong cụm cảng Sài Gòn. Đặc biệt, hệ thống sông Cửu Long cho phép tàu có trọng tải lên đến 10.000 tấn tận dụng thủy triều thông qua cửa Định An trên sông Hậu (nay là kênh Quan Chánh Bố) để vào cảng Cần Thơ và tàu có trọng tải 5.000 tấn theo cửa Tiểu Sông Tiền đến Phnom Penh. 

Hầu hết các tàu thuyền có thể sử dụng hệ thống sông, kênh đào để di chuyển khắp mọi nơi trong khu vực, từ đó tạo sự kết nối những trung tâm công nghiệp, nông nghiệp, khu vực kinh tế trên khắp cả nước và đồng thời liên kết các tuyến quốc tế thông qua một hệ thống cảng đa dạng theo dọc các con sông.

Với tiềm năng to lớn như vậy, có thể thấy rằng vận tải đường thủy nội địa ở khu vực miền Nam đã đóng góp một phần đáng kể vào hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019, vận tải ĐTNĐ của nước ta có tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hóa nội địa cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU (trừ Hà Lan). Hơn nữa WB cũng khẳng định rằng vận tải thủy nội địa của Việt Nam đang hoạt động vô cùng hiệu quả với những dấu hiệu tăng trưởng và có nhiều chuyển biến tích cực. (Theo Báo cáo Phát triển bền vững ngành đường thủy nội địa Việt Nam tháng 3/2019 của WB).

2. Cảng bến thủy nội địa

Mặc dù hệ thống cảng thủy nội địa đang phát triển nhanh chóng nhưng chủ yếu là các cảng quy mô nhỏ dành cho việc phục vụ sản xuất kinh doanh. Số lượng cảng đầu mối vẫn hạn chế và chưa đủ để đóng vai trò là cảng chủ đạo nên khu vực III gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ do lượng hàng lưu thông qua vẫn còn thấp. 

Với sự gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa, số lượng cảng quy mô nhỏ đã tăng lên. Tuy nhiên, các cảng này thường có chất lượng đầu tư thấp, hạn chế trong khả năng kết nối giao thông và thiếu chuyên nghiệp trong tổ chức khai thác. Bên cạnh đó thì các thiết bị xếp, dỡ hàng hóa tại các cảng này vẫn còn lạc hậu, quy trình bốc xếp thủ công chiếm ưu thế và thiếu các trang thiết bị chuyên dụng (cho hàng hạt, container, lương thực, hàng bao kiện).

3. Phương tiện thủy nội địa

Trên toàn quốc, có tổng cộng 253.797 phương tiện thủy nội địa đã được đăng ký với tổng trọng tải lên đến 18.913.906 tấn, 569.884 ghế và sức ngựa đạt 17.489.741, chiếm 53,9% so với Tổng điều tra năm 2007. Tuy nhiên, cơ cấu của đội tàu vẫn chưa hợp lý vì chủ yếu là tàu hàng khô, trong khi tàu chuyên chở container lại rất ít. Theo thống kê thì tàu hàng chiếm 75,07% tổng số đội tàu sông Việt Nam, trong đó tàu chở hàng khô chiếm 43,64%, còn lại 0,18% là tàu chở container, tàu chở dầu,.... Ngoài ra, số lượng tàu khách chỉ chiếm 15,75% so với tổng số đội tàu.
 

Đường thủy nội địa
 

Trên đây là một số thông tin quan trọng mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn về Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III. Hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin liên quan đến Chi cục cũng như các sản phẩm / dịch vụ mà đơn vị cung cấp. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn!

Tin Đối tác khác

Công ty nhôm kính tại Đồng Nai

Công ty nhôm kính tại Đồng Nai

Công ty nhôm kính Thế Hiên chuyên sản xuất, thi công sản phẩm nhôm kính tại Đồng Nai uy tín, chất lượng, giá rẻ, báo giá lắp đặt nhanh chóng, hỗ trợ mọi lúc ...
Công ty dịch vụ vệ sinh uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ

Công ty dịch vụ vệ sinh uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ

Công ty vệ sinh Phương Nam chuyên cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh công nghiệp, nhà ở, văn phòng, nhà xưởng,... uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ trên toàn quốc.
Dịch vụ thành lập công ty

Dịch vụ thành lập công ty

Công ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, uy tín, giá rẻ, tư vấn các thông tin pháp lý, hỗ trợ làm hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, đầy đủ, chính ...
Công ty sản xuất nhà gỗ uy tín tại TPHCM

Công ty sản xuất nhà gỗ uy tín tại TPHCM

Thông tin các công ty chuyên sản xuất và thi công nhà gỗ tại TPHCM cung cấp các mẫu thiết kế đẹp, cao cấp, chất lượng với giá rẻ trên toàn quốc.
Công ty du lịch uy tín tại TPHCM

Công ty du lịch uy tín tại TPHCM

Thông tin các công ty du lịch uy tín tại TPHCM cung cấp các gói dịch vụ tour trong nước, nước ngoài chất lượng với giá rẻ.
Địa chỉ bán mai tết đẹp

Địa chỉ bán mai tết đẹp

Bạn đang có nhu cầu cần mua mai vàng, mai cảnh để trưng Tết? Tham khảo thông tin các công ty, địa chỉ bán mai tết đẹp, uy tín với giá rẻ tại TPHCM và ở các