Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là khái niệm không còn quá xa lạ đối với các nhà kinh doanh. Đây là một chiến lược được thực hiện dựa trên hoạt động phân phối, kinh doanh, marketing với mục đích phát triển thương hiệu và gia tăng tài chính giữa hai bên. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy hiện nay có rất nhiều chuỗi nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, phòng tập gym,... áp dụng mô hình kinh doanh này với những hình thức khác nhau. Điều đó đã giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn để phù hợp với khả năng tài chính và phương hướng phát triển kinh doanh của mình. Vậy thì hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
 

Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
 

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là hình thức mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng sản phẩm / dịch vụ của một bên khác để hoạt động kinh doanh. Điều này được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định bằng ràng buộc về tài chính hoặc khoản chi phí nào đó, có thể là phần trăm doanh thu hay lợi nhuận có được. Trong quá trình mô hình này diễn ra, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ và có quyền kiểm soát bên nhận nhượng quyền trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh.
 

Kinh doanh nhượng quyền
 

Điều kiện để nhượng quyền thương hiệu

Để có thể tiến hành nhượng quyền thương hiệu thì hai bên phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định rõ tại Điều 5, 6 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

Đối với bên nhượng quyền:

- Hệ thống kinh doanh để thực hiện nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 01 năm.

- Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhượng quyền thương hiệu.

- Sản phẩm, dịch vụ nhượng quyền không vi phạm quy định của Pháp luật.

Đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu:

- Bên nhận nhượng quyền thương hiệu là thương nhân.

- Đã đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với thương hiệu định nhận nhượng quyền.

- Nếu thương nhân nước ngoài nhượng quyền sơ cấp cho thương nhân Việt Nam thì thương nhân Việt Nam phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương hiệu trong thời gian ít nhất là 01 năm tại Việt Nam rồi mới được cấp quyền thương mại.
 

Nhượng quyền thương hiệu
 

Các loại hình nhượng quyền thương hiệu

1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện là mô hình có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ để thể hiện mức độ hợp tác cũng như cam kết giữa hai bên. Không chỉ được sử dụng nhãn hiệu của thương hiệu nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền còn có quyền sở hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết kinh doanh, bí quyết sản xuất, sản phẩm, dịch vụ,.... Đồng thời, bên nhận nhượng quyền cũng được cung cấp đầy đủ mọi khía cạnh của doanh nghiệp, hệ thống đào tạo và sự hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài. Hợp đồng đối với loại hình nhượng quyền này sẽ có thời hạn từ 5 năm đến 30 năm tùy thuộc vào tiềm lực công ty và chi phí có thể bỏ ra.

2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện có nghĩa là bên nhượng quyền chỉ chuyển nhượng một số yếu tố ví dụ như: sản phẩm, công thức, tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu,.... Đối với loại hình này, bên nhượng quyền sẽ không có quyền giám sát và can thiệp nhiều trong quá trình sản xuất, vận hành. Vậy nên, kinh doanh nhượng quyền không toàn diện thường chỉ được áp dụng khi bên nhượng quyền muốn mở rộng hệ thống phân phối để thương hiệu của mình được phủ rộng trên thị trường và tăng doanh thu.
 

Nhượng quyền kinh doanh
 

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Loại hình nhượng quyền này thường liên quan nhiều đến chất lượng và kinh nghiệm của lãnh đạo. Nhượng quyền có tham gia quản lý được áp dụng nhiều tại các chuỗi nhà hàng, khách sạn hoặc chuỗi R&B lớn. Đối với loại hình này, ngoài việc chuyển nhượng thương hiệu cũng như mô hình kinh doanh, bên nhượng quyền sẽ cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền. Vai trò của họ là giám sát toàn diện để lãnh đạo công ty, quản lý các bộ phận, giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn.

4. Nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư

Bên nhượng quyền cũng có quyền đầu tư một số vốn nhỏ vào công ty của bên nhận nhượng quyền dưới dạng liên doanh để được quản lý hệ thống. Điều này sẽ giúp cho bên nhượng quyền có tiếng nói hơn, đồng thời cũng có thể tìm hiểu thêm về thị trường mới.

Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền kinh doanh là mô hình khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay bởi nó mang đến những ưu điểm sau:

- Chất lượng được đảm bảo: Các hệ thống, chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được giám sát rất chặt chẽ vì chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cả thương hiệu.

- Hệ thống hóa quy trình: Sẽ có một quy trình đầy đủ phân bổ xuống từng cơ sở nhượng quyền giúp cho việc quản lý được thực hiện dễ dàng hơn.

- Giảm thiểu rủi ro thương hiệu: Thường những doanh nghiệp nhượng quyền đã có sẵn thị phần trên thị trường. Điều này sẽ giúp bên nhận nhượng quyền không phải mất nhiều thời gian xây dựng và định hình thương hiệu mà chỉ cần tập trung vào sản xuất kinh doanh.

- Được sự hỗ trợ từ người nhượng quyền: Người nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ tối đa bên nhận nhượng quyền từ mặt pháp lý, marketing, bày trí,....

- Đào tạo bài bản: Bên nhượng quyền có trách nhiệm đào tạo từ A - Z những điều cần thiết về thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp cho bên nhận nhượng quyền và nhân viên. 

Bên cạnh những ưu điểm như trên, kinh doanh nhượng quyền cũng có một số nhược điểm như: 

- Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu: Thực chất, bên nhận nhượng quyền chỉ đang kinh doanh dưới tên của một thương hiệu khác nên nếu không đáp ứng được yêu cầu của chủ doanh nghiệp thì việc mất hợp đồng cũng có thể xảy ra.

- Rủi ro kinh doanh: Chỉ cần một mắt xích nhỏ trong hoạt động kinh doanh diễn ra không tốt sẽ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cửa hàng.

- Cạnh tranh trong chuỗi cửa hàng: Thông thường, chủ doanh nghiệp sẽ đề ra mục tiêu doanh thu cho từng cửa hàng. Vậy nên, sự cạnh tranh ở đây hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các cửa hàng gần nhau thì điều này càng trở nên khốc liệt. 

- Thiếu sáng tạo: Gần như mọi thứ đã được định sẵn khi nhượng quyền thương hiệu nên việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh hầu như là không có.
 

Nhượng quyền kinh doanh là gì?
 

Trên đây là những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về nhượng quyền kinh doanh là gì? Có thể thấy, đây là hình thức tuy không mới nhưng vẫn rất phổ biến tại Việt Nam vì có những thương hiệu sau khi sang nhượng đã tạo ra thành công lớn trong kinh doanh. Vậy nên, nếu bạn đang muốn áp dụng hình thức này thì có thể tìm hiểu kỹ hơn để có cho mình những quyết định đúng đắn nhất nhé.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Email doanh nghiệp là gì? 5 loại email doanh nghiệp phổ biến

Email doanh nghiệp là gì? 5 loại email doanh nghiệp phổ biến

Ngày nay, email doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi để thể hiện sự chuyên nghiệp và là công cụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu đắc lực.
Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng marketing strategy

Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng marketing strategy

Chiến lược marketing là gì? Tìm hiểu cách xây dựng marketing strategy để bạn áp dụng vào công việc kinh doanh của mình được hiệu quả.
Case study là gì? Hướng dẫn phân tích và viết case study

Case study là gì? Hướng dẫn phân tích và viết case study

Hiểu rõ về case study trong marketing sẽ giúp bạn dễ dàng tạo nên các chiến dịch truyền thông nổi bật, đạt hiệu quả cao.
Định vị thương hiệu là gì? 9 chiến lược định vị phổ biến nhất

Định vị thương hiệu là gì? 9 chiến lược định vị phổ biến nhất

Định vị thương hiệu (brand positioning) là việc tạo dựng một vị thế riêng biệt cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Coupon là gì? Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi với mã coupons

Coupon là gì? Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi với mã coupons

Tìm hiểu cách tăng tỷ lệ chuyển đổi với mã coupons để giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và gia tăng doanh số hiệu quả nhất.
Chăm sóc khách hàng là gì? Mô tả chi tiết công việc CSKH

Chăm sóc khách hàng là gì? Mô tả chi tiết công việc CSKH

Chăm sóc khách hàng là hoạt động quan trọng được các doanh nghiệp xây dựng để mang đến sự hài lòng cho người dùng.