Có nên đầu tư kinh doanh nhượng quyền?

Đầu tư nhượng quyền là mô hình rất phát triển trong những năm gần đây. Mô hình này cho phép bạn thực hiện hoạt động kinh doanh trên một thương hiệu đã có sẵn, chỉ cần ít vốn và không cần phải có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vì sẽ nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền. Điều này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia ở các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích thì mô hình kinh doanh này cũng có một số điểm hạn chế. Điều này đã làm cho nhiều người phải cân nhắc liệu rằng có nên đầu tư kinh doanh nhượng quyền?
 

Có nên đầu tư kinh doanh nhượng quyền?
 

Lợi ích của đầu tư nhượng quyền thương hiệu

Không chỉ riêng ở Việt Nam, đầu tư kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cũng rất phổ biến ở nhiều nước khác trên thế giới. Sở dĩ mô hình này được nhiều người lựa chọn vì nó mang đến rất những lợi ích mà bên nhận nhượng quyền có thể dễ dàng thấy được như:

1. Được sử dụng thương hiệu bên nhượng quyền

Khi nhận được quyền kinh doanh từ bên nhượng quyền, bạn có thể tận dụng chính thương hiệu này để giới thiệu đến khách hàng về sản phẩm của mình. Hầu hết mọi người đều biết biết việc tạo dựng thương hiệu mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Vậy nên, bạn có thể tận dụng nhóm khách hàng trung thành đã có sẵn của thương hiệu để họ biết thêm về sản phẩm của mình.

2. Được hỗ trợ chiến lược Marketing

Một trong những lợi ích lớn nhất khi bạn đầu tư kinh doanh nhượng quyền đó chính là sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ về việc lên kế hoạch các chiến lược marketing. Những lời khuyên này là rất có ích bởi vì họ đã hiểu về sản phẩm, dịch vụ và khách hàng của mình. Chính vì vậy, những lời khuyên hữu ích này sẽ giúp cho chiến lực marketing của bạn được lên kế hoạch hoàn thiện và mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, bên nhượng quyền cũng có trách nhiệm chi trả chi phí marketing cho các hoạt động quảng bá trong phạm vi địa phương và cả quốc gia.
 

Có nên kinh doanh nhượng quyền?
 

3. Tận dụng nguồn nhân lực

Khi đầu tư vào nhượng quyền thương hiệu, điều bạn cần làm chỉ là tập trung vào điều hành các hoạt động kinh doanh. Bởi vì những công việc khác như xây dựng chiến lược marketing hay quy trình vận hành đều sẽ do bên nhượng quyền chịu trách nhiệm và chuyển giao cho bạn. Nhờ đó, bạn sẽ có được một nguồn nhân lực hỗ trợ chất lượng.

4. Có sẵn khách hàng trung thành 

Lòng trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu không phải chỉ xây dựng trong thời gian ngắn mà phải dựa trên quá trình dài những trải nghiệm mà họ có được. Vậy nên, đây được xem là lợi thế lớn khi bạn đầu tư kinh doanh nhượng quyền. Việc thương hiệu đã có được sự tin tưởng và chỗ đứng trên thị trường sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn được diễn ra thuận lợi hơn. 

5. Ít gặp rủi ro

Quá trình kinh doanh của bên nhượng quyền đã được xây dựng vững chắc nên thường sẽ có rất ít rủi ro. Hầu hết các sản phẩm hoặc dịch vụ khi tung ra thị trường đều được khách hàng tin tưởng, ủng hộ. Đồng thời, với mô hình kinh doanh này, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ một số hoạt động nên bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về sản phẩm hoặc làm thế nào để tạo ra chiến lược quảng bá hiệu quả. Điều này sẽ  giúp cho các hoạt động kinh doanh được thực hiện thuận lợi hơn.

6. Có sẵn mô hình kinh doanh

Bạn sẽ không mất thời gian để xây dựng một mô hình kinh doanh khi đầu tư vào nhượng quyền thương hiệu. Bởi vì bên nhượng quyền sẽ có trách nhiệm hỗ trợ trong việc quản lý, đào tạo nhân viên, các thủ tục về pháp lý,... Bạn sẽ được giúp đỡ cho đến khi hoạt động kinh doanh đi vào ổn định.
 

Kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền
 

Hạn chế của nhượng quyền thương hiệu

Mặc dù đã đầu tư vào kinh doanh nhượng quyền nhưng bạn vẫn không được tự do thực hiện hoạt động kinh doanh bởi vì thực chất đây là thương hiệu của một người khác. Bên cạnh đó, cùng một thương hiệu sẽ bao gồm nhiều hệ thống khác nhau và bạn phải cạnh tranh mới có được kết quả kinh doanh tốt nhất. Đặc biệt, các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing cũng chịu một phần kiểm soát của bên nhượng quyền. Điều này sẽ làm hạn chế tính sáng tạo khi phải chịu sự chi phối từ một bên khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể có những hạn chế về khu vực kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi danh tiếng của một cửa hàng trong thương hiệu không tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cơ sở kinh doanh của bạn. Và trong một số trường hợp, bên nhượng quyền sẽ yêu cầu bạn phải chia cho họ một phần lợi nhuận kinh doanh.
 

Có nên kinh doanh nhượng quyền không?
 

Có nên đầu tư kinh doanh nhượng quyền?

Câu hỏi được đặt ra ở đây là có nên kinh doanh nhượng quyền không? Có thể thấy, đầu tư vào nhượng quyền thương hiệu là một sự lựa chọn tốt dành cho những người muốn khởi nghiệp kinh doanh nhưng chưa có nhiều trải nghiệm trong ngành. Với mô hình này, bạn có thể bắt tay vào thực hiện kinh doanh ngay mà không cần phải mất thời gian để xây dựng thương hiệu. 

Kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền đó là bạn không nên chỉ xem xét về chi phí mua hay phí duy trì thương hiệu. Thay vào đó, bạn cần cân nhắc xem thương hiệu đó có nền tảng phát triển hay không, quá trình vận hành có hiệu quả không, bên nhượng quyền thương hiệu sẽ hỗ trợ gì,... bởi vì không phải thương hiệu nào cũng mang lại giá trị thực sự. Có rất nhiều doanh nghiệp dù chưa có được hiệu quả kinh doanh tốt nhưng họ lại tự “thổi phồng” thương hiệu của mình lên để thu hút lợi nhuận từ việc nhượng quyền. Vậy nên, bạn cần phải thận trọng, tỉnh táo trong việc đầu tư kinh doanh và lựa chọn đúng loại sản phẩm sẽ mang về lợi nhuận cao.
 

Nên kinh doanh nhượng quyền gì?
 

Nên kinh doanh nhượng quyền gì?

Bạn đang muốn đầu tư nhưng đang không biết kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ? Nếu bạn không có nhiều vốn và không muốn phải mất thời gian xây dựng thương hiệu thì có thể đầu tư nhượng quyền một trong các lĩnh vực hấp dẫn hiện nay tại Việt Nam như:

- Lĩnh vực ăn uống: Đây là một “mảnh đất màu mỡ” và có sức tăng trưởng ổn định. Trước đây, thị trường này chỉ có các ông lớn chiếm giữ như KFC, Lotteria, Mcdonald's,... thì ngày nay sân chơi này đã có thêm nhiều cái tên khác làm cho lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền F&B trở nên sôi động.

- Lĩnh vực bán lẻ: Đây là nơi tham gia cạnh tranh của các thương hiệu đình đám đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Viết Nam,... tại các thành phố lớn. Với dân số đông đúc và sức mua cao, lĩnh vực bán lẻ cũng là một trong những sự lựa chọn bạn nên cân nhắc.

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nhu cầu học tập từ trẻ nhỏ đến người lớn ngày càng cao đã giúp cho ngành đào tạo tại Việt Nam đang trên đà phát triển. Đây là lĩnh vực có vốn đầu tư cao nhưng lại mang đến lợi nhuận ổn định. Vậy nên, với số vốn ít của mình thì bạn có thể cân nhắc đầu tư nhượng quyền nếu thật sự yêu thích lĩnh vực này.

- Lĩnh vực thời trang: Trong xu hướng nhượng quyền tại châu Á, thời trang cũng là một trong những lĩnh vực được lựa chọn rất nhiều. Nhu cầu thời trang của người dân Việt Nam rất phong phú và đa dạng nên bạn có thể cân nhắc chọn một số thương hiệu như GUMAC, Couple TX, LODY, Seven Uomo,... để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Lĩnh vực thể dục và thể thao: Sau sự thành công của chuỗi phòng tập gym fitness và yoga đến từ các thương hiệu lớn như California Fitness & Yoga, Fit24, Elite Fitness,... thì hàng loạt thương hiệu nhỏ cũng xuất hiện. Đây là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư lớn về máy móc và trang thiết bị. Vậy nên, nếu bạn muốn kinh doanh nhượng quyền và có một số vốn tương đối thì đầu tư mở phòng tập fitness là một gợi ý đáng để cân nhắc.
 

Kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ?
 

Trên đây là là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h về lợi ích và hạn chế của mô hình nhượng quyền để bạn cân nhắc thêm về việc có nên đầu tư kinh doanh nhượng quyền hay không. Đối với một số người, nhượng quyền thương hiệu là sự lựa chọn hấp dẫn vì đã có sẵn mô hình kinh doanh và được hướng dẫn, đào tạo từ bên nhượng quyền. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những rủi ro và bạn cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được thương hiệu đầu tư mang đến kết quả kinh doanh tốt nhất. Để lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, ngoài xu hướng thị trường thì bạn cũng nên biết thế mạnh và niềm đam mê của bản thân là gì. Bởi vì, chỉ khi yêu thích lĩnh vực đó thì bạn mới có động lực làm việc và hướng đến thành công.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.