Hé lộ 12 bài học kinh doanh đắt giá không thể bỏ qua

Kinh doanh vẫn được mọi người biết đến là con đường dẫn lối thành công. Phải thừa nhận rằng, nhiều người đã xây dựng sự nghiệp, tạo được tiếng nói và chỗ đứng nhờ vào việc kinh doanh thuận lợi cùng những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít người cuối cùng đã thất bại trắng tay. Và bạn có biết rằng, dù là những người thành công hay thất bại thì chắc chắn trên con đường kinh doanh, họ cũng đều gặp phải những khó khăn, thử thách. Điều quan trọng đó là ai có đủ lòng can đảm, niềm đam mê không từ bỏ thì người đó sẽ về được đích.

Vậy khi nhìn vào những điều mà những người đi trước từng trải qua thì liệu có bài học nào để chúng ta có thể tham khảo, tiếp thu và áp dụng cho bản thân mình không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hé lộ 12 bài học kinh doanh đắt giá không thể bỏ qua, giúp bạn tự tin hơn trên con đường làm giàu của mình.
 

Hé lộ 12 bài học kinh doanh đắt giá không thể bỏ qua
 

Tổng hợp những bài học kinh doanh đắt giá bạn không nên bỏ qua

1. Tài chính là gốc rễ

Bài học đầu tiên và cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh, khởi nghiệp đó là tài chính. Người khôn ngoan là người biết rằng mình đang có bao nhiêu tiền, sẽ kiếm được bao nhiêu cũng như dự tính trước rằng số tiền đó được dùng vào mục đích gì. Chính vì thế, một trong những điều quan trọng trong kinh doanh đó là bạn cần lập ra cho mình một kế hoạch thật cụ thể, danh sách này bao gồm:

- Các khoản chi phí phải bỏ ra như: thuê địa điểm kinh doanh, thuê nhân viên, mua nguyên vật liệu, nhập sản phẩm, thực hiện các chiến dịch quảng cáo,....

- Đặt ra mục tiêu lợi nhuận hàng tháng.

- Thời điểm sẽ hoàn lại vốn.

- Trích ra một phần dự trù phòng trường hợp rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Quản lý tài chính hiệu quả không phải là điều đơn giản nhưng đây lại là yếu tố sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh. Sau khi đã có được nguồn vốn, bạn cần sử dụng những đồng tiền đó một cách thông minh, phân bổ hợp lý để “tiền đẻ ra tiền” chứ không phải là cứ vơi dần đi. Chỉ khi nắm vững được bài học này, bạn mới có thể cạnh tranh được trong môi trường khốc liệt như hiện nay.
 

Bài học kinh doanh
 

2. Hãy nắm bắt thời cơ

Thời cơ chỉ đến với những người biết nắm bắt và tận dụng, hơn hết là đôi khi bạn còn tìm ra được những cơ hội cho bản thân mình ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Đây chính một trong những bài học kinh doanh đắt giá mà bạn cần nắm được. Có lẽ bạn cũng thấy, những người thành công trên thế giới này họ luôn tìm ra hướng đi riêng, không đi vào lối mòn, cũng không đi vào con đường đã có đông người tham gia. Đó là yếu tố của sự khác biệt, liều lĩnh, dám thử thách chính mình để tạo được dấu ấn trên thương trường bằng những cơ hội mà mình nhìn thấy được.

Đôi khi, những khó khăn, thách thức lại như một chất xúc tác để bản thân bạn phải tìm ra cho mình một lối đi mới. Ví dụ như trước đây, không ai nghĩ rằng sẽ phải chuyển từ làm việc văn phòng sang làm việc tại nhà. Nhưng khi dịch Covid-19 lây lan nhanh và diễn biến nguy hiểm, Nhà nước đã ban hành lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội. Thật sự thì đây là thời điểm vô cùng khó khăn khi các doanh nghiệp phải gồng mình xoay sở, thích nghi và điều chỉnh để vượt qua.

Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, bên cạnh những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải thì đường như trong đó cũng là cơ hội để một số lĩnh vực có được bước tăng trưởng vượt bậc. Điển hình như các website thương mại điện tử, shop bán hàng online,... có số lượng người dùng và đặt hàng nhiều hơn. Các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là laptop và điện thoại di động cũng bán ra với số lượng lớn do nhu cầu học trực tuyến của con em,....

Đây đều là những cơ hội có được bên trong thách thức và chỉ cần biết nắm bắt thì bạn sẽ tìm ra lối đi riêng cho mình. Đồng thời, bạn cũng cần phải trải qua những khoảnh khắc khó khăn mới thể hiện được bản lĩnh cũng như khai phá ra khả năng mới của bản thân.

Bên cạnh đó, trong kinh doanh cũng có không ít những rủi ro. Điều này có thể xảy ra trên mọi phương diện và điều quan trọng là bạn cần phải biết chấp nhận chúng. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu như một doanh nghiệp không biết chấp nhận rủi ro thì sẽ rất nhanh chóng bị đào thải. GIống như Mark Zuckerberg - Nhà sáng lập & CEO của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã từng nói rằng: "Rủi ro lớn nhất là không dám chấp nhận bất kỳ rủi ro nào. Chiến lược duy nhất đảm bảo rằng sẽ thất bại là không chấp nhận những rủi ro”.

3. Học hỏi từ thất bại

Khi một người nào đó gặp thất bại, sẽ có hai sự lựa chọn dành cho họ, một là từ bỏ và hai là thử sức một điều gì đó mới lạ, hay ho hơn. Nếu như bạn chọn làm lại, cũng không có gì chắc chắn là sẽ nhận về được sự thành công. Nhưng ít nhất, ở mỗi lần thất bại, bạn cũng sẽ có được những bài học vô cùng quý giá mà không có sách vở hay một ai khác chỉ cho mình. Có câu nói “Failure is a wonderful teacher”, dịch ra thì nghĩ là “Thất bại là người thầy tuyệt vời”, miễn là bạn luôn sẵn sàng đứng lên sau mỗi lần va vấp và học hỏi thì chắc chắn đến một ngày nào đó cũng sẽ tìm ra được con đường đi đúng đắn dẫn đến thành công cho mình.

Dù có là một người đã có tiếng tăm trong xã hội thì cũng từng phải trải qua thất bại. Walt Disney từng bị sa thải khỏi một tờ báo vì họ cho rằng ông không đủ sáng tạo. Sau đó, ông đã chuyển sang thế giới tưởng tượng tuyệt vời dành cho những đứa trẻ trên thế giới. Hay nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey cũng từng bị cắt khỏi hợp đồng biểu diễn truyền hình đầu tiên của mình. Ở họ đều có điểm chung đó là dù thất bại cũng không bao giờ từ bỏ mà luôn xem đó là một bài học quý giá cho cuộc đời.

Chính vì thế, nếu như bạn đang gặp thất bại trong kinh doanh thì hãy xem như đây là một bài toán để “mổ xẻ”, phân tích thật kỹ càng từng bước để phát hiện mình đã làm sai từ bước nào. Từ đó, tìm cách cải thiện lại để có được lời giải đúng đắn nhất. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng sẽ không mắc phải lỗi lầm tương tự như thế này nữa. Biết chấp nhận thất bại là điều cần thiết. Nhưng chấp nhận và học hỏi được từ những thất bại còn là điều quan trọng hơn cả.
 

Những bài học kinh doanh
 

4. Học hỏi không ngừng và đừng ngại đổi mới

Có một câu nói rất hay đó là “The greatest lesson I have learned in life is that I still have a lot to learn”, nghĩa là “Bài học vĩ đại nhất mà tôi từng học trong cuộc đời là tôi vẫn còn có rất nhiều điều phải học”. Trên thế giới này, không có ai là biết tất cả, ngay những người thành công thì họ vẫn luôn không ngừng học hỏi, bởi vì kiến thức luôn là vô tận. Và bạn cũng không phải ngoại lệ, để thành công thì hãy học hỏi từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả những đối thủ của mình. Họ đều là những người thầy mang đến cho bạn thêm nhiều điều hay, thú vị, bổ ích và có thể là còn giúp ích rất nhiều cho công việc kinh doanh.

Đi cùng với sự học hỏi còn là không ngừng đổi mới sáng tạo. Đây là điều tất yếu khi cuộc sống luôn vận hành và thay đổi từng ngày. Đặc biệt, trong thời đại của khoa học công nghệ như hiện nay thì đổi mới chính là cách để chúng ta bắt kịp với xã hội, tránh bị tụt lùi so với mọi người. Bởi vì những gì phù hợp với hôm nay chưa chắc đã áp dụng được cho ngày mai. Vậy nên, bạn hãy luôn tìm kiếm những điều mới mẻ và đừng đặt ra bất kỳ giới hạn nào cho bản thân.

Cuối cùng, khi đã đạt được thành tựu thì cũng đừng ngủ quên trên chiến thắng. Xã hội tiến bộ buộc con người luôn phải thay đổi theo. Dù cho hiện tại bạn đang là người dẫn đầu xu hướng, nhưng không có nghĩa điều này sẽ tồn tại mãi mãi. Bởi vì ngoài kia vẫn đang có rất nhiều người luôn nỗ lực từng ngày. Chỉ cần một phút lơ là của bản thân cũng đủ để đối thủ tiến lên và chạy về đích trước. Kinh doanh giống như một cuộc chạy đua đường dài, điều quan trọng là bạn phải luôn giữ vững phong độ để mình luôn là người dẫn đầu cuộc chơi này.

5. Chọn đúng người, trao đúng việc

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” và bạn không thể nào thành công trong kinh doanh nếu như chỉ đơn phương độc mã trong “cuộc chiến đầy khốc liệt” này. Chính vì thế, một trong những bài học kinh doanh mà bạn cần nắm được chính là hãy xây dựng cho mình một đội ngũ nhân sự phù hợp. Họ là những con người có năng lực, cùng tầm nhìn, chí hướng để đưa doanh nghiệp phát triển.

Con người chính là một khoản đầu tư lớn nhất trong kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua. Chính vì thế, hãy tìm kiếm những người phù hợp nhất và phát huy sở trường của họ. Mỗi người đều có một thế mạnh khác nhau, điều quan trọng đó là bạn có biết khai thác, dùng đúng lúc, đúng chỗ để họ được tự tin show diễn tài năng của bản thân. Giống như nhà vật lý học Albert Einstein đã từng nói: “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời nó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”.

Thế nhưng, cũng có một vài doanh nghiệp đến khi đã dạt được những bước phát triển thì lại có xu hướng thuê những người kém hơn để đảm bảo quyền lực cá nhân. Chính điều này đã gây nên ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như các hoạt động khác trong doanh nghiệp. Vậy nên, bài học trong kinh doanh được rút ra ở đây mà bạn cũng cần biết đó là hãy chọn những người giỏi nhất để họ được phát triển và cống hiến tài năng của mình.
 

Những bài học kinh doanh đắt giá
 

6. Tin vào lựa chọn của chính mình

Mỗi một quyết định bạn đưa ra thì hãy chắc chắn với điều đó. Nếu như ngay cả bản thân mình cũng không có niềm tin thì rất nhanh thôi, công việc kinh doanh của bạn sẽ phải đứng trên bờ vực của sự thất bại. Vậy nên, bài học về kinh doanh ở đây đó là hãy tin vào những điều mà mình đã, đang và sẽ làm. Đây cũng chính là nguồn động lực to lớn về mặt tinh thần để bản thân không cảm thấy chán nản và bỏ buộc.

Bên cạnh đó cũng cần phải xác định trước rằng, trên con đường kinh doanh sẽ có một số người luôn tìm cách ngáng chân bạn. Hay đôi khi là những điều trỉ trích, những lời nói từ bên ngoài hoặc thậm chí họ còn cho rằng điều bạn đang làm chỉ là ảo tượng. Nhưng hãy quên hết những điều đó đi. Chỉ cần bản thân tin vào chính mình, yêu thích những điều đang làm là đủ, bởi vì sẽ không ai sống thay cho cuộc đời của bạn cả.

Giống như tấm gương biểu tượng truyền thông Arianna Huffington là một ví dụ. Khi tờ The Huffington Post được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2005, bà đã nhận về vô số lời chỉ trích, thậm chí còn có nhiều người nói rằng đây là một “thất bại không thể giải quyết”. Nhưng bà đã bỏ qua những lời nói đó, tiếp tục tin tưởng và theo đuổi con đường mà mình đã chọn. Cuối cùng, mỉm cười đã đến với bà khi The Huffington Post trở thành một trong những ấn phẩm trực tuyến hàng đầu thế giới về tin tức và thông tin.

Qua bài học kinh doanh này, chúng tôi chỉ muốn bạn hiểu rằng thời gian là có hạn và đừng lãng phí vào những điều không đáng. Thay vào đó, hãy tập trung sức lực để làm những điều mà bản thân mình tin tưởng và cho là đúng. Dù có thất bại thì cũng chẳng sao, vì ít nhất bạn cũng đã dám sống thật với lý tưởng của mình và đó cũng chính là giá trị đích thực cần tìm kiếm trong cuộc sống này.

7. Sự hoàn hảo là kẻ thù của tiến bộ

“Sự hoàn hảo là kẻ thù của tiến bộ” là câu nói nổi tiếng của Winston Churchill. Với câu nói này, bài học được rút ra ở đây là hãy ngừng theo đuổi sự hoàn hảo. Có rất nhiều người bị áp lực của sự hoàn hảo khiến cho thời gian bị lãng phí bởi những việc không quan trọng, hay những quyết định được đưa ra một cách chậm trễ và có thể khi đó, cơ hội đã vụt qua.

Chính vì thế, các doanh nghiệp nhanh nhẹn, thích ứng tốt và vừa làm, vừa thay đổi, cải tiến bao giờ cũng đi đến thành công nhanh hơn. Bạn sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo, đặc biệt là trong lần thử nghiệm đầu tiên. Thay vào đó, hãy đảm bảo việc cân bằng giữa sự sẵn sàng trong sáng kiến với khả năng nhanh nhẹn và tốc độ, có như vậy mới theo kịp được với thời buổi hiện nay.

 

Bài học về kinh doanh
 

8. Thời gian là tài nguyên quý giá nhất

Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói “thời gian là vàng, là bạc”. Bởi vì một khi thời gian đã trôi qua rồi thì sẽ không bao giờ quay trở lại được. Có bao giờ bạn dành thời gian của mình để làm những việc vô bổ, rồi khi nhìn lại thì suy nghĩ giá như lúc đó mình nên làm cái này, nên làm cái kia có phải tốt hơn không? Nhưng tất cả đều là đã qua đi và cuộc sống vẫn cứ không ngừng vận hành.

Chính vì thế, một trong những bài học kinh doanh đắt giá bạn cần biết đó là hãy nhận định rõ việc nào quan trọng và tốn nhiều thời gian thì nên cân nhắc sắp xếp để xử lý trước. Còn những việc không quan trọng hoặc tốn ít thời gian thì có thể làm xen kẽ để đảm bảo mọi thứ được hoàn thành một cách chỉn chu và đúng theo như kế hoạch.

Hơn hết đó là bằng việc sắp xếp công việc rõ ràng, cụ thể như vậy, bạn sẽ có được một khoảng thời gian để đầu tư cho bản thân. Có thể là học hỏi thêm những điều mới để phát triển cho công việc kinh doanh, hay là dành thời gian cho gia đình. Biết cách quản lý thời gian hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc tạo ra nguồn vốn trong tương lai, đồng thời đạt được nhiều thành tựu hơn trong cuộc sống lẫn công việc.

9. Tất cả các ý tưởng phải bắt nguồn từ tính thực tế

Dù cho bạn có một ý tưởng kinh doanh hay, hấp dẫn đến đâu nhưng mọi thứ vẫn chỉ đạt giá trị khi có tính thực tế. Ví dụ như bạn có ý tưởng cho một sản phẩm tuyệt vời, nhưng lại không có nguồn lực cũng như chưa đủ khả năng thực hiện thì cuối cùng cũng đành từ bỏ. Thực tế thì điều này cũng đã xảy ra với rất nhiều doanh nghiệp. Bạn có một khái niệm mới mang tính cách mạng, nhưng lại không có cách nào để biến điều đó trở nên khả thi hay có lợi thuận thì chắc chắn cũng không thể thực hiện được. Đôi khi, ý tưởng hay nhất lại chỉ là những điều thực tế.

10. Hiểu rõ khách hàng

Một bài học kinh doanh cơ bản nhưng cũng vô cùng quan trọng và được xem là then chốt bạn cần nắm đó là hiểu rõ về thị trường cũng như xác định đúng khách hàng của mình là ai. Việc vẽ cho mình bức tranh chân dung khách hàng một cách chi tiết nhất, bao gồm: độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích,... sẽ giúp bạn đưa ra được phương án tiếp cận họ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ví dụ như ngày nay, mạng xã hội đang rất phát triển, tận dụng điều này bạn có thể sử dụng những kênh truyền thông online sao cho hiệu quả. Xác định đúng khách hàng là một bước vô cùng quan trọng để có thể đạt được thành công. Tuy nhiên, đây là một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp non trẻ, mới thành lập thường bỏ qua. Họ chỉ quan tâm đến việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mà không biết ai mới thực sự là khách hàng của mình? Họ cần gì và muốn gì? Họ đang gặp khó khăn gì? Khi đó, những sản phẩm dù cho có tốt đến đâu thì cũng chẳng thể thu hút được người mua hàng. Tất nhiên, nếu như doanh nghiệp không nhanh chóng có sự nghiên cứu lại thì sẽ rất nhanh đứng trên bờ vực của sự thất bại.
 

Những bài học về kinh doanh
 

11. Kiên trì là nền tảng của thành công

Bạn làm gì không quan trọng, quan trọng đó là bạn có đủ kiên trì và làm được trong bao lâu. Trong kinh doanh cũng như công việc, có những người nhạy bén, tiếp thu nhanh, nhưng bên cạnh đó cũng có một vài cá nhân chậm chạp. Nhưng dù cho họ có là ai đi chăng nữa thì người về đích chính là những người luôn kiên trì với mục tiêu mà mình đặt ra.

Trong bài học về kinh doanh, để thành công thì mỗi bước đi của bạn cần phải thật vững chắc. Chỉ khi hoàn thành được mục tiêu nhỏ thì ước mơ chạm đến mục tiêu lớn lao hơn mới có thể tồn tại được. Điều đó cũng tương tự như một ngôi nhà. Trước tiên phải xây phần móng, rồi đến những cột trụ vững chắc, tiếp theo mới hoàn thiện phần tường, trần và các chi tiết khác. Mọi thứ phải làm theo một trình tự, kiên trì và không nên nóng vội. Bởi vì chỉ cần một cây cột không vững chắc thì có thể sẽ khiến cho ngôi nhà sụp đổ sau trận mưa lớn.

Đối với kinh doanh cũng không phải ngoại lệ, bạn cần có cho mình một sơ đồ phát triển công việc cũng như đặt mục tiêu cụ thể cho từng bước. Nếu vội vàng, thành công sẽ không bền vững, giống như ông bà ta có câu “chậm mà chắc”.

12. Đừng phớt lờ sức khỏe

Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng trong bài học kinh doanh khởi nghiệp đó là hãy biết quý trọng sức khỏe của mình. Bạn bỏ thời gian, công sức của mình để đạt được thành công trong công việc, nhưng đánh đổi là sức khỏe thì điều đó cũng không nên làm. Bởi vì dù gì, những giá trị mà ta tạo ra cũng chính là để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân, gia đình và những người xung quanh. Khi đã thành công nhưng lại không có đủ sức khỏe để hưởng thụ thì chẳng phải điều đó cũng trở nên vô nghĩa sao?

Một số bài học kinh doanh từ những tỷ phú nổi tiếng

Có bao giờ bạn nhìn những người thành công trên thế giới mà ước rằng mình cũng được giống như họ? Thật ra, để đạt được điều đó thì trong kinh doanh, họ cũng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thất bại. Nhưng điểm chung đó là họ không từ bỏ và sẵn sàng đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Nhờ đó mà chúng ta có được những bài học kinh doanh thực tế và vô cùng ý nghĩa.

1. Bài học kinh doanh từ Bill Gates

Bill Gates là một vị doanh nhân, tỷ phú vô cùng nổi tiếng và đồng thời ông cũng là người sáng lập ra một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới Microsoft. Có thể nói rằng, sự nghiệp mà ông đã gây dựng được hoàn toàn từ hai bàn tay trắng. Dù năm 20 tuổi mới tham gia vào ngành công nghệ phần mềm nhưng đến năm 31 tuổi, Bill Gates đã trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất nước Mỹ.

Sau đó, với khối tài sản không ngừng tăng lên thì đến năm 37 tuổi ông chính là người giàu nhất nước Mỹ cũng như nhận được nhiều giải thưởng khoa học kỹ thuật quốc gia. Và từ năm 39 tuổi đến nay thì cái tên Bill Gates liên tục xuất hiện trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới. Với sự tích lũy kinh nghiệm trên thương trường trong thời gian dài, ông đã đúc kết ra những bài học quý giá như:

- Thay vì ngồi và mơ mộng thì hãy bắt tay vào làm đi.

- Khi có tinh thần lạc quan, bạn sẽ tiến được xa hơn.

- Hãy luôn có cho mình niềm tin và sự hiếu kỳ để khám phá, học hỏi những điều mới lạ.

- Đừng chỉ dằn vặt và chìm trong lỗi lầm mà hãy rút ra bài học từ đó. Hãy cố gắng đi lên từ những thất bại của mình.

- Luôn tìm kiếm những người thông minh nhất trong trong ngành máy tính bởi họ chính là người sẽ giúp doanh nghiệp phát triển.
 

Bài học khởi nghiệp
 

2. Bài học kinh doanh từ Steve Jobs

Môt doanh nhân thế giới khác với các sản phẩm hiện đại, đi đầu công nghệ cũng là tấm gương sáng để bạn học hỏi đó là nhà thiết kế và doanh nhân người Mỹ, người đồng sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Apple Inc - Steve Jobs.

Ông chính là người tiên phong trong cuộc cách mạng máy vi tính và điện thoại thông minh, có đóng góp không nhỏ đến sự thành công của Apple với các dòng sản phẩm như: iPhone, iPod, iPad, Macbook. Để đạt được điều này cũng không phải đơn giản, và thông qua những điều Steve Jobs làm được, bạn có thể học được những bài học về kinh doanh như:

- Tự tạo ra thị trường cho sản phẩm, bởi vì ông không tin vào các tài liệu nghiên cứu thị trường vì cho rằng ngay cả người tiêu dùng cũng không thật sự biết họ muốn gì cho đến khi chúng ta khám phá ra.

- Không phải lúc nào bạn cũng là người đi đầu trong phát triển sản phẩm nhưng bằng việc cải tiến ý tưởng có sẵn, định hình lại thì bạn có thể biến điều đó thành thứ để thống trị thị trường.

- Steve Jobs ghét sự phức tạp, với ông đơn giản luôn là ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là lý do các sản phẩm của Apple thường khá dễ sử dụng và được thiết kế đơn giản đến mức tối thiểu.

- Steve Jobs nổi tiếng với việc luôn tìm kiếm nhân tài. Một khi đã tìm ra họ, ông sẽ tự mình thuyết phục cho bằng được để họ về làm việc cho Apple.

3. Bài học kinh doanh từ Phạm Nhật Vượng

Không chỉ trên thế giới mà nay cả Việt Nam cũng có một số người thành công sẽ cho bạn những bài học trong kinh doanh vô cùng quý giá, ví dụ như tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ông chính là người sáng lập là chủ tịch của tập đoàn VinGroup - một trong những tập đoàn lỡn nhất Việt Nam. Đồng thời, trong nhiều năm liền, ông là vị tỷ phú giàu nhất nước ta được nhiều người ngưỡng mộ.

Tất nhiên, để đi được đến thành công này thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, nỗ lực. Khi nhìn lại thì quãng thời gian đó đã để lại rất nhiều bài học như:

- Cần phải làm việc theo quy trình, phân nhóm và có sự rà soát chặt chẽ.

- Thành công không phải vạch đích và cũng không có đích. Thay vào đó, hãy luôn đặt mục tiêu để bản thân không ngừng vươn cao, vươn xa hơn để chinh mục những điều mới.

- Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì cũng phải luôn giữ cho mình tinh thần startup chứ đừng vội vàng hưởng thụ.

- Nhân viên nên học hỏi từ lãnh đạo, cấp trên phải luôn dẫn dẫn cấp dưới và mọi vị trí đều có những chỉ tiêu riêng. Chính vì thế nên ông đã xây dựng một lộ trình thăng tiến rõ ràng để kích thích sự ham học hỏi, nỗ lực cống hiến của nhân viên.

- Nên hỏi học cả những đối thủ của mình để biết vì sao họ lại thành công đến như vậy để tự mình đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

- Thưởng phạt phân minh sẽ nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

- Biến lợi thế của doanh nghiệp thành vũ khí mạnh nhất để cạnh tranh với đối thủ.

- Nghe khách hàng nói, khách hàng chê thì mới làm ra sản phẩm tốt và có ích. Việc tạo ra sản phẩm có ích với khách hàng cũng chính là có ích đối với doanh nghiệp.
 

Bài học kinh doanh khởi nghiệp
 

Còn có rất nhiều điều khác mà bạn cần phải học hỏi để có thể kinh doanh thành công. Chính vì thế, hãy giữ cho mình một tinh thần luôn sẵn sàng tiếp thu kiến thức, bởi vì chỉ có như vậy thì bạn mới có thể theo kịp với thời đại, không bị xã hội bỏ xa. Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h về một số bài học kinh doanh đắt giá. Hi vọng rằng bài viết sẽ là bước đệm để giúp bạn đạt được thành công với những dự định của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

WIP là gì? Cách quản lý tiến độ công việc hiệu quả với WIP

WIP là gì? Cách quản lý tiến độ công việc hiệu quả với WIP

WIP là những công việc hoặc sản phẩm đang được thực hiện nhưng chưa hoàn thành, phản ánh tiến độ trong quá trình sản xuất, quản lý.
Profit Margin là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận

Profit Margin là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận

Profit Margin không chỉ đơn thuần là con số tài chính mà còn là thước đo quan trọng cho thấy khả năng vận hành hiệu quả của doanh nghiệp.
Nhượng quyền là gì? Các hình thức nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền là gì? Các hình thức nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền là mô hình giúp mở rộng thương hiệu, xây dựng mạng lưới kinh doanh nhờ tính chất chia sẻ rủi ro và giảm chi phí ban đầu.
Hướng dẫn cách bán hàng trên TikTok lãi khủng, nổ ngàn đơn

Hướng dẫn cách bán hàng trên TikTok lãi khủng, nổ ngàn đơn

Bán hàng trên TikTok là xu hướng mạnh mẽ, giúp mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng.
CCO là gì? Các nhiệm vụ chính của Chief Customer Officer

CCO là gì? Các nhiệm vụ chính của Chief Customer Officer

CCO là vị trí điều hành cao cấp, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của tổ chức để đảm bảo hiệu quả của chiến lược công ty.
Chỉ số ROI là gì? Cách tính ROI chính xác và hiệu quả

Chỉ số ROI là gì? Cách tính ROI chính xác và hiệu quả

Liệu số tiền bỏ ra trong chiến dịch marketing có mang về lợi nhuận tương xứng? Đừng đoán mò! ROI sẽ cho bạn đáp án chính xác.