Doanh nhân là gì? Tố chất cần có của doanh nhân thành đạt

Nếu bạn là một người kinh doanh hay đơn giản là thường xem các tin tức liên quan đến kinh tế trên các phương tiện truyền thông, chắc chắn cũng đã quen thuộc với từ “doanh nhân”. Họ đều là những người thành đạt trong sự nghiệp cũng như có sức ảnh hưởng đến một quốc gia. Cũng vì vậy mà nhiều người nhận định rằng doanh nhân chính là những người có tiền, là người giàu có trong xã hội. Vậy thì điều này có đúng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu doanh nhân là gì và những tố chất cần có của doanh nhân thành đạt để trả lời cho câu hỏi đó nhé.
 

Doanh nhân là gì? Những tố chất cần có của doanh nhân thành đạt
 

Doanh nhân là gì?

Bạn có biết doanh nhân tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, doanh nhân được gọi là entrepreneur, là một từ được dùng để chỉ tầng lớp gắn liền với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản mới. Họ đều là những người thành đạt trong sự nghiệp của mình. Cũng chính điều này đã tạo ra một hiệu ứng tâm lý, làm cho nhiều người nghĩ rằng bất cứ ai thành đạt cũng được gọi là doanh nhân.

Trên thực tế thì khái niệm doanh nhân được dùng để chỉ những người làm kinh doanh, đôi khi họ cũng có thể là người chủ chốt trong việc quản trị hay người điều hành của một doanh nghiệp. Ngoài ra, đó cũng có thể là những người đại diện cho các cổ đông, chủ sở hữu hoặc người trực tiếp điều hành các doanh nghiệp.

Khi được hiểu theo nghĩa rộng hơn thì doanh nhân là những người làm công việc quản trị trong doanh nghiệp và họ sẽ có những phẩm chất nổi trội như:

- Có năng khiếu về kinh doanh.

- Có đa dạng kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm phong phú để ứng dụng linh hoạt trong kinh doanh.

- Tự tin, làm việc chăm chỉ, có kỷ luật và luôn cống hiến hết mình cho công việc.

- Có khả năng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.
 

Doanh nhân là gì?
 

Doanh nhân gồm những ai? Các loại doanh nhân thường gặp

Không phải tất cả doanh nhân đều giống nhau và có cùng một mục tiêu chung. Dưới đây là một số loại doanh nhân thường gặp:

1. Người sáng lập

Người sáng lập là những cá nhân biết nắm bắt cơ hội, đưa ra các lựa chọn kinh doanh phù hợp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ phát triển trong thời gian dài và đạt đến đỉnh cao. Kiểu doanh nhân này rất quan tâm đến lợi nhuận và sự giàu có mà họ sẽ xây dựng. Vậy nên, họ thường bị thu hút bởi những ý tưởng tạo ra thu nhập thặng dư. Bởi vì những người sáng lập đang tìm kiếm các cơ hội đúng lúc nên những quyết định mà họ đưa ra có thể chỉ trong thời gian ngắn.

2. Người đổi mới, sáng tạo

Những doanh nhân đổi mới dùng để chỉ những cá nhân nghĩ ra một ý tưởng hay sản phẩm tuyệt vời mà trước đó chưa có ai nghĩ ra, ví dụ về doanh nhân thuộc loại này đó chính là Thomas Edison, Steve Jobs và Mark Zuckerberg. Họ đã làm việc trên những gì mà họ yêu thích và tìm thấy cơ hội kinh doanh thông qua đó.

Thay vì tập trung vào tiền bạc, những nhà sáng tạo quan tâm nhiều hơn đến tác động của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với xã hội. Những cá nhân này không phải người giỏi nhất trong việc điều hành vì họ chỉ tạo ra ý tưởng. Vậy nên, họ thường dành công việc điều hành cho những người có năng lực chuyên môn cao hơn.

3. Người xây dựng

Các doanh nhân thuộc nhóm người xây dựng sẽ tìm ra các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường chỉ trong thời gian ngắn. Họ thường sẽ đạt được doanh thu cao trong từ 2 - 4 năm đầu tiên và con số này còn có thể tăng lên rất nhiều lần ở những năm tiếp theo. Những người xây dựng luôn tìm cách để tạo nên một nền móng mạnh mẽ cho doanh nghiệp bằng cách thuê những người tài năng và tìm kiếm những nhà đầu tư tốt nhất. Họ là những người phù hợp với hướng phát triển nhanh chóng nhưng cũng có thể gây khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân và công việc.

4. Người điều hành

Người điều hành thường có óc phân tích rất nhạy bén trong kinh doanh và đa số không thích rủi ro. Họ sẽ có một bộ kỹ năng cứng vững chắc trong lĩnh vực cụ thể thông qua việc học tập hoặc từ những trải nghiệm thực tế. Một doanh nhân chuyên nghiệp sẽ xây dựng doanh nghiệp của họ thông qua mạng lưới và những lời giới thiệu, điều này cũng dẫn đến việc tăng trưởng chậm hơn so với một doanh nhân xây dựng.
 

Doanh nhân
 

Vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế

Doanh nhân là một bộ phận tuy không nhiều so với dân số của một quốc gia nhưng lại có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Vai trò của các doanh nhân đó là xây dựng một doanh nghiệp có cơ sở vận hành ổn định và phát triển, từ đó góp phần tạo ra hàng hóa chất lượng, uy tín, đáng tin cậy. Đồng thời, họ cũng góp phần giải quyết các dịch vụ cho xã hội, mang lại công ăn việc làm ổn định cho người dân không chỉ đối với quốc gia của mình và còn cho các quốc gia khác trên thế giới.

Trước tiên, doanh nhân chính là người tạo ra lợi nhuận và có những đóng góp tích cực cho xã hội. Họ là tập hợp cho một tầng lớp, hay còn được gọi là tầng lớp doanh nhân. Trước đây, doanh nhân Việt Nam chủ yếu chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tuy nhiên, nhờ vào những tiến bộ, không ngừng học hỏi, sáng tạo và đổi mới thì họ đã bắt đầu có những bước tiến mới, đặc biệt là việc đầu tư ra nước ngoài. 

Có thể thấy, trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, giữa các doanh nhân đã có sự cạnh tranh khốc liệt không những trong nước mà còn ở quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, những yêu cầu từ khách hàng cũng ngày một cao hơn, điều này cũng là do xã hội có cái nhìn khắt khe hơn về bổn phận của một doanh nhân, yêu cầu họ phải có trách nhiệm trước cộng đồng và xã hội.

Chính vì vậy, các doanh nhân nếu như muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì không những phải tuân thủ các chuẩn mực trong kinh doanh, để đảm bảo thu về lợi nhuận, hay thậm chí là siêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, còn có cả những chuẩn mực liên quan đến việc bảo vệ người lao động, thực hiện bình đẳng giới, khắc phục ô nhiễm môi trường hay góp phần phát triển cộng đồng.

Những tố chất thường thấy ở một doanh nhân thành công

Bạn có biết câu chuyện của những doanh nhân thành công có điểm gì chung không? Đó chính là họ đều là những người kiên trì theo đuổi đam mê. Niềm đam mê được xem là điều quan trọng nhất để khởi nghiệp thành công.

Có thể bạn mong muốn mình sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt với khối tài sản khổng lồ khi ước mơ kinh doanh trở thành hiện thực. Nhưng đồng thời bạn cũng phải chấp nhận những rủi ro có thể xảy đến, đó có thể là nguồn thu nhập không được đảm bảo, doanh nghiệp thua lỗ, tài sản cá nhân có thể bị ảnh hưởng,... Tuy nhiên, việc tuân thủ những nguyên tắc trong kinh doanh sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro một cách đáng kể, Sau đây là một số tố chất để trở thành một doanh nhân thành đạt:

1. Đam mê kinh doanh, làm giàu

Đam mê kinh doanh và làm giàu chính là nguồn độc lực to lớn để biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thục. Đây cũng chính là đặc điểm tính cách quan trọng nhất mà bất kỳ một doanh nhân thành công nào cũng đều có và họ luôn sẵn sàng theo đuổi những gì mình muốn. Họ thành công là bởi vì họ chọn làm những điều mà mình yêu thích và tìm cách làm giàu từ đam mê.

Bạn có bao giờ cảm thấy hứng thú khi thực hiện một dự án cho môn học và kết thúc với kết quả nhận được là điểm A+? Cảm giác khi nhận được kết quả này đó chính là sự vui mừng tột độ, hạnh phúc và mãn nguyện với những nỗ lực mà bản thân đã bỏ ra. Đây cũng chính là cách mà các doanh nhân cảm nhận được khi họ nhìn thấy những kết quả tuyệt vời từ nỗ lực họ đã bỏ ra trong công việc.
 

Thế nào là doanh nhân?
 

2. Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo ở đây đó chính là việc bạn biết nắm bắt cơ hội một cách nhanh chóng trong thị trường đầy rẫy những biến động như hiện nay. Tư duy sáng tạo của một doanh nhân sẽ góp phần không nhỏ để doanh nghiệp tránh được những đối đầu trực tiếp từ đối thủ thông qua việc nhanh nhạy nắm bắt những nhu cầu mới của thị trường.

3. Đa năng, linh hoạt

Rất ít người thành công tìm ra công thức kinh doanh hoàn hảo ngay từ ban đầu mà không có sự thay đổi nào trong quá trình hoạt động. Ngược lại, ý tưởng cần phải được biến đổi theo thời gian và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cho dù là điều chỉnh thiết kế sản phẩm, thay đổi thực đơn trong menu, thử nghiệm hương vị mới cho món ăn,... đều cần phải thực hiện các phép thử và mắc sai lầm thì mới có thể tìm ra hướng đi đúng đắn.

Ví dụ như ban đầu, Cựu chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Starbucks, Howard Schultz nghĩ rằng chơi nhạc opera của Ý tại cửa hàng sẽ làm nổi bật trải nghiệm khách hàng tại quán cà phê Ý mà ông đang quản lý. Tuy nhiên, dường như sự kết hợp này lại không mang đến kết quả tốt như mong muốn. Do đó, Schultz đã loại bỏ vở opera và thay thế bằng một ý tưởng mới thú vị hơn.

4. Họ tò mò và có óc sáng tạo

Các công ty phát triển mạnh trên thị trường hầu hết đều được xây dựng từ sự sáng tạo sơ khai của những người đặt viên gạch nền móng đầu tiên. Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay đã buộc những doanh nhân phải đưa ra ý tưởng ban đầu thật sáng tạo và mới lạ để tạo sự khác biệt với những doanh nghiệp khác. Sáng tạo ở đây có nghĩa là nghĩ ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo. Bên cạnh đó cũng có thể là tìm ra hướng giải quyết hiệu quả cho một vấn đề không phải chỉ theo cách truyền thống mà đó có thể là một thứ gì đó rất mới mẻ.
 

Vai trò của doanh nhân
 

5. Tự tin, có khả năng giao tiếp 

Giao tiếp thành công rất quan trọng trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, bất kể bạn làm gì. Đây cũng là điều quan trọng hàng đầu trong quá trình điều hành một doanh nghiệp. Từ việc truyền đạt ý tưởng và chiến lược cho các nhà đầu tư tiềm năng đến chia sẻ kế hoạch kinh doanh với nhân viên hay đàm phán hợp đồng với đối tác, tất cả đều yêu cầu bạn phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

6. Có tầm nhìn là tố chất quan trọng của doanh nhân

Đặc điểm của doanh nhân thành công là khi có tầm nhìn, định hướng cụ thể cho những bước tiếp theo và sự phát triển của doanh nghiệp. Trong các kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong thời gian 5 năm, 10 năm đều đòi hỏi người doanh nhân phải có tầm nhìn xa về khả năng thực hiện, những khó khăn có thể sẽ gặp phải hay kết quả đạt được. Từ đó, có sự điều chỉnh đúng đắn và phù hợp.

Bên cạnh đó, tầm nhìn của một người doanh nhân còn thể hiện ở việc nắm bắt nhu cầu thị trường. Để có thể vươn lên và trở thành người dẫn đầu, bạn cần hiểu về sự vận động của thế giới và sự thay đổi của con người. Từ đó, mới có thể nhanh chóng tạo ra những giá trị thiết thực và hiệu quả. Có tầm nhìn xa trông rộng cũng là một trong những điểm quan trọng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng - một trong những doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam.

7. Kiên trì và sẵn sàng đương đầu với thất bại

Điều hành công việc kinh doanh là điều vô cùng khó khăn, đặc biệt là khi bạn bắt đầu từ con số 0. Điều này đòi hỏi bạn cần phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức, sự cống hiến và đồng thời còn phải đối mặt với sự thất bại có thể đến bất cứ khi nào. Đây cũng chính là lúc để một người doanh nhân thể hiện bản lĩnh của mình, đó là sự kiên cường trước mọi khó khăn trên con đường kinh doanh. 

Ban đầu, bạn có thể cảm thấy việc kinh doanh rất khó khăn và dễ bị nản lòng. Tuy nhiên, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, không phải ai cũng có đủ khả năng để trở thành một doanh nhân thành công mà điều đó có được sau khi họ đã đi qua rất nhiều khó khăn. Vậy nên, điều quan trọng đó là bạn đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.

Làm sao để trở thành doanh nhân?

Sau khi biết được những tố chất mà một doanh nhân cần có thì câu hỏi tiếp theo đó là làm sao để trở thành doanh nhân? Bạn không cần phải trở nên nổi tiếng hay giàu có mới trở thành một doanh nhân thành công. Bởi cũng có rất nhiều doanh nhân tuy không quá giàu, ít người biết đến nhưng họ đã có một ý tưởng độc đáo và tạo ra công việc kinh doanh phát đạt. Họ có thể là những người đã nghỉ hưu và đang làm cố vấn cho doanh nghiệp, là bà mẹ phát minh ra tiện ích thiết thực,.... Có thể nói, đề trở thành một doanh nhân bạn cần phải trải qua nhiều bước, cụ thể như:

- Tập trung phát triển các tố chất cùng kiến thức, kỹ năng mềm quan trọng để trở thành một doanh nhân.

- Có một ý tưởng kinh doanh tuyệt mời và làm cho nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra vì ý tưởng này.

- Lên kế hoạch thật chi tiết để đi đến thành công.

- Thực hiện các hoạt động một cách nhất quán và luôn hướng đến mục tiêu đã đặt ra.
 

Để trở thành doanh nhân
 

Những doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam và thế giới

Chắc hẳn bạn cũng biết, nền kinh tế của thế giới chịu ảnh hưởng rất lớn từ những doanh nhân. Họ tuy là một bộ phận nhỏ nhưng mang đến đóng góp vô cùng thế giới. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà khi nhắc tới doanh nhân thế giới, chúng ta không thể không biết những vị doanh nhân nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn như:

- Jeff Bezos - Sáng lập viên, chủ tịch và CEO của Amazon.com.

- Bill Gates - Chủ tịch kiêm kiến trúc sư của Công ty phần mềm Microsoft.

- Mark Zuckerberg - Người sáng lập ra Facebook, là mạng xã hội nhiều người dùng nhất hiện nay.

- Larry Page và Sergey Brin - Đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google.

- Richard Branson - Người sáng lập của Virgin Group.

- Steve Jobs - Đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, tập đoàn lớn nhất thế giới hiện nay.

- Larry Ellison - Đồng sáng lập tập đoàn Oracle.

Bên cạnh đó, trên thế giới cũng còn nhiều doanh nhân khác có tầm ảnh hưởng lớn như: Ritesh Agarwal, Vijay Shekhar Sharma, Elon Musk,.... Hay không chỉ thế giới mà ngay cả ở Việt Nam cũng có những doanh nhân nổi tiếng và có nhiều đóng góp to lớn như:

- Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO tại Vietjet Air.

- Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai.

- Doanh nhân Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Người sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên.

Ngoài ra, cũng còn nhiều cái tên đáng chú ý khác nằm trong giới doanh nhân Việt Nam như: bà Nguyễn Thị Mai Thanh, ông Trương Gia Bình, bà Phạm Thị Việt Nga, ông Trần Bá Dương,.... 
 

Ví dụ về doanh nhân
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu rõ hơn thế nào là doanh nhân và làm sao để trở thành doanh nhân. Liệu rằng đây có phải là ước mơ của bạn? Nếu đúng vậy thì hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã có những định hướng ban đầu để thực hiện ước mơ này nhé.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Telesales là gì? Mô tả công việc và yếu tố cần có để làm telesales

Telesales là gì? Mô tả công việc và yếu tố cần có để làm telesales

Mặc dù tìm kiếm công việc telesales không quá khó khăn nhưng để trở thành một nhân viên xuất sắc thì bạn cần sở hữu nhiều tố chất.  
Truyền thông đại chúng là gì? Các phương tiện phổ biến

Truyền thông đại chúng là gì? Các phương tiện phổ biến

Truyền thông đại chúng không chỉ có sức mạnh lan truyền thông tin hiệu quả mà còn hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.  
Môi trường vĩ mô là gì? Giải mã 6 yếu tố của môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là gì? Giải mã 6 yếu tố của môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm toàn bộ những yếu tố, lực lượng có tác động đến cách thức hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.   
Môi trường vi mô là gì? 6 yếu tố cốt lõi trong môi trường vi mô

Môi trường vi mô là gì? 6 yếu tố cốt lõi trong môi trường vi mô

Môi trường vi mô như một hệ sinh thái gắn bó chặt chẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và việc ra quyết định của doanh nghiệp.
Nhân khẩu học là gì? Giải mã các yếu tố của nhân khẩu học

Nhân khẩu học là gì? Giải mã các yếu tố của nhân khẩu học

Nhân khẩu học đã trở thành công cụ mạnh mẽ được doanh nghiệp tích hợp vào chiến lược marketing để nhắm đúng đối tượng mục tiêu.  
DOL là gì? Công thức tính đòn bẩy kinh doanh DOL và ví dụ

DOL là gì? Công thức tính đòn bẩy kinh doanh DOL và ví dụ

DOL là một chỉ số mô tả sự biến đổi tương quan giữa doanh thu với lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi có sự thay đổi trong doanh thu.