Kỹ năng sống là gì? Các kỹ năng sống cơ bản không thể bỏ qua

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao có một số người thành công, nhưng cũng những người không đạt được điều đó? Bạn có nhận thấy rằng những người thông minh nhất rất hiếm khi là người nắm quyền không? Bởi vì thông minh chỉ là một điều kiện cần để hạnh phúc và thành công. Còn bên cạnh đó bạn cần phải phát triển thêm các kỹ năng sống cơ bản khác liên quan đến hành vi và tâm lý. Vậy kỹ năng sống là gì và các kỹ năng sống cơ bản nào bạn không thể bỏ qua để có được những điều mà mình mong muốn trong cuộc sống cũng như công việc?
 

Kỹ năng sống là gì? Các kỹ năng sống cơ bản không thể bỏ qua
 

Kỹ năng sống là gì?

Hiểu đơn giản thì khái niệm kỹ năng sống chính là những khả năng giúp con người có thể vượt qua khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Loại kỹ năng này có bản chất tâm lý, sẽ bao gồm các quá trình tư duy và hành vi nên cũng có thể được gọi là kỹ năng tâm lý xã hội.

Bên cạnh đó, cũng có một số người định nghĩa kỹ năng sống là các kỹ năng liên quan đến hành vi, nhận thức hoặc giao tiếp giữa các cá nhân để giúp họ thành công trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Trong đó, kỹ năng sống thường được chia thành ba loại bao gồm:

- Kỹ năng tư duy: Liên quan đến việc bạn có thể nghĩ ra nhiều hướng giải quyết khác nhau cho một vấn đề hoặc đưa ra những cải tiến mới có tính sáng tạo.

- Kỹ năng xã hội: Liên quan đến việc phát triển các mối quan hệ lành mạnh, cách giao tiếp và tương tác hiệu quả với những người xung quanh.

- Kỹ năng cảm xúc: Liên quan đến cảm giác thoải mái, biết cách đối phó với cảm xúc hiệu quả và biết được bạn là ai.
 

Kỹ năng sống là gì?
 

Những đặc trưng của kỹ năng sống

Có lẽ bạn cũng nghe rất nhiều về kỹ năng sống, nhưng liệu rằng bạn đã hiểu rõ hết đặc trưng của loại kỹ năng này chưa? Để làm rõ hơn về điều này thì bạn cần phải biết được những đặc trưng cơ bản của kỹ năng sống, cụ thể bao gồm:

- Khả năng trở thành một người sống hữu ích và phù hợp với môi trường xã hội.

- Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống và biết cách để vượt qua.

- Biết quản lý bản thân mình, có những tương tác tích cực với mọi người và với xã hội.

Tầm quan trọng của kỹ năng sống

Nhiều người nói rằng việc phát triển các kỹ năng sống không chỉ là chìa khóa để thành công mà bên cạnh đó còn mang đến cho chúng ta sức khỏe và hạnh phúc. Liệu rằng đây có phải là một lời nhận định đúng đắn và học kỹ năng sống để làm gì? Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng sống là một phần rất quan trọng và cần được rèn luyện thường xuyên. Cụ thể, vai trò của kỹ năng sống bao gồm:

- Tích lũy thêm kiến thức để có cái nhìn đúng đắn hơn về sự vật, sự việc đang diễn ra trong cuộc sống, giúp bản thân rèn luyện được cách suy nghĩ theo chiều hướng tích cực.

- Tăng thêm kiến thức và cảm xúc để đưa ra những hành động thực tiễn đúng đắn.

- Giúp bản thân trở nên yêu đời, lạc quan, hạnh phúc hơn, có thể tự làm chủ cuộc sống của chính mình. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe, thể chất và tinh thần của mỗi người.

- Khi xã hội thay đổi, đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với con người thì kỹ năng sống sẽ mang đến cho chúng ta cách suy nghĩ, ứng xử, hành động sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và bối cảnh của xã hội.

Tóm lại, kỹ năng sống có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội, ngăn ngừa những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền con người. Người thiếu kỹ năng sống chính là nguyên nhân làm nảy sinh ra những lệch chuẩn trong xã hội. Còn người có kỹ năng sống sẽ biết cách tự bảo vệ bản thân mình trước những điều bất lợi trong cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc giảm các tệ nạn xã hội, xây dựng một cộng đồng văn minh, phát triển.
 

Kỹ năng sống
 

Các kỹ năng sống cơ bản

Kỹ năng sống liên quan đến rất nhiều sự việc, vấn đề diễn ra xung quanh chúng ta. Điều đó cũng đòi hỏi con người cần phải vận dụng những kỹ năng mềm phù hợp trong từng tình huống cụ thể. Hay nói cách khác, kỹ năng sống sẽ bao gồm các kỹ năng cơ bản sau:

1. Tự nhận thức

Tự nhận thức là sự chú ý có ý thức hướng về bản thân, hay hiểu đơn giản đó là khi bạn biết rõ mình muốn gì, cần gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu. Bên cạnh đó, còn là những nhận thức liên quan đến tư duy, niềm tin, cảm xúc và những hành động để thúc đẩy việc bạn sẽ làm trong cuộc sống. Thông qua kỹ năng tự nhận thức, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân mình. Hay hơn thế nữa là còn dễ dàng hiểu được người khác, cách họ suy nghĩ cũng như thái độ và sự phản hồi của bạn.

Để trau dồi kỹ năng tự nhận thức về bản thân, bạn có thể suy ngẫm hoặc xem xét nội tâm của mình. Hãy nhìn nhận bản thân theo chiều hướng tích cực hơn, đặt ra những mục tiêu, kế hoạch theo thứ tự ưu tiên cần thực hiện, xem xét và phê bình lại những điều mình chưa thực hiện tốt hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp đáng tin cậy đánh giá về bản thân. Điều đó sẽ góp phần giúp bạn có sự nhìn nhận đúng đắn về chính mình và những việc đã làm.

2. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Kỹ năng tư chăm sóc bản thân là khả năng tự chăm lo về sức khỏe, thế chất cũng như tinh thần của chính mình. Đây là một kỹ năng sống cơ bản và nên được rèn luyện từ khi còn nhỏ. Điều này liên quan đến các hoạt động sống thường ngày, ví dụ như: tuân thủ chế độ dinh dưỡng, ăn những món ăn có lợi cho sức khỏe, tập thể dục thường xuyên, không bỏ bữa sáng,....

3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là gì? Có thể hiểu kỹ năng này liên quan đến việc sử dụng lời nói, hành động hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân hoặc giải thích điều gì đó một cách chi tiết. Trong cuộc sống, kỹ năng này được diễn ra hai chiều, gồm có người nói và người nghe.

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc giao tiếp. Dù bạn là ai, làm nghề gì thì đây cũng đều là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với đối phương, nhận được sự tin tưởng, xây dựng mối quan hệ, giải quyết vấn đề và hơn hơn hết là góp phần không nhỏ vào sự thành công trong công việc.
 

Khái niệm kỹ năng sống
 

4. Tư duy phản biện

Tư duy phản biện đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về một điều gì đó mà bạn đang tin tưởng. Loại kỹ năng sống này sẽ bao gồm khả năng vận động suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu. Hiểu đơn giản thì một người có tư duy phản biện sẽ biết cách lắng nghe, đồng thời gắn kết logic các quan điểm, nhận định và đánh giá đúng đắn các lập luận, tìm ra sự không nhất quán, giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. 

Đồng thời, cũng còn phải biết xem xét các lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của đối phương. Nhìn chung, những người có tư duy phản biệt sẽ đưa ra được những đánh giá tốt nhất có thể và thực hiện hành động có ý nghĩa dựa trên các đánh giá này.

5. Kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học là quá trình tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của bản thân từ sách vở và những trải nghiệm trong cuộc sống. Một người có khả năng tự học khi có sự tò mò, sáng tạo, yêu thích khám phá thêm những điều mới mẻ ở bất kỳ lĩnh vực nào mà bản thân mình yêu thích. Từ đó, thông qua những gì đã được học, được trải nghiệm để không ngừng hoàn thiện và phát triển bản thân mỗi ngày.

6. Suy nghĩ sáng tạo

Sáng tạo liên quan đến khả năng hiểu một vấn đề và cũng xác định lại nó, chuyển đổi suy nghĩ, diễn giải lại thông tin và bỏ qua những ranh giới hiện có để tìm ra giải pháp mới. Hay nói một cách đơn giản thì đây là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm ra những chủ đề, phương án mới về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Cho đến hiện nay thì đây là một kỹ năng sống được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như trong cả cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ vê kỹ năng sống
 

7. Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định nghĩa là việc xác định và lựa chọn giải pháp sau một quá trình tìm hiểu, phân tích, tham khảo các dữ liệu, điều kiện có sẵn. Sau đó, tiến hành so sánh các khả năng có thể xảy ra để đi đến kết luận cuối cùng nhằm đạt được kết quả như mong đợi. Quá trình ra quyết định của mỗi chúng ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể là niềm tin, giá trị, mục tiêu,.... Trong loại kỹ năng sống này còn bao gồm các nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như: xác định vấn đề, thiết lập mục tiêu, xác định các lựa chọn thay thế.

8. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là gì? Đây là một quá trình tư duy, đòi hỏi bạn phải có sự xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề hay một tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc và cuộc sống để có thể đưa ra được giải pháp xử lý tối ưu nhất.

Trên thực tế thì đây là một loại kỹ năng mềm không thể thiếu. Bởi vì những tình huống phát sinh có thể xuất hiện hàng ngày và không một ai biết trước được sẽ xảy ra vào lúc nào. Điều quan trọng đó là bạn cần phải tìm ra hướng giải quyết tốt nhất để hạn chế những rủi ro trong tương lai. Cũng nhờ có kỹ năng này mà bạn sẽ có thêm sự tự tin, bình tình, biết nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau để đi đến quyết định cuối cùng.

9. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Để có được những mối quan hệ lành mạnh, thành công đòi hỏi bạn cần phải có nhiều kỹ năng xã hội khác nhau, trong đó có kỹ năng xây dựng mối quan hệ. Loại kỹ năng này được hiểu đơn giản là khả năng xây dựng và chủ động duy trì các mối quan hệ cộng tác nhằm hướng đến một mục tiêu chung, Việc xây dựng mối quan hệ không chỉ mang đến một môi trường làm việc hiệu quả mà hơn hết là còn thúc đẩy tinh thần hợp tác tích cực.

Quá trình kết nối giữa con người với con người về lâu dài sẽ giúp chúng ta mở rộng thêm các mối quan hệ khác, đồng thời cũng có lợi cho những tình huống cần được sự giúp đỡ sau này. Đối với loại kỹ năng sống này thì bạn cần phải có cho mình sự nhạy cảm với các tín hiệu phi ngôn ngữ, không sợ bị từ chối và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ tình huống xã hội này sang tình huống xã hội khác.
 

Định nghĩa kỹ năng sống
 

10. Kỹ năng làm chủ cảm xúc

Một kỹ năng sống khác cũng không kém phần quan trọng mà chúng ta phải rèn luyện hàng ngày đó chính là kỹ năng làm chủ cảm xúc. Đây là khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình từ những tín hiệu và suy nghĩ.

Khi rèn luyện được cho mình kỹ năng làm chủ cảm xúc, bạn sẽ có thể kiểm soát được những hành động và lời nói để không mắc phải sai lầm đáng tiếc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hạnh phúc của chúng ta và cả các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, liên quan đến kỹ năng làm chủ cảm xúc còn có cả việc đối phó với căng thẳng, tạo ra cảm xúc lành mạnh để có thể tự điều chỉnh tâm trạng và chăm sóc bản thân.

11. Khả năng phục hồi tâm lý

Khả năng phục hồi tâm lý là việc bạn có thể tự điều chỉnh, thích ứng và vượt qua những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Đây là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng bởi vì sẽ không có một ai có thể tránh được những thử thách và nghịch cảnh của cuộc đời. Điều quan trọng là bạn có khả năng vượt qua những điều này hay không. Nếu như có thể rèn luyện cho mình khả năng phục hồi tâm lý, bạn sẽ trở nên tự tin và kiến cường hơn cũng như sẵn sàng đối mặt với những thách thức xuất hiện bất cứ lúc nào.

12. Một số kỹ năng sống quan trọng khác

Còn có rất nhiều kỹ năng khác nằm trong danh mục các kỹ năng sống, ví dụ như: quản lý các vấn đề, đặt mục tiêu, tư duy tích cực, tự tin, có thói quen tốt, biết giá trị của bản thân, biết ơn, khả năng buông bỏ quá khứ,.... Mỗi sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta cần phải áp dụng một hoặc nhiều kỹ năng khác nhau. Vậy nên, việc không ngừng rèn luyện các kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người.

Hệ thống các kỹ năng sống cần thiết cho các giai đoạn trong cuộc đời

1. Kỹ năng sống cho trẻ em

Trẻ em sẽ bắt đầu bằng việc phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Vậy nên, bạn cần tập trung vào các quá trình và kỹ năng cơ bản cho con mình, sau đó mới từ từ rèn luyện các kỹ năng sống khác phức tạp hơn. Cụ thể, kỹ năng sống cho trẻ em mầm non bao gồm: kỹ năng nhận thức về bản thân, nhận biết giá trị cuộc sống, quản lý cảm xúc, thông cảm, sẻ chia và kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ xã hội.

Còn đối với những học sinh tiểu học, kỹ năng sống lúc này sẽ lên một cấp bậc cao hơn, đó sẽ là nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập cuộc sống như: tự giới thiệu về bản thân, gia đình; chào hỏi người lớn, lễ phép; biết nói cảm ơn và xin lỗi; biết đúng sai, phải trái để tránh những rủi ro, nguy hiểm. Bên cạnh đó, còn có nhóm kỹ năng liên quan đến hoạt động học tập, vui chơi và giải trí như: tập hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; khả năng quan sát; lập luận, đưa ra ý tưởng; kiềm chế cảm xúc,...
 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
 

2. Kỹ năng sống cho thanh thiếu niên

Ở độ tuổi thanh thiếu niên, đây là lúc các bạn phải đối mặt với những thay đổi của hormone, áp lực từ việc học hành, gia đình, bạn bè. Vậy nên, kỹ năng sống trong độ tuổi này là điều quan trọng và quyết định một phần vào tương lai sau này. Chính vì vậy, khi còn là thanh thiếu niên bạn cũng phải rèn luyện một số kỹ năng sống tốt hơn cho mình như: học cách nói “không”, lên thời gian biểu, phân bổ thời gian hợp lý, quản lý thời gian, giao tiếp, tự quyết định, bày tỏ cảm xúc, khả năng chịu đựng và giảm căng thẳng,....

3. Kỹ năng sống cần thiết cho sinh viên đại học

Đại học cũng chính là cánh công mở ra cuộc đời mới cho mỗi người, đặc biệt là đối với sinh viên xa nhà thì việc sống tự lập càng không phải điều dễ dàng. Cũng chính vì vậy mà việc không ngừng trang bị cho mình những kỹ năng sống là rất cần thiết để có thể đối mặt với rất nhiều chuyện có thể xảy ra trong tương lai.

Cụ thể, một số kỹ năng sống cần thiết cho sinh viên đại học đó là: kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề, giải quyết căng thẳng, làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục và kỹ năng tự đánh giá bản thân mình.

4. Kỹ năng sống khi đi làm

Khi đi làm, một người có kỹ năng sống tốt luôn được cấp trên đánh giá cao, đồng nghiệp yêu quý. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để công việc trở nên thuận lợi hơn, mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển bản thân cũng như thăng tiến trong tương lai. Chính vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì bạn cần rèn luyện các kỹ năng sống khi đi làm như: kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc tích cực, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, đạo đức nghề nghiệp,....
 

Các kỹ năng sống cơ bản
 

5. Các kỹ năng sống khi lập gia đình

Lập gia đình chính là một bước ngoặt lớn của cuộc đời, xác định việc mình đã có một tổ ấm nhỏ. Để có được một gia đình hạnh phúc, bên cạnh trang bị những kiến thức cơ bản về hôn nhân thì bên cạnh đó, bạn cũng cần phải rèn luyện một số kỹ năng khác như: kỹ năng đối thoại, kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng thể hiện thái độ tích cực. Có như vậy gia đình mới hòa hợp và hạnh phúc mãi mãi.

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng sống?

Có bao giờ bạn thắc mắc làm thế nào để cải thiện kỹ năng sống không? Các kỹ năng này xuất hiện rất thường xuyên xung quanh công việc và cuộc sống của chúng ta. Điều này cũng là một lợi thế để bạn có thể rèn luyện kỹ năng sống và cũng có rất nhiều cách khác nhau để luyện tập như:

- Đọc sách: Sách là một tài nguyên vô tận sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng quan trọng nhằm rèn luyện các kỹ năng sống. Lựa chọn những cuốn sách có nội dung phù hợp như sách kỹ năng sống, tự truyện, sách văn học, sách self help,... không những giúp bạn trau dồi thêm tư duy mà còn linh hoạt hơn để xử lý tình huống hàng ngày.

- Luyện tập mỗi ngày: Không ai tự nhiên giỏi mà đó chính là nhờ những nỗ lực, cố gắng và công sức họ bỏ ra mỗi ngày. Để có cho mình kỹ năng sống tốt cũng vậy, bạn nên thực hiện luyện tập thường xuyên để tạo cho mình một phản xạ tích cực. Nhờ đó mà khi gặp tình huống thực tế, bạn cũng sẽ có thể ứng phó một cách kịp thời.

- Học hỏi từ những người xung quanh: Bên cạnh bạn có rất nhiều người giỏi và bạn có thể học hỏi họ, không những trong công việc mà còn cả cách họ thể hiện các kỹ năng sống. Điều này có thể thực hiện bằng cách quan sát hoặc hỏi về cách họ đã rèn luyện như thế nào.

- Rèn luyện kỹ năng sống qua các khóa học: Có rất nhiều lớp học online và offline cho phép bạn rèn luyện và học hỏi các kỹ năng sống. Bạn có thể cân nhắc để mua những khóa học, ở đây sẽ có những chuyên gia mang đến cho bạn định hướng cụ thể nhằm phát triển bản thân mình theo hướng đúng đắn.

- Đặt mục tiêu: Có rất nhiều kỹ năng sống và bạn không thể rèn luyện hết tất cả trong một ngày. Thay vào đó, hãy chia nhỏ thành những nhóm kỹ năng khác nhau và đặt mục tiêu rèn luyện. Lưu ý rằng muốn kỹ năng của mình được vững chắc thì nên có sự lặp đi lặp lại thường xuyên để khi thực tế xảy ra, bạn sẽ biết cách ứng biến nhanh nhạy cũng như biểu hiện thái độ một cách đúng đắn.
 

Học kỹ năng sống để làm gì?
 

Từ những phân tích trên, có thể thấy được kỹ năng sống bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau và rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng sống cũng chính là tạo nên những giá trị tích cực cho bản thân, mang đến những mối quan hệ tốt, loại bỏ được những điều tiêu cực cũng như khả năng giải quyết khó khăn có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích khác mà kỹ năng sống sẽ mang đến cho bạn. Vậy nên, từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, hi vọng rằng bạn đã nhận ra được thêm nhiều giá trị khác mà kỹ năng sống sẽ mang lại cho mình, từ đó đưa ra hướng rèn luyện phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.