10 cách từ chối khéo léo của người thành công không gây mất lòng

Đã bao giờ bạn muốn từ chối một đề nghị, lời mời hay yêu cầu nào đó vì lý do riêng của mình nhưng rất khó mở lời vì sợ người khác bị tổn thương, sợ làm mất lòng hoặc sợ mọi người nghĩ mình ích kỷ? Để không phải khó xử, bạn cần học cách từ chối. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem kỹ năng từ chối là gì và những câu nói từ chối khéo léo mà bạn có thể dùng trong từng trường hợp cụ thể ra sao?
 

Kỹ năng từ chối là gì? Những câu nói từ chối khéo léo
 

Kỹ năng từ chối là gì?

Từ chối là một trong những kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống cơ bản mà chúng ta cần phải sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ để thể hiện việc không chấp nhận những yêu cầu, đề nghị hoặc lời mời được đưa ra. Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng đồng tình hoặc có thể giúp đỡ người khác.

Tuy nhiên để không làm bản thân cảm thấy áy náy, gặp phải rắc rối và không để người khác cảm thấy bị tổn thương hay mất lòng, bạn cần phải có kỹ năng từ chối khéo léo. Theo đó, trong mọi trường hợp bắt buộc phải từ chối thì bạn cần:

- Giữ thái độ hòa nhã, vui vẻ.

- Lựa chọn thời điểm phù hợp để đưa ra lời từ chối.

- Trình bày lý do của bản thân và từ chối bằng những câu nói khéo léo để người khác thông cảm hoặc thấy mình được tôn trọng.

- Trong những trường hợp quá phiền phức, bạn có thể từ chối thẳng thắn để không làm mất thời gian của đôi bên.
 

Kỹ năng từ chối
 

Sai lầm thường gặp khi nói lời từ chối

Từ chối đi khi sẽ là một điều rất khó khăn đối với nhiều người. Bởi vì họ sợ rằng khi làm như vậy, môi quan hệ của mình với đối phương sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế nên đôi khi, bạn có thể mắc phải một số sai lầm sau:

- Lựa chọn thỏa hiệp: Có thể rằng khi nhận được một lời giúp đỡ hay lời mời từ một ai đó, bạn sẽ dễ dàng đồng ý mặc dù trong lòng không muốn một chút nào.

- Né tránh và giữ im lặng: Cũng có một số người lựa chọn cách né tránh và giữ im lặng, điều đó sẽ khiến cho đối phương không biết ý của mình như thế nào. Vậy nên, nếu như không thể thực hiện được thì bạn nên từ chối thẳng, đừng để sự im lặng là cho cho đối phương phải chờ đợi.

- Không có kỹ năng từ chối: Từ chốt là kỹ năng mềm ai cũng nên học hỏi. Tuy nhiên, nhiều người khi từ chối sẽ xuất hiện sự thiếu kiềm chế, giận dữ hoặc đưa ra lời từ chối không thuyết phục. 

Những cách từ chối khéo léo không gây mất lòng

1. Hiểu mục đích của câu từ chối

Trước khi xây dựng những mối quan hệ, bạn cần phải hiểu được điều gì là quan trọng và không quan trọng đối với bản thân. Để có thể làm được điều này, bạn có thể lên một danh sách về những việc cần nên ưu tiên để tránh việc cảm thấy khó khăn khi đưa ra những câu từ chối.
 

Cách từ chối khéo léo
 

2. Đừng từ chối ngay khi người khác vừa cất lời

Nếu như bạn không có đủ năng lực, thời gian để thực hiện lời yêu cầu hoặc đơn giản là không muốn làm điều đó thì hãy đưa  ra một câu trả lời ngắn gọn. Nhưng bạn cần phải đảm bảo rằng cách từ chối đó lịch sự và nhã nhặn để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai.

Đặc biệt, tuyệt đối không được trả lời một cách thô lỗ hay tỏ ra khó chịu, cũng đừng nên nói “không” ngay khi đối phương vừa mới cắt lời. Thay vào đó, hãy để họ nói hết sau đó trả lời mềm mỏng rằng “tôi không thể vì…”.

3. Tôn trọng người nói

Trong bất kỳ trường hợp nào, dù là đưa ra lời từ chối thì bạn cần trả lời một cách chân thành và lịch sự. Những lời nói cợt nhả, nói to gây chú ý với những người xung quanh chỉ làm cho bạn trở nên kém thanh lịch. Nói chung là hãy trả lời sao mà cả bạn và người đưa ra lời mời đều cảm thấy thoải mái nhất, tránh làm tổn thương đến người đối diện và tạo thiện cảm xấu cho bản thân. 

4. Giải thích lý do

Dù cho cách để từ chối khéo léo đến mấy thì chắc hẳn đối phương cũng sẽ muốn biết về lý do. Chính vì thế, bạn nên đưa ra cho họ một lời giải thích rõ ràng và có sức thuyết phục. Thông thường những lý do như có việc bạn, có hẹn, có việc gia đình,.... được dùng để đưa ra lời từ chối. Tuy nhiên, bạn cần phải thông minh trong những tình huống như vậy để đối phương biết rằng bạn thật sự bận để không làm mất lòng họ.

5. Đưa ra một sự lựa chọn khác

Ví dụ như đối phương đưa ra lời mời muốn gặp bạn, thay vì chỉ từ chối với lý do bận thì bạn cũng có thể đưa ra một gợi ý về việc dời buổi gặp này sang một thời gian khác nếu như cũng muốn gặp họ. Như vậy sẽ làm cho cả hai không cảm thấy ngượng ngùng, đồng thời là không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp đã được xây dựng trước đó.
 

Học cách từ chối
 

6. Đừng nói hẹn lần sau nếu không thực sự muốn

Nếu như bạn đã không thích và cũng không có ý định nhận lời thì nên học cách từ chối thẳng thắn. Bạn đừng nên vòng vo trả lời rằng “cho mình thời gian xem lại lịch nhé” hoặc một câu trả lời khác gieo hi vọng cho đối phương để rồi khiến họ càng thêm thất vọng. 

7. Nói cảm ơn khi từ chối

Một lời mời từ bạn bè, người thân là điều đáng trân quý, thể hiện sự quan tâm và mong muốn được xây dựng mối quan hệ với bạn. Vậy nên, trong trường hợp phải nói lời từ chối thì nên nói một cách nhỏ nhẹ, kèm theo đó là lời cảm ơn chân thành. Biết cách cảm ơn cũng là kỹ năng sống cơ bản, đặc biệt, cảm ơn khi từ chối nhằm thể hiện rằng bạn rất trân trọng lời mời này và đồng thời cũng là để đối phương không cảm thấy buồn khi bị từ chối.

8. Trì hoãn lời mời

Có một cách khác bạn có thể làm đó chính là gián tiếp từ chối lời mời, ví dụ như tâm sự với đối phương về sự bận rộn để họ ngầm hiểu rằng bạn không sẵn sàng cho cuộc hẹn lần này và hãy dời sang vào một ngày khác. Cách làm hãy sẽ giúp cho người mời không cảm thấy hụt hẫng cũng như giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp của hai bên.

9. Trả lời bằng tin nhắn

Với những tin nhắn qua mạng xã hội, điện thoại thì có một cách hiệu quả để từ chối đó chính là trả lời bằng tin nhắn. Nếu như đối phương cảm thấy bạn không hào hứng hay không nhiệt tình, có thể họ sẽ không còn làm phiền bạn nữa. Tuy nhiên, dù cho có từ chối bằng cách này thì bạn cũng không nên cộc cằn vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này của hai bên.

10. Kiên quyết khi bị nài nỉ

Có một số người rất kiên trì đến nỗi liên tục nhắc đi nhắc lại lời mời hay một chuyện nào đó cho đến khi nhận được sự đồng ý từ bạn. Trong trường hợp này, nếu như bạn đã không muốn chấp nhận thì cách tốt nhất đó là học cách nói không và lặp lại lời từ chối.
 

Cách từ chối
 

11. Thể hiện sự áy náy

Nếu như bạn không thể giúp một ai đó, thể hiện với đối phương rằng bạn luôn lắng nghe nhưng vì một điều gì đó mà không thể giúp họ được. Tuy vậy thì vẫn luôn chúc họ  thuận lợi, may mắn. Điều sẽ giúp cho đối phương cảm thấy tốt hơn và việc từ chối của bạn trở nên dễ dàng.

12. Từ chối yêu cầu, không từ chối người nói

Đừng lo lắng rằng việc từ chối đối phương sẽ xúc phạm đến người đưa ra lời mời hay cần phải đồng ý thì bạn mới giữ được mối quan hệ. Bởi vì lời từ chối này chỉ dùng cho một tình huống cụ thể chứ không không có nghĩa là bạn ích kỷ hay ghét người đưa ra yêu cầu. Tất nhiên là nên từ chối một cách lịch sự, khéo léo để thể hiện rằng bạn không thể giúp đỡ họ về vấn đề này được.

Một số câu nói từ chối khéo léo trong giao tiếp

Khi nhận được một yêu cầu, lời mời hay đề nghị nào đó, việc từ chối đều làm bạn bị đặt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu từ chối, bạn sợ làm người khác mất lòng, sợ mình bị coi là kẻ ích kỷ,....Tuy nhiên nếu không từ chối, bạn sẽ không có thời gian, điều kiện hoặc khả năng để giúp đỡ họ, từ đó rước thêm phiền phức, rắc rối cho bản thân.

Để các mối quan hệ cũng như mọi vấn đề vẫn luôn tốt đẹp, bạn có thể tham khảo và sử dụng những câu nói từ chối khéo léo dưới đây khi bị đặt trong tình huống này.

1. Bây giờ mình bận quá để ngày mai (ngày khác) được không? Đây là câu từ chối phù hợp cho các trường hợp ai đó nhờ bạn giúp hoặc từ chối công việc khéo léo. Nếu cần gấp, họ sẽ nhờ người khác và có thể thông cảm cho bạn.

2. Xin lỗi mình bận/có hẹn trước rồi, để hôm khác được không? / Ôi thích quá nhưng mình có hẹn trước rồi. Đây là những câu từ chối dùng cho các trường hợp được rủ đi đâu đó. Vì bạn có việc trước nên họ sẽ thông cảm cho bạn.

3. Để mình suy nghĩ rồi trả lời sau nhé! Đây là câu từ chối khi nhận được một lời tỏ tình. Họ sẽ cảm thấy được tôn trọng khi biết bạn dành thời gian suy nghĩ để đưa ra câu trả lời nghiêm túc dù chưa biết nó như thế nào.

4. Mình không giỏi việc này, bạn nhờ anh/chị A thử xem sao? Cách từ chối này sẽ giúp họ biết bạn không có khả năng để giúp đỡ và cảm thấy vui vẻ vì bạn có lòng tìm ra người có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Câu từ chối này cũng có thể sử dụng khi muốn từ chối cho ai đó vay tiền.

5. Mình vừa cho vay/mua đồ/...hết rồi, có cần lắm không? Đây là cách từ chối khi bạn không muốn cho ai đó vay tiền. Họ sẽ thông cảm và biết bạn cũng quan tâm đến vấn đề họ đang gặp phải.

 

Những câu nói từ chối khéo léo
 

Trên đây là những câu nói từ chối khéo mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết kỹ năng từ chối là gì, đồng thời biết cách từ chối sao cho hợp lý để các mối quan hệ, các vấn đề vẫn luôn tốt đẹp.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.