Các mẹ nội trợ hay các bạn học sinh, sinh viên thường có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Và để kiếm cho mình chút ít thu nhập, nhiều người thường tìm việc để làm thêm. Cũng giống như khi đi xin việc làm chính thức, các bạn cũng có thể phải trải qua một buổi phỏng vấn để được nhận việc. Muốn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dùng, các bạn cần phải biết những kỹ năng giao tiếp khi đi xin việc làm thêm. Trong bài này, hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem những kỹ năng đó là gì?
1. Chuẩn bị trang phục
Ngoại hình là một trong những yếu tố đầu tiên giúp bạn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng - Đây chính là kỹ năng giao tiếp bằng hình thể. Vậy nên, bạn hãy chuẩn bị trang phục và đầu tóc của mình. Bạn không nhất thiết phải mặc đồ thật đẹp, lộng lẫy, đầu tóc phải chải chuốt bóng bẩy. Thay vào đó, hãy chuẩn bị cho mình những bộ trang phục thật đơn giản, tươi sáng (chẳng hạn như quần rin dài phối cùng áo sơ mi hoặc áo thun có cổ, đóng thùng nếu là áo thun cổ tròn) và đầu tóc phải gọn gàng.
2. Chào hỏi lịch sự tất cả mọi người
Tiếp theo, khi đến nơi xin việc, bạn hãy lịch sử mở lời chào hỏi với tất cả mọi người mà không cần biết ai sẽ là người trực tiếp tuyển dụng bạn, ai sẽ là đồng nghiệp tương lai của bạn nếu được nhận. Ngay cả những người làm bảo vệ hay tạp vụ, bạn cũng đừng quên chào hỏi họ. Điều này giúp không khí của buổi phỏng vấn cũng như môi trường làm việc sau này trở nên thân thiện và thoải mái hơn.
3. Giao tiếp bằng mắt và luôn cười thật tươi
Kỹ năng giao tiếp bằng mắt và những biểu cảm trên khuôn mặt là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi đi xin việc làm. Một nụ cười tươi cùng ánh mắt thân thiện là hai yếu tố quan trọng tạo nên sự thoải mái khi giao tiếp. Đặc biệt, nếu bạn xin làm về phục phụ, thu ngân, tiếp tân,…thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao nếu bạn có được những điều này.
4. Nói chuyện thật tự nhiên
Bạn không nên quá áp lực khi đi xin việc bởi vì các nhà tuyển dụng cũng sẽ không muốn làm khó bạn. Vậy nên, hãy nói chuyện thật tự nhiên để thể hiện chính cá tính của mình vì giao tiếp chân thành cũng là kỹ năng mềm quan trọng khi xin việc. Nếu bạn quá áp lực, không khí sẽ trở nên ngột ngạt và cách nói chuyện của bạn cũng sẽ rất gượng gạo. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá không cao. Vậy nên, hãy luôn tự nhủ rằng nếu bạn thất bại sẽ là kinh nghiệm cho lần xin việc sau.
5. Mạnh dạn đặt ra những câu hỏi
Vì không phải xin việc làm thêm chính thức, nên bạn không cần phải tìm hiểu quá nhiều về quá trình phát triển và lịch sử hình thành của nơi bạn sẽ xin việc làm thêm. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần phải bị bắt buộc gắn bó lâu dài với vị trí ứng tuyển. Vậy nên, nếu có bất cứ thắc mắc gì, các bạn cũng nên mạnh dạn đặt câu hỏi ngay, chẳng hạn như: Công việc cụ thể là gì? Thời gian làm việc ra sao? Lương và phụ cấp như thế nào?....Các nhà tuyển dụng sẽ luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm: Những câu hỏi hay mà ứng viên nên đặt ra cho nhà tuyển dụng.
Trên đây là một số kỹ năng giao tiếp xin việc làm thêm mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn và tự tin để tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp.