Những câu hỏi hay mà ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng

Sau mỗi cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên một câu “Bạn còn điều gì thắc mắc và muốn hỏi không?”. Chắc chắn vì cảm giác hồi hộp, lo lắng nên không ít ứng viên sẽ cảm thấy đầu óc trống rỗng và ngay lập tức trả lời là không để nhanh chóng thoát khỏi không gian ngột ngạt, căng thẳng của buổi phỏng vấn. Tuy nhiên nếu thực sự muốn được nhận vào vị trí mà mình ứng tuyển, bạn nên bình tĩnh để đặt ra những câu hỏi thật hay cho các nhà tuyển dụng. Lý do tại sao bạn cần làm như vậy và những câu hỏi hay mà ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng là gì?
 

Những câu hỏi hay mà ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng
 

Lý do bạn nên chuẩn bị để đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng

Chắc chắn khi nộp đơn xin việc, bạn đã lựa chọn được cho mình vị trí muốn ứng tuyển. Để được nhận vào vị trí đó, bạn không chỉ cần có trình độ, năng lực mà còn phải tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Trong quá trình phỏng vấn hoặc khi kết thúc phỏng vấn, bạn có thể khéo léo lựa chọn thời điểm thích hợp để đặt ra những câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Đặc biệt khi nhà tuyển dụng đưa ra đề nghị “bạn có muốn đặt câu hỏi không” hãy nhanh chóng nắm bắt cơ hội đó. Lý do bạn nên chuẩn bị và đặt ra những câu hỏi với nhà tuyển dụng là:

1. Những câu hỏi giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Hầu hết các nhà tuyển dụng coi toàn bộ quá trình phỏng vấn là giai đoạn để quan sát và đánh giá ứng viên. Một hồ sơ đẹp, chất lượng là chưa đủ, các nhà tuyển dụng còn muốn đánh giá năng lực của bạn thông qua cách tiếp nhận vấn đề, cách giao tiếp và cách ứng xử. Lựa chọn những câu hỏi hay và đặt ra cho nhà tuyển dụng vào thời điểm thích hợp sẽ giúp bạn thể hiện được sự năng động và một phần nhân cách của mình.

2. Giúp bạn thể hiện được niềm đam mê của bản thân với công việc

Bạn có năng lực, bạn có niềm đam mê, vậy thì hãy thể hiện những điều đó cho nhà tuyển dụng thấy bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến công việc, tổ chức của công ty. Đây chính là cách hiệu quả để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn.

3. Xác định xem bạn có muốn gắn bó với công việc đó lâu dài hay không?

Buổi phỏng vấn không chỉ nhằm mục đích để nhà tuyển dụng chọn lựa ứng viên mà đó cũng là thời điểm để ứng viên lựa chọn nhà tuyển dụng. Và việc đặt những câu hỏi mô tả về công việc sẽ giúp bạn xem xét liệu mình có nên gắn bó lâu dài với nó hay không.
 

Những câu hỏi hay mà ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng
 

Những câu hỏi hay mà ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng

Sau khi biết được lý do tại sao mình nên chuẩn bị và đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn, chắc hẳn khi được đề nghị “muốn đặt câu hỏi hay không”, câu trả lời của bạn sẽ trở thành "có". Vậy, những câu hỏi mà bạn nên đặt ra cho nhà tuyển dụng là gì? Hãy tham khảo những câu hỏi hay mà ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng sau đây:

1. Những câu hỏi về công ty, về tổ chức

Việc đặt ra những câu hỏi liên quan đến công ty và tổ chức giúp cho các nhà tuyển dụng hiểu được, bạn thật sự nghiêm túc và muốn được gắn bó lâu dài với công ty. Những câu hỏi mà bạn có thể đặt ra đó là:

- Định hướng phát triển của công ty trong vòng 5 - 10 năm tới là gì?

- Thế mạnh của công ty là gì?

- Quy mô của công ty như thế nào?

2. Những câu hỏi liên quan đến công việc

Đặt ra những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc mà mình sẽ làm sau khi trúng tuyển:

- Vai trò, trách nhiệm của vị trí tuyển dụng là gì?

- Định hướng của công ty với vị trí tuyển dụng?

- Yêu cầu đối với công việc ra sao? Có phải thường xuyên đi công tác hay không?

- Ai sẽ là người trực tiếp quản lý và giám sát quá trình làm việc của vị trí ứng tuyển?

3. Những câu hỏi liên quan đến môi trường làm việc

Giúp bạn nắm rõ hơn về cơ cấu của các phòng ban đồng thời có thể đưa ra quyết định gắn bó lâu dài được với công việc cũng như môi trường làm việc như vậy hay không? Những câu hỏi bạn có thể đặt ra là:

- Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Mối liên hệ giữa các phòng ban này?

- Bộ phận/phòng ban của vị trí ứng tuyển sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?

- Những điểm nổi bật và thành công mà bộ phận của vị trí bạn đang ứng tuyển đã đạt được là gì?

Cuối cùng, bạn có thể đặt ra những câu hỏi như: thời gian bắt đầu làm việc là khi nào nếu trúng tuyển, cách liên hệ để biết kết quả ra sao,....

Trên đây là một số những câu hỏi hay để ứng viên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn có thể biết mình nên đặt ra những câu hỏi như thế nào để giúp tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng đồng thời đưa ra cho mình những lựa chọn về vị trí ứng tuyển thích hợp nhất.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.