Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling trong marketing là một phương pháp mạnh mẽ để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc kể chuyện. Những câu chuyện ấn tượng này không chỉ giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật giữa đám đông mà còn tạo ra một kết nối sâu sắc với khách hàng dựa trên việc khai thác cảm xúc của họ. Vậy storytelling là gì? Tại sao storytelling marketing lại được coi là một trong những chiến lược quảng cáo và truyền thông hiệu quả nhất hiện nay? Cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời chính xác nhé.


Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling
 

Storytelling là gì?

Storytelling hay có nghĩa là "kể chuyện" trong tiếng Việt, đây là một nghệ thuật tương tác thông qua việc sử dụng từ ngữ và hành động để thể hiện các hình ảnh, tình tiết hấp dẫn của câu chuyện.

Trong lĩnh vực tiếp thị, storytelling không chỉ là việc xây dựng và phát triển câu chuyện xoay quanh các sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp mà còn là nghệ thuật tạo ra trải nghiệm độc đáo, gần gũi với khách hàng. Khi thành công, storytelling không chỉ tạo ra sự nhận diện mạnh mẽ về thương hiệu mà còn đào sâu vào cảm xúc của khách hàng, từ đó xây dựng một liên kết đặc biệt, bền vững giữa họ và doanh nghiệp.

Những mốc son quan trọng trong sự biến đổi của storytelling qua thời gian

Storytelling không phải bắt nguồn từ những giá trị to lớn mà trong thực tế, nó sinh ra từ chính nhu cầu cơ bản của con người đó là thích được nghe kể chuyện. Có thể nói, chính bản năng thích tò mò và dễ dàng ghi nhớ thông tin qua câu chuyện, hình ảnh và trải nghiệm của con người đã giúp storytelling trở thành một phương pháp hiệu quả để tạo ra sợi dây kết nối với khách hàng.

Trong lịch sử của loài người, storytelling đã được hình thành và phát triển thông qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn đầu tiên: Con người giao tiếp chủ yếu bằng lời nói và truyền đạt thông điệp qua việc kể chuyện miệng. Tuy nhiên thì trong giai đoạn này, câu chuyện thường bị biến dạng khi được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Giai đoạn thứ hai: Con người phát minh ra chữ viết và ghi chép thông tin trên các vật liệu khác nhau. Văn hóa đọc bắt đầu hình thành và trở thành một phần không thể thiếu của xã hội.

- Giai đoạn thứ ba: Xã hội bước vào thời đại công nghệ thông tin với sự xuất hiện của TV, radio, điện thoại và mạng xã hội. Công nghệ số đã thúc đẩy việc truyền tải thông tin qua các nền tảng số để cho phép mọi người chia sẻ thông tin và ý kiến của mình trên mạng.


Storytelling
 

Phân biệt storytelling và content marketing

Trước khi đi vào chi tiết về storytelling, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm này và phân biệt nó với một thuật ngữ khác được sử dụng rộng rãi trong thời đại hiện đại - content marketing (tiếp thị nội dung).

1. Điểm giống nhau

Cả storytelling và content marketing đều sử dụng ngôn ngữ và nội dung để kết nối, tương tác với khách hàng. Mục tiêu của hai phương pháp này là thúc đẩy hành vi của khách hàng từ việc mua sản phẩm / dịch vụ cho tới việc tương tác trên các trang mạng xã hội hoặc bình luận, đánh giá.

2. Điểm khác nhau

Storytelling tập trung vào việc kể chuyện chân thực và truyền đạt thông qua đa dạng hình thức, trong khi content marketing lại tập hợp nhiều loại nội dung như bài blog, hình ảnh, video. Điều quan trọng là storytelling không chỉ đơn thuần là một phương pháp truyền tải thông tin mà nó còn mang tính chất giải trí và giáo dục.

Ngoài ra thì trong content marketing, nội dung sẽ có xu hướng tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, còn storytelling sẽ xoay quanh bất cứ đề tài nào mà doanh nghiệp muốn truyền tải để xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Những lợi ích storytelling marketing mang lại doanh nghiệp

Sự kết hợp giữa storytelling và marketing đã tạo ra một phương pháp hiệu quả để doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến với đối tượng mục tiêu. Cụ thể, dưới đây là những lợi ích khi áp dụng storytelling marketing cho doanh nghiệp:

- Quảng bá, định vị thương hiệu: Với sự kết hợp giữa các yếu tố như cốt truyện, nhân vật, hình ảnh và âm thanh, storytelling giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng truyền tải thông điệp, giá trị của thương hiệu tới đối tượng mục tiêu và từ đó định vị brand trong tâm trí khách hàng.

- Xây dựng trải nghiệm thực tế cho khách hàng: Thay vì chỉ đơn thuần quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ, storytelling giúp doanh nghiệp tạo ra một trải nghiệm tốt đẹp hơn cho khách hàng. Điều này giúp tăng khả năng gắn kết và gợi nhớ đến thương hiệu mỗi khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm / dịch vụ liên quan.

- Tăng tương tác: Với sự hấp dẫn của câu chuyện, storytelling có thể giúp tăng tương tác của người xem từ việc like, comment hay chia sẻ trên mạng xã hội cho tới việc click vào các liên kết hoặc truy cập website.

- Tạo sự khác biệt: Trong thời đại cạnh tranh gay gắt, sự khác biệt là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại của một doanh nghiệp. Sử dụng storytelling sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một phong cách riêng và nổi bật hơn giữa vô vàn đối thủ trong thị trường kinh doanh.

- Tối đa năng suất làm việc: Storytelling cũng là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong nội bộ doanh nghiệp. Khi đội ngũ nhân viên hiểu và đồng thuận với tầm nhìn, giá trị của doanh nghiệp thông qua câu chuyện, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty.


Storytelling nghĩa là gì?
 

Bật mí 5 nguyên tắc vàng trong xây dựng storytelling

Để xây dựng một chiến lược storytelling thành công, có một số nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải nhớ khi bắt đầu kể chuyện. Cụ thể, những nguyên tắc này là G-R-E-A-T và được áp dụng bởi các chuyên gia marketing để tạo ra hàng loạt câu chuyện hấp dẫn và có sức ảnh hưởng lớn đến khách hàng.

1. Kết nối (Glue)

Trong quá trình áp dụng storytelling, điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó là thông điệp truyền tải cần tạo ra một mối liên kết sâu sắc và phản ánh chính xác giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Đồng thời trong suốt câu chuyện, hãy nhấn mạnh những lợi ích và giá trị mà sản phẩm / dịch vụ mang lại cho khách hàng. Đừng quên câu chuyện của bạn không chỉ là một trải nghiệm giải trí mà nó còn là cách giúp người nghe hiểu sâu hơn về thương hiệu và tạo ra một kết nối ý nghĩa với họ.

2. Phần thưởng (Reward)

Phần thưởng trong storytelling là những giá trị tốt đẹp, những lợi ích mà độc giả có thể nhận được từ mỗi câu chuyện bạn kể. Ví dụ như việc thành công trong việc giảm cân, tìm thấy tình yêu đích thực, đạt được công việc mơ ước, hoặc sở hữu căn nhà lý tưởng... hay bất kỳ điều gì mà độc giả đang mong đợi.

Khi bạn triển khai storytelling, hãy tập trung vào việc xây dựng niềm tin trong độc giả. Hãy làm cho họ thấy rằng nếu họ sử dụng sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp, họ sẽ có cơ hội nhận được những điều mà bản thân hằng tìm kiếm từ lâu.

3. Cảm xúc (Emotion)

Câu chuyện mà doanh nghiệp chia sẻ cần kích thích cảm xúc của người đọc. Bởi lẽ, một câu chuyện lôi cuốn, đầy cảm xúc sẽ thu hút sự chú ý của độc giả từ đầu đến cuối và từ đó lan tỏa mạnh mẽ tới mọi người. Tất nhiên, dù đó là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, tức giận hay thất vọng,... thì nó đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Thực tế cũng đã chứng minh, cảm xúc chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng chứ không phải lý trí.

4. Chân thật (Authentic)

Mỗi câu chuyện được kể dù có hay đến đâu nhưng nếu không đảm bảo được sự chân thực thì cũng sẽ khó thu hút lòng tin từ khách hàng. Vì thế, khi xây dựng câu chuyện thì bạn cần dựa trên những sự kiện thực tế hoặc các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm / dịch vụ, đồng thời phản ánh đúng hiện thực. Chỉ khi đó, khách hàng mới sẵn lòng lựa chọn doanh nghiệp và thương hiệu của bạn để sử dụng sản phẩm / dịch vụ.

5. Mục tiêu (Target)

Để thành công trong việc kể chuyện, doanh nghiệp cần phải rõ ràng về đối tượng và mục tiêu mà họ muốn tiếp cận. Nếu không định rõ đúng đối tượng thì việc truyền tải thông điệp và câu chuyện có thể đi sai hướng. Hãy luôn nhớ rằng, đối tượng mục tiêu là yếu tố chính của storytelling. Từ đối tượng này, bạn mới có thể phát triển và dẫn dắt câu chuyện của mình theo hướng phù hợp với đối tượng người xem đã xác định trước đó.


Brand storytelling
 

Các dạng storytelling thường gặp hiện nay

Trong thời đại số hóa, storytelling đã trở thành một công cụ quan trọng trong marketing và truyền thông. Dưới đây là một số dạng storytelling phổ biến hiện nay mà các doanh nghiệp thường áp dụng:

1. Brand storytelling

Brand storytelling là việc kể câu chuyện về brand, về nguồn gốc, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của thương hiệu. Đây là cách để thương hiệu tạo ra một liên kết tinh thần với khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về thương hiệu và tạo lòng tin.

Thông thường, những câu chuyện này sẽ chủ yếu đề cập vào nguồn cảm hứng ban đầu, quá trình sáng tạo sản phẩm hay những thách thức mà doanh nghiệp đã vượt qua trong quá trình phát triển,.... Tất cả đều phải được xây dựng một cách khéo léo nhằm tăng thêm cảm xúc cho người xem

2. Digital storytelling

Digital storytelling là dạng kể chuyện bằng cách sử dụng công nghệ số kết hợp với nhiều phương tiện như: website, phim tài liệu số, podcast hay thậm chí là trò chơi tương tác. Mục đích của hình thức kể chuyện này đó là giúp doanh nghiệp phát triển hình ảnh trên mạng.

Với khả năng tiếp cận trên nhiều phương diện, từ hình ảnh, video đến âm thanh và web, digital storytelling sẽ giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả.

3. Data storytelling

Đây là cách kể chuyện thông qua dữ liệu số. Trong thực tế, những báo cáo về doanh thu, thành tựu hay đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp cũng là một câu chuyện mà công chúng quan tâm, đặc biệt là những người trong ngành.

Mặc dù dữ liệu thường trở nên khô khan nhưng nếu được sử dụng một cách sáng tạo, data storytelling cũng có thể chứng minh được sức mạnh của thương hiệu và xây dựng lòng tin mạnh mẽ cho khách hàng.

4. Visual storytelling

Visual storytelling là cách doanh nghiệp truyền đạt câu chuyện của mình bằng hình ảnh thông qua video, phim, hình động, album nhiếp ảnh,.... Thông qua hình thức này, storytelling có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con người thông qua giác quan thị giác.

Đặc biệt, visual storytelling cũng là một phương pháp kể chuyện được đánh giá cao, vì nó tạo ra trải nghiệm gần gũi, chân thực và hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị. Bởi lẽ trong nhiều trường hợp, hình ảnh có thể kích thích cảm xúc mạnh mẽ cho người xem hơn cả chữ viết.


Digital storytelling
 

Hướng dẫn xây dựng chiến lược storytelling chinh phục mọi khách hàng 

Để xây dựng một chiến lược storytelling lôi cuốn, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc và những bí quyết quan trọng dưới đây:

1. Chọn dạng cốt truyện phù hợp

Cốt truyện là một mạng lưới kết nối các sự kiện, biến cố và hành động trong một ngữ cảnh nhất định để thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và làm sáng tỏ chủ đề chính của câu chuyện. Để triển khai một cốt truyện phù hợp với sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu của mình, bạn có thể xem xét các cốt truyện sau đây:

- Cốt truyện "Từ tồi tệ đến thành công": Trình bày sự thay đổi tích cực từ nỗ lực cá nhân hoặc sự hỗ trợ từ người khác, hay sử dụng sản phẩm / dịch vụ để mang lại kết quả tích cực và tạo ra sự khác biệt đáng kể.

- Cốt truyện "Hành trình của người hùng": Mô tả hành trình vượt qua những thử thách và khó khăn, từ bước khởi đầu đến chiến thắng cuối cùng để mang lại niềm tin, động lực cho người xem.

- Cốt truyện “Vượt qua quái vật”: Tập trung vào việc vượt qua nỗi sợ hãi và ám ảnh để khám phá những điều mới mẻ, đồng thời nhìn nhận cuộc sống với tinh thần tích cực hơn.

- Cốt truyện “Chinh phục”: Thể hiện sự kiên trì, quyết tâm trong việc theo đuổi ước mơ và đạt được mục tiêu, từ đó truyền động lực cho những người có hoài bão và đam mê.

- Cốt truyện “Hoài niệm - chân lý”: Kể về các trải nghiệm cá nhân hoặc kỷ niệm đáng nhớ, tạo ra sự đồng cảm và chia sẻ từ người xem, thường xoay quanh các mối quan hệ và giá trị cuộc sống.

2. Xác định góc nhìn và cách kể chuyện nhất quán

Trước khi bắt đầu viết storytelling marketing, điều quan trọng đó là bạn phải xác định góc nhìn của mình về câu chuyện. Trong câu chuyện đó, bạn cần phải xác định rõ về nhân vật chính là ai, cũng như những sự kiện, tình huống xảy ra xung quanh nhân vật đó. Từ đó, tạo ra một bản phác thảo chi tiết cho tất cả các ý tưởng hiện có trong đầu.

Hãy luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được suy nghĩ của họ. Chỉ khi đó, câu chuyện của bạn mới có thể đáp ứng đúng những gì mà khách hàng mong đợi. Khi họ cảm thấy rằng họ là một phần của câu chuyện thì chắc chắn, sự đồng cảm sẽ tăng hơn rất nhiều.


Visual storytelling
 

3. Phác thảo cốt truyện thu hút

Trong quá trình xây dựng brand storytelling, việc thiết lập một cốt truyện thu hút là bước quan trọng mà bạn không thể thiếu. Cốt truyện không chỉ ấn tượng mà còn cần phản ánh rõ ràng toàn bộ thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền đạt đến khách hàng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn đừng làm cho cốt truyện trở nên quá phức tạp. Thay vào đó, những câu chuyện đơn giản, súc tích thường dễ hiểu và ghi nhớ hơn, từ đó tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán giả.

4. Khai thác sức mạnh của cảm xúc

Để thu hút người xem thì câu chuyện đó cần phải có chiều sâu và khám phá những điểm độc đáo không giống với những nội dung phổ biến trên Internet. Muốn đạt được điều này, bạn cần phải thật sự hiểu rõ sâu sắc về người xem mục tiêu để khai thác những khía cạnh có thể tạo ra sự đồng cảm sâu sắc. Khi bạn nhận ra những điểm chạm đến tâm trí của họ, câu chuyện của bạn chắc chắn sẽ trở nên cảm xúc và thành công hơn rất nhiều.

5. Tận dụng multimedia

Muốn câu chuyện của bạn trở nên thuyết phục và đáng tin cậy hơn thì đừng quên bổ sung những chứng cứ cụ thể. Ví dụ, bạn có thể đưa ra các con số cụ thể về việc gia tăng doanh số bán hàng, nhận được những feedback tích cực từ khách hàng hoặc thậm chí là các thành tựu khác mà bạn có thể đo lường được.

Để làm cho câu chuyện trở nên thêm chân thực, bạn cũng có thể sử dụng các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, video để minh họa và làm rõ hơn. Hình ảnh và video thường gây ấn tượng mạnh mẽ hơn so với văn bản, lời nói và đồng thời làm giảm đi sự khô khan của các con số.

6. Thêm gia vị thực tế và câu chuyện

Việc thêm gia vị thực tế và câu chuyện sẽ làm cho story của bạn trở nên sống động, đồng thời dễ dàng kết nối hơn với khán giả. Khi người nghe cảm nhận được rằng câu chuyện đang diễn ra trong thế giới thực tế và có liên kết với cuộc sống hàng ngày của họ, họ sẽ cảm thấy gần gũi và đồng cảm hơn.

Hãy chia sẻ chính câu chuyện thực tế của mình, trong đó kể cả những thành công và thất bại của thương hiệu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kể về những trải nghiệm đặc biệt từ các nhân viên, khách hàng hoặc người sáng lập thương hiệu vì đây đều là câu chuyện từ các cá nhân nên sẽ đáng tin cậy hơn cho người nghe.

7. Tạo ra “người hùng” của câu chuyện

Trong câu chuyện, người "anh hùng" không cần phải là một siêu nhân. Họ có thể là một ai đó đã dám đối mặt với khó khăn, dũng cảm chấp nhận thách thức, thậm chí là vượt qua bản thân để đạt được thành công. Hay đơn giản, họ cũng có thể là những người mang lại niềm vui, sự giúp đỡ cho người khác. Những nhân vật như vậy thu hút sự quan tâm và tạo ra liên kết mạnh mẽ với khán giả.

Tuy nhiên, nếu câu chuyện không có yếu tố thách thức hay những khó khăn từ đầu đến cuối thì nó cũng không đủ mạnh để tạo nên một "anh hùng" thực sự. Vì vậy, hãy thêm vào cốt truyện những trở ngại, thử thách mà nhân vật chính phải vượt qua để tạo ra sự kịch tính và truyền cảm hứng cho người xem.


Story telling nghĩa là gì?
 

Ví dụ về storytelling từ các thương hiệu nổi tiếng

Để minh họa cho sức mạnh của storytelling, dưới đây là một số ví dụ về storytelling từ các thương hiệu nổi tiếng:

1. Ví dụ về storytelling của Bitis

Bitis là một thương hiệu giày dép Việt Nam thành công với chiến lược storytelling nhắm vào giá trị "kiêu hãnh và tự tin" của người Việt Nam thông qua một đoạn thơ ngắn nhưng đầy sâu sắc:

"Những bước chân Âu Cơ lên non

Những bước chân Lạc Long Quân xuống biển

Những bước chân Tây Sơn thần tốc

Những bước chân vượt qua dãy Trường Sơn

Những bước chân tiến vào thiên niên kỷ mới

Bitis - Nâng niu bàn chân Việt."

Thông qua bài thơ, Biti’s muốn truyền đạt thông điệp rằng họ sẽ luôn bên cạnh "đôi bàn chân Việt" trên mọi nẻo đường của đất nước, chứng kiến mọi thăng trầm và sự phát triển của con người theo thời gian. Đây cũng là một phần trong câu chuyện thương hiệu của Biti’s khi nói về sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Ngoài ra, thương hiệu cũng đã thể hiện sự sáng tạo này thông qua các chiến dịch PR liên quan đến âm nhạc và ra mắt các dòng sản phẩm mới. Ví dụ, sự xuất hiện của sản phẩm đã được đặc biệt chú ý thông qua hình ảnh của nam ca sĩ Sơn Tùng trong MV "Lạc Trôi", hoặc hình ảnh của đôi giày trong MV "Đi Để Trở Về" của Soobin Hoàng Sơn. Ngoài ra, việc ra mắt các dòng sản phẩm mới như BST Midnight Black Collection và Marvel Spider-man cũng là một phần của chiến lược đột phá của Biti’s.

2. Ví dụ về storytelling của Hỏa Lò

Trang fanpage "Di tích nhà tù Hỏa Lò" đã trở thành một điểm đến phổ biến trên mạng xã hội nhờ cách biên tập nội dung sáng tạo và lôi cuốn, đồng thời vẫn giữ được sự sâu sắc trong việc truyền đạt kiến thức lịch sử.

Gần đây, fanpage này tiếp tục chứng minh sự sáng tạo của mình thông qua một bài viết về sự kiện Pháp rút quân khỏi Hà Nội. Thay vì sử dụng hình ảnh hoạt hình hay các hình ảnh trực quan, đội ngũ quản trị viên đã tận dụng giao diện tìm kiếm của Shopee để tạo ra một hình ảnh độc đáo.

Cụ thể, khi nhập từ khóa "Lính Pháp ở Hà Nội sau ngày 10/10/1954" vào trang web của Shopee, kết quả trả về sẽ là "Không tìm thấy kết quả nào". Ngay lập tức, bài viết đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì sự dí dỏm nhưng vẫn thể hiện chính xác nội dung về một sự kiện lịch sử.


Ví dụ về storytelling
 

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về storytelling mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn. Dù chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh marketing rộng lớn, nhưng nếu bạn biết cách áp dụng một cách thông minh thì storytelling có thể trở thành một chiến lược truyền thông mạnh mẽ để mang đến cho doanh nghiệp của bạn vô vàn lợi ích khác nhau.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Chiến dịch marketing là gì? Vai trò của chiến dịch marketing

Chiến dịch marketing là gì? Vai trò của chiến dịch marketing

Theo báo cáo của Nielsen, chiến dịch marketing đa kênh có thể làm tăng nhận diện thương hiệu lên đến 400% so với các chiến dịch đơn lẻ.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.