Thông điệp là gì? Cách viết thông điệp truyền thông ấn tượng

Hiện nay, truyền thông là một trong những hoạt động mà hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư và quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, tạo nên sự gắn kết với khách hàng, đồng thời đóng vai trò như một cầu nối để truyền tải giá trị, ý nghĩa và sứ mệnh của doanh nghiệp đến với các đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, một thông điệp truyền thông ấn tượng không chỉ thu hút sự chú ý mà còn gợi lên cảm xúc và mở ra cánh cửa nhận thức sâu sắc cho người tiêu dùng. Vậy thông điệp là gì? Làm thế nào để viết lên một thông điệp truyền thông độc đáo, đầy sức mạnh? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
 

Thông điệp là gì? Cách viết thông điệp truyền thông ấn tượng
 

Thông điệp là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường phải đối diện với khối lượng lớn thông tin được truyền tải liên tục, làm cho việc tiếp thu cũng như xử lý tất cả những dữ liệu này trở nên vô cùng khó khăn, chính vì thế mà thông điệp ra đời.

Có nhiều cách khác nhau để hiểu về thuật ngữ thông điệp là gì, trong số đó, các định nghĩa phổ biến nhất là: 

- Thông điệp là nội dung được truyền từ một cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng này đến cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng khác bằng cách sử dụng cụm từ, câu hoàn chỉnh, biểu tượng hoặc các phương tiện truyền tải khác. 

- Thông điệp đóng vai trò như một giải pháp để các ý tưởng và tư duy được diễn đạt lại một cách ngắn gọn, rõ ràng nhằm truyền tải giá trị đến người nhận mục tiêu dựa trên những hình thức phù hợp.

- Thông điệp là một sự kết hợp tuyệt vời của nhiều yếu tố khác nhau như ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc và âm thanh, nhằm truyền đạt ý định của người gửi thông điệp tới người nhận.

Thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp truyền thông (media message) là một yếu tố cực kỳ quan trọng đóng góp to lớn vào sự thành công của quá trình quảng bá, tạo sự kết nối cũng như phát triển sản phẩm và nâng cao nhận diện thương hiệu của công ty.

Hiểu đơn giản, đây chính là một tập hợp những nội dung trọng tâm và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu của mình dựa trên các phương tiện như quảng cáo, bài viết, biểu ngữ, video, hình ảnh, âm thanh,.... Khái niệm này sẽ bao gồm tất cả vấn đề liên quan đến sản phẩm, thể hiện tính hữu ích và công dụng của hàng hóa cũng như lý do tại sao khách hàng nên chọn sử dụng sản phẩm / dịch vụ của công ty thay vì tìm kiếm một doanh nghiệp khác.

Mục tiêu của thông điệp truyền thông là quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và cung cấp thông tin cần thiết cho công chúng để tạo nên động lực mua hàng, kích thích cảm xúc, thuyết phục hoặc thay đổi nhận thức, hành vi của người nhận thông điệp. Đặc biệt, trong các chiến lược marketing, việc thiết kế media message hiệu quả là vô cùng quan trọng để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và tiếp cận đúng tệp khách hàng.

Hiện nay, thông điệp truyền thông được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề nhằm mục đích thông báo cũng như quảng bá về sản phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, giải trí, sự kiện,.... Những thông điệp này thường được thể hiện qua khẩu hiệu, slogan xuất hiện trên banner, poster hay quảng cáo trên truyền hình,....

Ví dụ, trong quảng cáo Tết đoàn viên của nhà sản xuất bánh kẹo Kinh Đô, họ đã sử dụng câu slogan "Thấy Kinh Đô là thấy Tết", đây là một thông điệp ngắn gọn, súc tích, giúp thương hiệu kích thích khách hàng nhớ về gia đình, người thân, đặc biệt đối với những người đang sống xa quê hương.
 

Thông điệp là gì?
 

Xây dựng thông điệp truyền thông mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Mục tiêu chính của thông điệp truyền thông là các tạo ra tác động tích cực đối với nhận thức, hành vi và cảm xúc của nhóm khách hàng mục tiêu hoặc cộng đồng, nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí mọi người.

Thực tế, bất kì một công ty hay tổ chức nào cũng đều muốn thương hiệu của mình được khách hàng công nhận và tạo lập một dấu ấn riêng biệt, khó quên. Điều còn được coi là một chiến lược giúp nâng cao vị trí và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thị trường luôn thay đổi không ngừng hiện nay.

Hơn nữa, khi bạn xây dựng và phát triển một thông điệp truyền thông toàn diện, bạn sẽ thu được những lợi ích to lớn như sau:

- Tạo được sự chú ý và mở ra cách cửa nhận thức sâu trong tâm trí của khách hàng, từ đó gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

- Thiết lập nên ý thức cân nhắc và sự quan tâm đến sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp bất cứ khi nào họ có nhu cầu.

- Xây dựng động lực để khách hàng tiềm năng khám phá và thu thập nhiều thông tin hơn về sản phẩm / dịch vụ của bạn.

- Cung cấp thông tin súc tích, đơn giản, dễ tiếp thu, từ đó cho phép khách hàng tiềm năng nhận thấy được những giá trị mà thương hiệu của bạn sẽ mang lại cho họ ngay tức khắc.

Các dạng thông điệp truyền thông phổ biến hiện nay 

Ngày nay, hầu hết các thông điệp truyền thông đều được phân thành hai dạng chính và việc áp dụng hình thức nào thích hợp sẽ linh hoạt tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ và từng giai đoạn để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

1. Thông điệp theo giọng điệu

Bên cạnh việc hiểu và ảnh hưởng đến tâm lý người dùng, thông điệp truyền thông cần phản ánh đầy đủ giá trị và ý nghĩa của công ty hoặc tổ chức một cách toàn diện, đồng thời đi kèm với một giọng điệu phù hợp. Về mặt giọng điệu, quan trọng để điều chỉnh sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm riêng của từng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Để tác động đến tâm lý của khách hàng thông qua một thông điệp truyền thông, bạn không chỉ cần phản ánh giá trị truyền đạt nội dung và ý đồ một cách đầy đủ, mà còn phải sử dụng một giọng điệu phù hợp. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, tính chất và đặc điểm riêng của từng sản phẩm / dịch vụ mà bạn có thể áp dụng các giọng điệu khác nhau. Dưới đây là ví dụ về thông điệp sản phẩm đến từ thương hiệu Lifebuoy:

- Giọng điệu cung cấp thông tin "Sử dụng Lifebuoy để phòng tránh các bệnh từ vi khuẩn".

- Giọng điệu mang tính chất cảnh báo "Nếu không sử dụng Lifebuoy, bạn sẽ dễ dàng nhiễm các bệnh từ vi khuẩn".

- Giọng điệu khích lệ "Nếu bạn sử dụng Lifebuoy, bạn là người có trách nhiệm với chính bản thân mình".

2. Thông điệp truyền thông theo mục đích

Ngoài giọng điệu thì nhà tiếp thị còn tạo ra thông điệp truyền thông dựa trên các mục tiêu khác nhau của tổ chức. Đồng thời, cách nhà quản trị xây dựng thông điệp cũng sẽ linh hoạt tùy thuộc vào lĩnh vực và sản phẩm cụ thể với các mục tiêu riêng như sau:

Mỗi doanh nghiệp đều đặt ra cho mình một mục tiêu cũng như sứ mệnh hoạt động riêng, chính điều này đã dẫn đến việc thông điệp truyền thông cần được thiết lập với sự sáng tạo và khác biệt tương ứng sao cho phù hợp với từng sản phẩm / dịch vụ cụ thể:

- Thông điệp mục đích chính trị - xã hội: sử dụng để định hướng, tuyên truyền, giáo dục và thay đổi nhận thức, hành vi của công chúng. Ví dụ: "Mỗi nhà 2 con, gia đình hạnh phúc".

- Thông điệp mục đích thương mại: được xây dựng để định vị sản phẩm / dịch vụ hoặc giá trị cốt lõi của thương hiệu trong tâm trí khách hàng tiềm năng. Ví dụ: "Enchanteur – sự lôi cuốn tuyệt diệu".
 

Thông điệp truyền thông
 

Các bước xây dựng thông điệp ý nghĩa, ấn tượng

Việc xây dựng một thông điệp ý nghĩa và ấn tượng là một yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý và tạo ra tác động sâu sắc tâm trí khách hàng. Từ việc nắm bắt đúng giá trị cần truyền đạt đến lựa chọn từ ngữ, hình ảnh hay giọng điệu phù hợp, mỗi bước của quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thông điệp mạnh mẽ và hiệu quả. Thông thường, để thiết kế một media message ấn tượng, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện tuần tự theo 5 bước dưới đây:

Bước 1: Xem xét, thu thập thông tin về đối tượng mục tiêu

Để tạo ra một giá trị nhận diện thương hiệu sâu sắc, việc xem xét và thu thập thông tin trong thị trường mục tiêu riêng đóng vai trò quan trọng. Điều này đảm bảo rằng thông điệp xây dựng sẽ phù hợp với mọi đối tượng mà doanh nghiệp muốn nhắm đến, đồng thời tránh được những sai sót, giúp bạn hiểu rõ hơn về ngữ cảnh cũng như dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng hơn.

Hãy tận dụng, khai thác và thu thập tất cả dữ liệu liên quan đến đối tượng mục tiêu, từ đó hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự quan tâm của họ, đồng thời điều này còn tạo ra giá trị truyền thông cho thương hiệu của bạn. Để tiếp cận thêm nhiều nguồn dữ liệu, bạn có thể áp dụng các phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn, khảo sát, nhận phản hồi, review....

Bước 2: Xử lý, phân tích dữ liệu liên quan đến đối tượng mục tiêu

Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu liên quan đến đối tượng tiếp nhận thông điệp mục tiêu, bạn đã có thể nhìn thấy một insight tổng quát về người dùng đối với thương hiệu, hiểu rõ hành vi và xu hướng mua sắm của họ. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra:

- Các khía cạnh quan trọng mà bản thân đã đạt được.

- Những vấn đề cần thay đổi hoặc cải thiện để cung cấp giá trị tối ưu nhất cho đối tượng mục tiêu.

Ý tưởng về thông điệp truyền thông sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Điều quan trọng là nội dung cần đảm bảo tính độc đáo, mới mẻ và khác biệt hoàn toàn so với đối thủ cạnh tranh, dựa trên các lợi ích, đặc tính hoặc vị trí thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, công ty có thể đưa ra các chiến dịch và hành động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như thu hút khách hàng.

Bước 3: Đưa ra các ý tưởng sáng tạo

Sau khi đã phân tích và xử lý thông tin một cách triệt để ở bước trên, bạn có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng những ý tưởng độc đáo và hấp dẫn cho nội dung truyền thông của mình. Bạn cần thiết kế nên nhiều options (phương án) khác nhau để thảo luận, bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng về sáng kiến có tiềm năng nhất.
 

Cách viết thông điệp
 

Bước 4: Thống nhất ý tưởng thông điệp truyền thông

Sau quá trình bàn bạc và thảo luận kỹ lưỡng với nhiều sáng kiến khác nhau, giai đoạn tiếp theo là thống nhất ý tưởng để đạt hiệu quả tối đa dựa trên các tiêu chí của SMILE. Quy tắc này nhấn mạnh đến những yếu tố đặc biệt quan trọng như:

- Simple - đơn giản: một thông điệp dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích sẽ giúp khách hàng ghi nhớ doanh nghiệp lâu hơn.

- Memorable - ấn tượng và khác biệt: ý tưởng cần tạo nên sự độc đáo, thể hiện tính cách thương hiệu trong bối cảnh thông tin đa dạng ngày nay.

- Interesting - hấp dẫn và thú vị: nội dung lôi cuốn thường khiến khách hàng thích thú và ghi nhớ lâu hơn, thậm chí còn có thể chia sẻ với nhiều người khác.

- Link to brand - kết nối với thương hiệu: thông điệp truyền thông chỉ có ý nghĩa khi khách hàng vẫn nhớ thương hiệu sau khi xem.

- Emotional involving & liked - ảnh hưởng cảm xúc: ý tưởng xây dựng phải tác động mạnh vào cảm xúc của khách hàng vì đây là yếu tố quan trọng khi họ đưa ra quyết định có nên lựa chọn thương hiệu hay không.

Bằng cách tuân theo quy tắc SMILE, bạn có thể đảm bảo ý tưởng đáp ứng các tiêu chí cần thiết, từ đó tạo nên thông điệp truyền thông hiệu quả và phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Bước 5: Xây dựng thông điệp

Sau khi thống nhất ý tưởng, bạn sẽ tiến hành xây dựng nội dung thông điệp dưới dạng các mẫu quảng bá hoặc kịch bản và cần đảm bảo các yếu tố như sau:

- Xác định rõ mục tiêu và đối tượng mà thông điệp hướng tới.

- Sử dụng ngôn từ súc tích, dễ hiểu để truyền đạt giá trị một cách hiệu quả cho khán giả.

- Dùng các yếu tố như ảnh, video, âm thanh hoặc phong cách viết để tạo sự thu hút và gây ấn tượng.

- Truyền tải những lợi ích và giá trị mang lại một cách đơn giản và thuyết phục.

- Đảm bảo thông điệp kết thúc với một lời kêu gọi hành động cụ thể.

- Đánh giá tính khả thi và điều chỉnh nếu cần thiết.

Các ý tưởng thường sẽ được giới thiệu đến với khách hàng trong các sự kiện. Điều quan trọng bạn cần lưu ý nữa là thông điệp phải đảm bảo tính hiệu quả, đồng thời phù hợp với sứ mệnh và mong đợi của khách hàng mục tiêu.
 

Thông điệp
 

Một thông điệp truyền thông hiệu quả cần đáp ứng những tiêu chí gì? 

Khi đã xây dựng được một thông điệp truyền thông, bạn nên xem xét những tiêu chí dưới đây để đánh giá ý tưởng của mình đã hiệu quả hay chưa:

- Ngắn gọn, đơn giản và dễ tiếp nhận: Thông điệp nên được tối giản về độ dài, tránh sự hoa mỹ và nên có nội dung súc tích, ngôn từ dễ hiểu để nhanh chóng chạm đến tâm trí khách hàng.

- Chân thật và chính xác: Khách hàng thường không ưa chuộng những lời nói quá, phóng đại hay quảng cáo phi thực tế. Vì vậy, trong quá trình lên nội dung cho thông điệp, bạn nên phản ánh đúng sự thật để tạo niềm tin, duy trì sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

- Sử dụng ngôn từ thông dụng: Vì mỗi khách hàng sẽ có mức độ hiểu biết khác nhau, nếu sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành quá phức tạp có thể làm cho thông điệp trở nên khó tiếp nhận. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng ngôn từ phổ biến, đơn giản và dễ hiểu để đảm bảo rằng giá trị được truyền tải một cách hiệu quả nhất.

- Liên kết chặt chẽ với chủ đề: Thông điệp truyền thông cần có sự kết nối rõ ràng với chủ đề hoặc mục tiêu nhằm tạo ấn tượng và gây cảm giác thú vị cho khách hàng, từ đó góp phần thúc đẩy hành vi mua sắm của họ.

- Hấp dẫn trong câu từ và hình thức: Thông điệp truyền thông nên được thiết kế để thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng với khách hàng thông qua câu từ, cách diễn đạt, hình ảnh, màu sắc, âm thanh và bố cục hấp dẫn. 

- Phù hợp với văn hóa: Điều này đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và đánh giá cẩn thận về thị trường trước khi xây dựng ý tưởng. Việc hiểu rõ về văn hóa, giá trị, quan niệm và thói quen của khách hàng sẽ giúp bạn tạo ra thông điệp phù hợp, gần gũi và kết nối tốt hơn với họ. 
 

Thông điệp truyền thông là gì?
 

Những ví dụ về thông điệp truyền thông từ các thương hiệu nổi tiếng

Sau khi đã nắm vững cách xây dựng thông điệp truyền thông, chúng ta hãy khám phá một số ví dụ điển hình để thấy sức mạnh và tác động của media message trong việc xây dựng thương hiệu cũng như thể hiện giá trị của một doanh nghiệp. Ngoài ra, những ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về cách mà các thương hiệu nổi tiếng sử dụng thông điệp truyền thông để tạo nên ấn tượng và sự tương tác chặt chẽ với khách hàng.

1. Thông điệp truyền thông của Vinamilk

Thấu hiểu được tầm quan trọng của truyền thông trong lĩnh vực bán lẻ, Vinamilk liên tục thực hiện các chiến dịch quảng cáo với những giá trị truyền tải sâu sắc tác động đến tâm trí khách hàng. Bằng việc sáng tạo nhiều thông điệp và sử dụng đa dạng kênh truyền thông có độ phủ sóng rộng, thương hiệu đã thành công trong tất cả các chiến dịch marketing của mình. Dưới đây là một số chiến dịch quảng cáo của Vinamilk kết hợp với thông điệp truyền thông nổi bật:

- 40 năm vươn cao Việt Nam.

- Vinamilk – Ươm mầm những tài năng trẻ Việt Nam.

- Sữa học đường Vinamilk.

- Sữa tươi số 1 Việt Nam.

- Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh.

Những thông điệp trên đã nhận được sự đánh giá cao và ủng hộ tích cực từ người tiêu dùng trên toàn quốc, nhờ đó, thương hiệu Vinamilk đã trở thành biểu tượng phát triển của ngành giáo dục mầm non tại Việt Nam và lan tỏa rộng rãi khắp mọi miền đất nước ta.

Ngoài ra, công ty còn thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi kèm theo việc mua sữa. Đây là một trong những cách kích thích doanh số hiệu quả thông qua việc tặng quà như "Mua 2 lốc sữa Vinamilk được tặng 1 hộp sữa" hoặc "Tặng bình đựng nước cho trẻ khi mua 3 lốc sữa chua Vinamilk”. Gần đây nhất, logo Vinamilk cùng bộ thương nhận diện thương hiệu mới công bố cũng đã làm bùng nổ truyền thông.
 

Thông điệp ý nghĩa
 

2. Thông điệp truyền thông của Lay's

Lay’s là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bánh snack vươn tầm thế giới, họ đã đặt ra một thông điệp đơn giản nhưng tinh tế nhằm kích thích vị giác và sự thèm ăn của khách hàng: "Betcha can’t eat just one” (Betcha không thể chỉ ăn một miếng).

Thay vì tập trung vào sản phẩm hoặc thương hiệu, Lay's đã nhấn mạnh bản chất tự nhiên của con người khi gợi lên câu hỏi: Ai có thể kiềm chế không thưởng thức những món snack hấp dẫn, ngon lành được? Chính nhờ thông điệp ấn tượng này kết hợp với hiệu ứng quảng cáo, đã góp phần đáng kể vào tăng doanh số bán hàng của Lay's.

3. Thông điệp truyền thông của MILO

MILO đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng với thức uống từ lúa mạch kết hợp với sữa dành cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên, phổ biến ở Đông Nam Á và châu Úc, đặc biệt rất được yêu thích tại Việt Nam. Đây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ bởi vì hương vị thơm ngon, dễ uống, giúp mang lại năng lượng sau những giờ học tập cũng như làm việc mệt mỏi.

Thay vì sử dụng diễn viên nhí, MILO đã chọn những nhân vật hàng ngày trong câu chuyện thể thao lớn để truyền tải giá trị thông điệp. Ngoài ra, thương hiệu cũng dùng các câu chuyện từ cha mẹ để làm nội dung truyền thông trong các chiến dịch tiếp thị, nhằm thu hút sự quan tâm của phụ huynh có con ở độ tuổi phát triển.

Một số thông điệp truyền thông hiệu quả, ấn tượng của MILO có thể kể đến là:

- Milo – Năng động Việt Nam.

- Con chính là “Nhà vô địch”.

- Với thể thao, ai cũng là “nhà vô địch”.

- Nhà vô địch làm từ Milo.

Hãng sữa này cũng thường xuyên sử dụng chương trình quảng cáo truyền hình TVC như "Nhà vô địch thực sự" và "Cảm ơn mẹ" trong chiến dịch tiếp thị để tiếp cận đối tượng mục tiêu, điển hình là các bậc phụ huynh. Ngoài ra, MILO cũng sử dụng các kênh truyền thông online như Facebook, Youtube để quảng cáo, đồng thời hợp tác với KOL và các diễn viên, nghệ sĩ Việt Nam để tăng cường hiệu quả truyền thông.
 

Ví dụ về thông điệp truyền thông
 

Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h đã tổng hợp về khái niệm thông điệp truyền thông là gì cũng như cách viết thông điệp ý nghĩa, ấn tượng, có tác dụng gợi nhớ sâu sắc trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn nắm bắt được bản chất và ý nghĩa của thông điệp, đồng thời có thêm ý tưởng sáng tạo để xây dựng được một media message mạnh mẽ, độc đáo cho doanh nghiệp của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.