Xây dựng thương hiệu thành công từ con số 0 trong 11 bước

Xây dựng thương hiệu là một quá trình tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc vì không thể thành công chỉ trong một sớm một chiều. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp mới hoặc startup muốn đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với thị trường. Họ phải tìm ra các chiến lược khác nhau để tạo nên sự khác biệt, từ đó xây dựng lòng tin khách hàng để phát triển bền vững trong thời gian dài.

Với 11 bước xây dựng thương hiệu thành công từ con số 0, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình để tạo ra một nhãn hiệu độc đáo và thu hút khách hàng. Các bước này sẽ là cơ sở để xác định mục tiêu, phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, tạo ra thông điệp và phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả. 
 

Xây dựng thương hiệu thành công từ con số 0 trong 11 bước
 

Thương hiệu (Brand) là gì?

Đơn giản mà nói, thương hiệu là nhận thức chung mà khách hàng có về doanh nghiệp bao gồm tên, ký hiệu, biểu tượng hoặc bất kỳ yếu tố trực quan nào khác mà người tiêu dùng có thể nhận biết và phân biệt với công ty hoặc tổ chức khác. Brand không chỉ là một yếu tố trực quan, mà còn bao gồm cả cảm nhận và quan điểm của khách hàng về doanh nghiệp, bao gồm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, giá cả, giá trị, tầm nhìn và văn hoá của doanh nghiệp. 

Jeff Bezos - Người sáng lập Amazon đã từng nói rằng: “Your brand is what other people say about you when you’re not in the room.” Câu này dịch sang tiếng Việt có nghĩa "Thương hiệu của bạn là những gì người khác nói về bạn ngay cả khi bạn không có mặt ở đó."

Để xây dựng một brand thành công, bạn cần tạo ra sự nhất quán trong cách giao tiếp cũng như trải nghiệm đối với khách hàng. Điều này bao gồm nhiều phương diện, cụ thể như:

- Vị trí kinh doanh (cửa hàng hoặc văn phòng).

- Các yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu.

- Website, mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến.

- Các nội dung được xuất bản.

- Hoạt động bán hàng và dịch vụ khách hàng.

Việc xây dựng một thương hiệu đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực liên tục, không thể thành công trong một sớm một chiều. Việc xây dựng thương hiệu thành công sẽ mang lại kết quả tốt trong việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, gia tăng doanh số cũng như giới thiệu truyền miệng và quảng bá cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?

Một brand mạnh thường được xây dựng thông qua các chiến lược truyền thông và tiếp thị đặc biệt để tạo dựng và tăng cường niềm tin và sự nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp. Trước khi bắt đầu quá trình xây dựng một brand thành công, điều cần thiết là bạn phải hiểu rõ chiến lược xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp là gì.

Hiểu đơn giản, chiến lược xây dựng thương hiệu là quá trình sử dụng các kế hoạch và chiến lược marketing để tạo dựng, quản lý và phát triển hình ảnh của một doanh nghiệp. Mục tiêu là xác định được những giá trị cốt lõi và đưa ra thông điệp phù hợp để tạo ra sự độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược bao gồm bộ nhận diện thương hiệu, trải nghiệm khách hàng, quảng cáo và tiếp thị, nội dung và hoạt động bán hàng. 

Trong thời đại kỹ thuật số, các doanh nghiệp cần sử dụng các công nghệ và kênh truyền thông để tạo dựng hình ảnh thương hiệu, cụ thể:

- Nâng cao trải nghiệm người dùng trên môi trường trực tuyến (website, app, kênh thương mại điện tử,....).

- Sử dụng SEO, social và content marketing.

- Tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã hội.

- Email marketing.

- Quảng cáo (PPC).
 

Chiến lược thương hiệu
 

Quy trình 11 bước xây dựng thương hiệu thành công 

Theo khảo sát của Nielson, đến 59% người tiêu dùng có xu hướng chọn những nhãn hiệu độc đáo mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng nhiều hơn. Vì vậy, một brand mạnh có thể giúp tăng doanh số, tạo ra giá trị bền vững, giữ chân khách hàng và đem lại nguồn lợi nhuận, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào để tìm hiểu chi tiết 11 bước xây dựng thương hiệu thành công mà các doanh nghiệp nên áp dụng.

1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công, bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu mà mình muốn tiếp cận. Việc này đòi hỏi sự tập trung và phân tích kỹ lưỡng để hiểu rõ nhu cầu và insight khách hàng. Thay vì cố gắng đáp ứng mong muốn của tất cả mọi người, doanh nghiệp nên đánh vào thị trường ngách và chỉ cần tập trung vào việc giải quyết chính xác nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí cũng như điều chỉnh nhiệm vụ và thông điệp một cách chính xác và hiệu quả.

Để đạt được kết quả tốt, việc cụ thể và chi tiết hóa thông tin là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần xây dựng một bức chân dung khách hàng cụ thể dựa trên nhiều yếu tố cần thiết như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nơi sống, thu nhập hiện có,...

Bên cạnh những thông tin cơ bản, doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu sâu hơn về khách hàng để thu thập được các insight quan trọng như:

- Điều quan tâm nhất của khách hàng (Pain points).

- Mục tiêu của khách hàng trong công việc và cuộc sống.

- Nhãn hiệu tương đồng họ đang sử dụng.

- Người ảnh hưởng.

- Động lực.

Bạn cần tìm hiểu thật sâu về hành vi, lối sống và tâm lý của khách hàng. Ví dụ, nếu đối tượng mục tiêu là các mẹ đơn thân làm việc tại nhà thì bạn nên tìm hiểu về thói quen, nhu cầu và các vấn đề mà họ đang gặp phải. Từ đó tạo ra các thông điệp phù hợp để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thu hẹp phạm vi thu thập insight trong thị trường ngách giúp đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách rõ ràng đến đối tượng mục tiêu. Việc xác định đúng tệp khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ là một bước rất quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, đặc biệt là trong các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Bằng cách đưa ra đúng thông điệp đến đúng đối tượng, bạn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với những người tiêu dùng thực sự quan tâm và tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. 
 

Xây dựng thương hiệu
 

2. Thiết lập sứ mệnh của thương hiệu

Việc thiết lập tuyên bố sứ mệnh (brand mission statement) là rất cần thiết để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và thành công, đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục đích tồn tại của mình. Nó là nền tảng cho mọi chiến lược, giúp định hình giá trị và nhận diện bộ mặt của doanh nghiệp. Trước khi muốn khách hàng tin tưởng mình, bạn cần hiểu rõ giá trị mà khách hàng mong muốn được nhận là gì để định hình từ logo, slogan, tính cách, các hoạt động hàng ngày,.... tất cả đều phải nhất quán với sứ mệnh đã được thiết lập trước đó. 

Khi được hỏi doanh nghiệp đang thực hiện những công việc gì, bạn cần trả lời bằng cách tuyên bố sứ mệnh, vì nó là cơ sở giúp xác định doanh nghiệp muốn trở thành ai trong tương lai, cũng như định hướng mọi quyết định và hành động trong quá trình xây dựng và phát triển nhãn hiệu.

Một trong những ví dụ nổi tiếng về việc thiết lập sứ mệnh trong quá trình xây dựng thương hiệu là Nike. Thương hiệu này nổi tiếng với tagline “Just Do It” (Cứ làm đi), tuy nhiên ít ai biết được sứ mệnh của thương hiệu Nike chính là: “Mang đến nguồn cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới”. Nike tập trung vào việc giúp tất cả các vận động viên sử dụng những đôi giày bền bỉ để rèn luyện và trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ.

Ngoài ra, Nike còn muốn đi xa hơn mở rộng mục tiêu để phù hợp với mọi “cơ thể” khi thêm vào câu nói “Nếu bạn có một cơ thể, bạn là một vận động viên". Sự vận động và sáng tạo chính là kim chỉ nam để nỗ lực thay đổi, giúp chúng ta có những bước chân vững vàng tiến về phía trước.

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và tập trung vào đối tượng mục tiêu trước tiên. Với thời gian dài, lòng trung thành có thể phát triển đủ để mở rộng phạm vi khách hàng. Bên cạnh đó, trước khi tuyên bố sứ mệnh, hãy đảm bảo bạn đã xác định chính xác đối tượng tiềm năng từ bước đi đầu tiên.

3. Nghiên cứu thương hiệu trong thị trường mục tiêu

Doanh nghiệp mới hoặc các startup sẽ không có đủ tiềm lực để bắt chước những chiến dịch triệu đô của các nhãn hiệu lớn. Vì thế bạn không nên sao chép cách mà họ đang làm, nhưng có thể học hỏi những điều mà họ đã làm tốt hoặc sai để tạo ra sự khác biệt giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh hoặc các nhãn hiệu tiêu chuẩn, quan sát cách họ đã xây dựng thương hiệu tốt như thế nào.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong phát triển thương hiệu. Bạn có thể dùng Excel, Google sheet hoặc sổ tay để xây dựng bảng so sánh các đối thủ cạnh tranh với nhau trong cùng một nhóm với các tiêu chí: thông điệp và hình ảnh, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đánh giá của khách hàng về đối thủ, hoạt động marketing.

Sau đó, bạn hãy trả lời những câu hỏi cơ bản như sau:

- Đối thủ cạnh tranh có đồng nhất thông điệp và hình ảnh trên các kênh truyền thông không?

- Sản phẩm / dịch vụ có chất lượng như thế nào?

- Khách hàng đánh giá và phản hồi như thế nào về đối thủ cạnh tranh trên mạng xã hội?

- Chiến lược marketing online và offline của họ như thế nào?

Lưu ý là bạn không nên nghiên cứu đại trà mà chỉ nên lựa chọn một vài đối thủ cạnh tranh tiêu biểu để tạo biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm / dịch vụ hoặc nhận diện thương hiệu trên các kênh truyền thông.
 

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
 

4. Xác định các giá trị mà thương hiệu mang lại

Việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp thường hướng tới mục tiêu tiếp cận khách hàng, từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy doanh số. Để xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần tạo ra một thông điệp rõ ràng và hấp dẫn, kết hợp giữa các giá trị và trải nghiệm tuyệt vời dành cho khách hàng. 

Thay vì chỉ liệt kê các tính năng khô khan, bạn hãy tập trung vào những gì khách hàng thực sự cần. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần khai thác sâu hơn để tìm ra những gì thương hiệu có thể mang lại mà thị trường chưa ai khai thác, đó có thể là chất lượng và lợi ích độc đáo mà nhãn hiệu của bạn có thể cung cấp.

Nếu bạn đã xác định đối tượng khách hàng mục tiêu (trong bước 1), hãy đưa ra lý do tại sao họ nên chọn bạn thay vì đối thủ. Ví dụ, những giá trị này có thể là:

- Trải nghiệm dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

- Sản phẩm giúp cải thiện năng suất làm việc của bạn.

- Thời gian làm việc sẽ được tiết kiệm đáng kể nếu như sử dụng sản phẩm.

- Sản phẩm này giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với sản phẩm của các nhãn hàng khác.

Ví dụ, Apple là một trong những thương hiệu tiên phong trong việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa, đem lại cho họ lợi thế cạnh tranh so với các công ty máy tính khác. Đặc biệt với thiết kế tinh tế, dễ sử dụng, các sản phẩm của Apple là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhãn hàng này trở nên nổi bật so với các hãng điện thoại khác. 

Slogan "Think Different" (Hãy suy nghĩ khác biệt) của Apple trong những năm 1997 - 2002 vẫn được giữ lại cho đến ngày nay, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhận thức của khách hàng về nhãn hàng này. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở một câu khẩu hiệu, Apple luôn thể hiện sự khác biệt và sáng tạo thông qua sự đổi mới và nâng cao trải nghiệm người dùng, làm cho thương hiệu trở nên độc đáo và nhận được sự yêu thích từ khách hàng.

5. Tạo bộ nhận diện thương hiệu

Việc tạo bộ nhận diện thương hiệu, đặc biệt là logo, tagline và slogan chính là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng thương hiệu. Logo là biểu tượng đại diện sẽ xuất hiện trên hầu hết ở các sản phẩm và hoạt động liên quan đến doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên đầu tư thời gian và tiền bạc để tạo ra một logo độc đáo, bền vững và dễ gợi nhớ.

Nếu bạn cần sự trợ giúp trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu, hãy thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp hoặc một agency có kinh nghiệm để thiết kế logo và hình ảnh nhận diện cho doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các sản phẩm nổi bật hơn, tạo dấu ấn độc đáo và bền vững trên thị trường.

Ngoài việc thiết kế logo, tagline và slogan, nhà quản trị cần nắm vững các nguyên tắc chủ chốt để đảm bảo tính nhất quán cho mọi hoạt động, cho bất kỳ hình ảnh, ấn phẩm nào khi đưa ra công chúng. Bao gồm các yếu tố sau:

- Kích thước logo và vị trí.

- Màu sắc thương hiệu.

- Hình ảnh và phong cách thiết kế.

- Kiểu chữ và phông chữ.

- Hình tượng thương hiệu.

 

Cách xây dựng thương hiệu
 

6. Xây dựng tiếng nói thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu là cách bạn giao tiếp với khách hàng và sẽ thay mặt doanh nghiệp truyền đạt sứ mệnh và các hoạt động thường ngày. Với vai trò trực tiếp tương tác với khách hàng, bạn cần lựa chọn một vài đặc điểm cụ thể để xây dựng tính cách đại diện cho thương hiệu như:

- Sự am hiểu, tính chuyên gia.

- Quyết đoán.

- Sự uy tín.

- Chuyên nghiệp.

- Sự chân thành.

- Thân thiện.

Hãy tìm cho mình một tiếng nói đặc trưng phù hợp với khách hàng mục tiêu và các giá trị mà bạn muốn hướng đến. Từ đó, bạn có thể tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn viết bài trên blog hoặc đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

Đảm bảo duy trì một tiếng nói nhất quán sẽ giúp cho thương hiệu của bạn được nhận diện đồng đều trên nhiều kênh khác nhau. Mỗi một cộng đồng người theo dõi, độc giả hoặc khách hàng thường sẽ mong đợi một tính cách thương hiệu nhất định khi chọn lựa sử dụng sản phẩm. 

Ví dụ, Virgin America được biết đến là brand mang lại dịch vụ khách hàng thân thiện và đáng tin cậy, và họ luôn tập trung vào việc xây dựng tiếng nói thương hiệu của mình. Trên mạng xã hội Twitter, Virgin America luôn chú ý đến phong cách cá nhân bằng cách sử dụng tiếng nói hài hước để thông báo về các địa điểm. Đồng thời qua tweet, họ cũng tái khẳng định giá trị độc đáo mà mình mang lại cho khách hàng đó là đảm bảo mỗi chuyến bay đều có ổ cắm điện.

 

Quy trình xây dựng thương hiệu
 

7. Xây dựng thông điệp cho thương hiệu

Để xây dựng nhận thức của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, hãy giới thiệu mình một cách ngắn gọn. Thông điệp thương hiệu nên liên quan chặt chẽ đến sứ mệnh và truyền tải các thông tin cơ bản trong 1 - 2 câu như:

- Tôi là ai?

- Tôi cung cấp sản phẩm / dịch vụ gì?

- Vì sao khách hàng nên quan tâm?

- Đang quan tâm tới đối tượng nào trong xã hội và cộng đồng?

Thông điệp là cơ hội để bạn thiết lập mối liên kết tâm lý trực tiếp với khách hàng thông qua việc sử dụng ngôn từ dễ hiểu và tác động tới cảm xúc của người nghe. Điều quan trọng ở đây là bạn phải làm cho thông điệp đơn giản, rõ ràng và liên kết chặt chẽ với giá trị mà sản phẩm đang cung cấp. Vì vậy, khi tạo ra một thông điệp, hãy giải thích cho khách hàng biết sản phẩm của bạn có thể mang đến điều gì và tại sao nó quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của họ.

Ví dụ, thương hiệu giày TOMS Shoes đã tạo dựng được một lượng người hâm mộ đông đảo và được đánh giá tích cực về thương hiệu. Họ truyền tải thông điệp rõ ràng trên trang web của mình: “Nâng cao cuộc sống. Với mỗi sản phẩm bạn mua, TOMS sẽ giúp một người cần nó. Một đổi một”. Từ đó, TOMS Shoes đã trở thành một trong những nhãn hàng nổi tiếng với thông điệp xã hội mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng trên toàn cầu. 

8. Khẳng định cá tính thương hiệu

Khách hàng không chỉ đơn thuần tìm kiếm một công ty cung cấp sản phẩm / dịch vụ trên thị trường, mà còn mong muốn một trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của riêng họ, được hỗ trợ bởi sự tương tác từ các cá nhân. Người tiêu dùng chỉ cảm thấy thân thuộc và tin tưởng một nhãn hàng có tính cách và phẩm chất liên quan tới họ. 

Nếu bạn đang muốn tạo một phong cách độc đáo, hãy cá nhân hóa thương hiệu và duy trì tính cách đồng nhất trên tất cả các kênh truyền thông. Các cách đơn giản để làm điều này có thể bao gồm:

- Cách sử dụng đại từ nhân xưng trong truyền thông.

- Tạo một giọng nói đàm thoại trong giao tiếp.

- Chia sẻ nội dung hậu trường.

- Kể chuyện về những trải nghiệm thực tế.

- Mô tả sản phẩm / dịch vụ một cách thú vị.
 

Chiến lược xây dựng thương hiệu
 

9. Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng

Đừng quên rằng quá trình xây dựng thương hiệu là không bao giờ ngừng lại. Đó là điều nên được phản ánh và hiển thị trong mọi thứ mà khách hàng có thể tiếp cận, bao gồm cả nhìn, đọc và nghe thấy:

- Các tương tác trực tiếp: Danh thiếp, bao bì, sản phẩm, quảng cáo cần được in logo để tạo ra sự nhận diện nhất quán. 

- Các nền tảng kỹ thuật số: Hãy kết hợp giọng nói, thông điệp và tính cách vào nội dung trang web, đây là công cụ tiếp thị quan trọng nhất để giới thiệu nhãn hiệu. Hoặc sử dụng video trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook Video, Facebook Live, Snapchat và Instagram Stories để tạo nội dung kết hợp giữa giọng nói và tính cách thương hiệu.

Với việc thiết lập bộ nhận diện của doanh nghiệp một cách đồng nhất, chặt chẽ sẽ giúp khách hàng và đối tác có thể nhận ra thương hiệu ngay khi bước vào văn phòng của bạn. Không chỉ có logo và slogan được hiển thị ở nhiều vị trí khác nhau, mà nhân viên cũng mặc đồng phục với logo của doanh nghiệp được in trên đó. Nếu khách hàng mua một sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được đóng gói trong túi có in logo để tăng tính nhận diện doanh nghiệp.

Ví dụ, Warby Parker đã thành công trong việc xây dựng một brand độc đáo và tốt nhất trong cùng phân khúc bằng cách cung cấp trải nghiệm dùng thử sản phẩm sáng tạo tại nhà, tại các cửa hàng bán lẻ và thông qua các nỗ lực tiếp thị nội dung số. Nhãn hàng này cũng đầu tư nhiều vào tiếp thị nội dung số với các chiến dịch quảng cáo và nội dung trên mạng xã hội. Warby Parker đã tạo ra một trải nghiệm mua sắm kính mới, đơn giản và thuận tiện hơn với việc cho phép khách hàng thử các kiểu dáng và mẫu kính tại nhà.

10. Tạo ra sự đồng điệu và nhất quán

Một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp là sự nhất quán và đồng điệu trong các ấn phẩm. Điều này có nghĩa là mọi phát ngôn và thông điệp phát ra phải được đồng nhất, đặc biệt là với sứ mệnh của doanh nghiệp. Sự không nhất quán có thể làm khách hàng cảm thấy khó hiểu về hình ảnh, bộ mặt nhận diện và dẫn đến mất niềm tin vào thương hiệu, từ đó hạn chế sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ, Starbucks là thương hiệu chuyên cung cấp các loại nước uống hàng đầu trong ngành bán lẻ cà phê trên toàn cầu và cam kết mang đến một môi trường gần gũi, thân thiện. Sứ mệnh của Starbucks là “Để truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tâm hồn con người - một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm”.

Để đạt được mục tiêu này, mọi cửa hàng Starbucks đều cung cấp Wifi miễn phí, bàn ghế rộng rãi và âm nhạc nhẹ nhàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các buổi trò chuyện và giao lưu. Hơn nữa, Starbucks luôn viết tên của họ lên cốc cà phê, tạo ra một trải nghiệm thương hiệu cá nhân hơn. Dù đã xoá tên công ty khỏi logo vào năm 2011 nhưng Starbucks vẫn được nhận biết rõ ràng. Khi nhìn thấy logo nàng tiên cá màu xanh lá cây đơn giản, bạn sẽ tức thì liên tưởng đến Starbucks.

11. Thấu hiểu và phát triển thương hiệu

Chỉ có chính bạn và những người làm việc trong công ty mới là những người tốt nhất để tiếp thị và quảng bá cho doanh nghiệp. Bạn sẽ hiểu thương hiệu của mình hơn bất kỳ ai khác. Bên cạnh đó, khi tuyển dụng nhân viên từ bên ngoài, bạn phải đảm bảo rằng họ phù hợp với văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị đã xây dựng trước đó.

Bạn cũng cần khích lệ nhân viên phát triển phong cách cá nhân tương thích với hình ảnh của công ty, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Mặc khác, chỉ khi mọi sản phẩm truyền thông liên quan đến doanh nghiệp được đồng bộ và nhất quán, thương hiệu mới có thể được xây dựng thành công. Và đừng quên tạo cơ hội cho khách hàng trung thành của bạn để nói lên ý kiến, khuyến khích họ viết đánh giá, nhận xét hoặc chia sẻ nội dung liên quan.
 

Các bước xây dựng thương hiệu
 

Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h đã chia sẻ về 11 bước xây dựng thương hiệu thành công từ con số 0, hy vọng với những gì mà chúng tôi cung cấp bạn có thể tạo ra một brand độc đáo và hấp dẫn, tăng cường sự chuyên nghiệp và đạt được mục tiêu kinh doanh của riêng mình. Hãy tận dụng những bài học và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng thương hiệu để mang lại thành công cho doanh nghiệp.

Nếu bạn đang có kế hoạch khởi nghiệp hoặc muốn phát triển nhãn hiệu của mình thì hãy nhớ rằng việc xây dựng thương hiệu thành công là một quá trình dài, đòi hỏi sự cam kết và kiên trì. Vậy nên, đừng quên cân nhắc kỹ lưỡng mỗi bước đi và luôn đặt khách hàng là trung tâm của mọi quyết định. 

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.