Truyền thông đại chúng là gì? Các phương tiện phổ biến

Truyền thông đại chúng là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày, giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, giáo dục và giải trí, đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhận thức lẫn hành vi của mỗi người. Từ các bài báo, đài phát thanh, truyền hình đến mạng Internet, truyền thông đại chúng đang không ngừng đổi mới và trở nên đa dạng, phong phú hơn, thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới xung quanh.

Song song đó, cùng với sự phát triển của công nghệ và sự lan truyền nhanh chóng của thông tin, quyền năng của truyền thông đại chúng trong việc hình thành ý kiến, tạo dựng văn hóa và ảnh hưởng đến xã hội cũng ngày càng trở nên to lớn hơn. Vậy truyền thông đại chúng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tầm quan trọng và những phương tiện phổ biến của truyền thông đại chúng trong thời đại số hóa ngày nay nhé.
 

Truyền thông đại chúng là gì? Các phương tiện phổ biến
 

Truyền thông đại chúng là gì?

Truyền thông đại chúng (mass communications hay mass media) là một hệ thống hoặc mạng lưới các phương tiện truyền thông mà trong đó, thông tin được truyền tải đến một số lượng lớn công chúng hoặc khán giả với sức lan tỏa mạnh mẽ, vượt qua mọi giới hạn về thời gian và cả không gian địa lý. Mục tiêu chính của truyền thông đại chúng là gửi thông điệp, chia sẻ thông tin, giáo dục, giải trí và tạo ra sự giao tiếp rộng rãi trong xã hội. 

Các phương tiện thông tin trong the mass media bao gồm báo chí (bao gồm cả báo giấy và trang web tin tức), truyền hình, đài phát thanh, Internet (bao gồm cả mạng xã hội và các trang web), sách báo, phim ảnh và nhiều hình thức khác. Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý kiến, tạo ra xu hướng và ảnh hưởng đến quan điểm cũng như hành vi của cộng đồng.

Đặc điểm của truyền thông đại chúng

Đặc điểm của truyền thông đại chúng là khả năng truyền tải thông điệp với sức lan tỏa mạnh mẽ, nhanh chóng đến nhóm lớn công chúng, từ đó tác động tới dư luận, tư tưởng và hành vi của con người cũng như thay đổi cách chúng ta nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Với tính đại chúng và mức độ ảnh hưởng của mình, mass media có thể vượt qua mọi sự phân chia về không gian, thời gian, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp hay thậm chí là tầng lớp xã hội.

Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực này lại luôn chịu sự ảnh hưởng từ nhiều phía, chẳng hạn như các nhóm công chúng xã hội lớn, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan quản lý nhà nước hay những thiết chế xã hội sử dụng phương tiện truyền thông là công cụ báo, đài,....

Ngày nay, hệ thống the mass media đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cũng như phản ánh ý kiến, thái độ của cộng đồng nhưng tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng lại rất đa dạng, được định hình bởi vị thế xã hội, quyền lợi giai cấp, yếu tố tâm lý và cả mức độ tương tác đối với phương tiện truyền thông.
 

Truyền thông đại chúng là gì?
 

Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng đã tồn tại từ thời xa xưa, ban đầu xuất hiện dưới dạng giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ. Nhưng với sự phát triển không ngừng theo thời gian, các phương tiện truyền thông đại chúng đã trải qua một sự chuyển đổi đáng kể, từ việc chỉ là các công cụ truyền thông đến trở thành nền tảng giao tiếp xã hội toàn cầu, nơi mọi người có thể tự do bộc lộ quan điểm và thể hiện bản thân. Ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng đang giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và đồng thời thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới xung quanh. Cụ thể:

1. Vai trò của truyền thông đại chúng đối với doanh nghiệp

Không thể phủ nhận, công cụ truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với kế hoạch marketing tổng thể của doanh nghiệp, giúp họ đạt được những mục tiêu như sau:

- Tăng cường nhận thức về thương hiệu: Mass media giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, thông điệp và sản phẩm / dịch vụ của mình tới đông đảo người tiêu dùng, không bị ràng buộc bởi giới hạn về thời gian hay không gian.

- Khơi gợi nhu cầu mua hàng: Thông qua việc cung cấp thông tin và truyền tải thông điệp hiệu quả, công cụ truyền thông giúp tạo ra nhu cầu mua sản phẩm / dịch vụ từ khách hàng.

- Thúc đẩy doanh số bán hàng: Các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người dùng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, từ đó tăng doanh số bán ra cho doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Bằng cách cung cấp thông tin nhanh chóng và hỗ trợ trực tuyến 24/7, công cụ truyền thông giúp doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm / dịch vụ, đồng thời tăng cường mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu với người dùng.

2. Vai trò của mass media đối với xã hội

Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh thì phương tiện truyền thông đại chúng còn đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Thực tế cho thấy, chúng có ảnh hưởng đa chiều đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm:

- Cung cấp thông tin: Bằng cách truyền tải nội dung qua các phương tiện như báo đài, tạp chí, mạng xã hội hay chương trình truyền hình,... the mass media giúp người dân tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.

- Giáo dục và nâng cao nhận thức: Phương tiện truyền thông mang đến cho con người kiến thức về mọi lĩnh vực và nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị,... cùng nhiều lĩnh vực khác.

- Kết nối và chia sẻ: Các nền tảng email, blog, mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin,... cho phép con người giao tiếp, chia sẻ thông tin và duy trì những mối quan hệ trong xã hội hiện đại.

- Thúc đẩy nền kinh tế: Phương tiện truyền thông tạo cơ hội cho tiếp thị, quảng cáo và thương mại điện tử bùng nổ, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như tạo ra việc làm cho người lao động.
 

Truyền thông đại chúng
 

Các loại hình truyền thông đại chúng phổ biến hiện nay 

Như đã đề cập ở trên, truyền thông đại chúng không bị ràng buộc bởi giới hạn về không gian địa lý hay thời gian mà sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để truyền tải thông tin đến toàn bộ công chúng. Từ những công cụ truyền thống như radio, báo đài, tạp chí cho đến các trò chơi điện tử và mạng xã hội, mass communications đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Không dừng lại ở đó, với sự tiến bộ liên tục của công nghệ số thì ngày nay, truyền thông đại chúng đã mở rộng ra thêm nhiều loại hình độc đáo, cụ thể như sau:

1. Broadcast media

Đây được xem là một loại hình không thể thiếu trong hệ thống the mass media nhờ vào khả năng truyền tải nội dung âm thanh và video tới một số lượng lớn khán giả. Theo đó, loại hình này sẽ sử dụng phương tiện là đài phát thanh, phim ảnh hoặc chương trình truyền hình,... để phân phối tin tức, thông tin và giải trí với âm thanh cùng hình ảnh sống động bằng cách triển khai các nền tảng phát sóng điện tử. Đặc biệt, khả năng truyền tải thông điệp đến mọi đối tượng, bao gồm cả những người bị khiếm thính, khiếm thị đã khiến broadcast media trở thành một công cụ truyền thông đại chúng hấp dẫn và có ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội hiện nay.

- Đài phát thanh (Radio): Đây là một trong những phương tiện thông tin đại chúng truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu trước kia giúp con người truyền tải tín hiệu vô tuyến điện từ xa. Với khả năng truyền tải âm thanh qua sóng điện từ, đài phát thanh được xem là công cụ vô cùng hữu ích trong môi trường di động hoặc khi chúng ta muốn tiếp tục công việc mà không cần phải tập trung vào màn hình. Tương tự như những phương tiện khác, radio không chỉ cung cấp thông tin, tin tức và giải trí mà còn thường xuyên phát sóng nhiều chương trình đa dạng như talkshow, podcast, thể thao, gửi lời nhắn, âm nhạc từ các thể loại khác nhau,.... 

- Phim và truyền hình (Films and television): Khi Thomas Edison phát minh ra Kinetograph (máy chiếu bóng có khả năng ghi lại hình chuyển động) đã đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp điện ảnh. Thực tế đã cho thấy, phim ảnh và truyền hình đã trở thành nguồn giải trí chính cho hơn 90% dân số trên toàn thế giới. Đây là một trong những hình thức truyền thông đại chúng phổ biến nhất, kết hợp cả khía cạnh thị giác và thính giác trong việc giao tiếp. Không chỉ vậy, hình ảnh và âm thanh chuyển động kết hợp với cách kể chuyện tương tác đã tạo nên những nội dung giải trí hấp dẫn.

2. Print media

Đúng như tên gọi, print media là một phương tiện thông tin truyền thông dưới dạng in ấn, sử dụng giấy in để truyền đạt nội dung và tin tức tới đám công công chúng. Loại hình này bao gồm tạp chí, sách, báo, truyện tranh và một số ấn phẩm in khác.

Theo đó, thông tin sẽ được in trên giấy và phân phối qua các kênh truyền thống như đại lý sách, các điểm bán báo hay dịch vụ bưu điện. Trước khi điện ảnh và truyền hình xuất hiện, các hình thức truyền thông in ấn vẫn tồn tại và được sử dụng để xuất bản tin tức mới nhất cũng như để giải trí.

Ngay cả trong thời đại kỹ thuật số, báo in vẫn giữ vững được vai trò của mình khi chúng ta đọc tờ báo buổi sáng hoặc thưởng thức những cuốn tiểu thuyết yêu thích cùng với một tách trà. Thay đổi quan trọng nhất đối với phương tiện truyền thông in ấn là sự tiến bước vào các nền tảng trực tuyến, dễ thấy, nhiều tờ báo hiện đã thiết lập mạnh mẽ sự hiện diện trực tuyến của mình để cung cấp những thông tin nhanh chóng nhất đến độc giả.

Dưới đây là các công cụ truyền thông phổ biến trong print media:

- Báo (Newspapers): Mặc dù đã tồn tại từ lâu nhưng báo vẫn là một phương tiện truyền thông phổ biến với chi phí quảng cáo hợp lý và nhận sự tin tưởng từ công chúng. Báo thường được xuất bản hàng ngày hoặc hàng tuần và cung cấp tin tức về nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa.

- Tạp chí (Magazines): Tạp chí đề cập đến các ấn phẩm in ấn được xuất bản định kỳ, thường là hàng tháng hoặc hàng quý. Chúng sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin chi tiết về các chủ đề đa dạng như thời trang, ẩm thực, công nghệ, khoa học và nghệ thuật.

- Sách và tiểu thuyết (Books and Novels): Đây là sản phẩm trí tuệ của con người đề cập đến những tác phẩm văn học và thông tin được in ra dưới dạng sách nhằm cung cấp cho người đọc các kiến thức sâu rộng về nhiều chủ đề, bao gồm cả truyện ngắn, tự truyện, tiểu thuyết hay sách giáo khoa, sách hướng dẫn.

- Truyện tranh (Comics): Đây là các tác phẩm văn hóa được minh họa bằng hình vẽ kết hợp với văn bản thông qua sự sáng tạo và trí tuệ của con người. Là dạng truyện ngắn hoặc được xuất bản theo dạng series, truyện tranh thường hướng đến đối tượng thiếu nhi và mang tính giải trí cao.

- Tạp chí khoa học (Journals and Publications): Đây là các ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành chứa đựng các bài báo cáo, nghiên cứu khoa học hay công bố về các lĩnh vực như kỹ thuật, y học và khoa học xã hội.
 

Mass media
 

3. Digital media / New media

Truyền thông kỹ thuật số (Digital media hay New media) đang trở thành một trong những phương tiện thông tin đại chúng phổ biến, có tầm ảnh hưởng và quyền năng lớn nhất trong thời điểm hiện nay. Được mệnh danh như là một hình thức truyền thông mới, digital media đã kết hợp tất cả các đặc tính của giao tiếp tương tác nhờ vào Internet để người dùng có thể truy cập thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện ở nhiều định dạng khác nhau. Ngày nay, truyền thông kỹ thuật số bao gồm một loạt các phương tiện truyền thông như:

- Mạng xã hội (Social media): Các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,... là nơi mà người dùng có thể chia sẻ thông tin, video, hình ảnh và tương tác trực tuyến với nhau. Đây là một công cụ truyền thông mạnh mẽ, đồng thời cũng là phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng nhận thức về thương hiệu, tiếp cận đến đối tượng khách hàng mới cũng như hàng triệu người dùng đang hoạt động trên mạng xã hội.

- Các nền tảng video (Video platforms): YouTube, TikTok, Vimeo cùng các dịch vụ phát video trực tuyến khác là công cụ mà người dùng có thể xem cũng như chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý kiến cá nhân về nhiều chủ đề khác nhau.

- Website: Không chỉ cung cấp thông tin và nội dung dưới dạng blog mà website còn là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh uy tín, từ đó thu hút lượng lớn khách truy cập, tương tác và chuyển đổi từ đối tượng tiềm năng. Tại đây, các tổ chức hay cá nhân có thể chia sẻ thông tin, tin tức về sản phẩm, dịch vụ, hoạt động,... với công chúng trên toàn thế giới.

- Ứng dụng di động (Mobile apps): Đề cập đến những ứng dụng có thể cài đặt trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng, chẳng hạn như trò chơi, app mua sắm trực tuyến và ứng dụng mạng xã hội. Chúng mang lại sự tiện lợi, linh hoạt, cho phép người dùng truy cập vào nhiều dịch vụ hay nội dung từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào.

- Sách điện tử (E-books): Tương tự như sách in ấn truyền thống nhưng E-books lại là những tác phẩm văn học hoặc thông tin được xuất bản dưới dạng điện tử và đọc trên các thiết bị như máy đọc sách (e-reader), điện thoại di động, ipad hoặc máy tính bảng. 

- Podcasts: Đây là kênh tổng hợp những chương trình audio hoặc video được sản xuất định kỳ và phát sóng trực tuyến trên Internet, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau từ phỏng vấn người nổi tiếng, ký sự, chuyện đời thường đến việc thảo luận về các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh doanh và giáo dục.

- Radio trực tuyến (Online radio): Dịch vụ phát sóng radio qua Internet cho phép thính giả truy cập và thưởng thức các chương trình radio với nhiều chủ đề khác nhau từ mọi nơi trên thế giới.

4. Outdoor and Transit Media

Outdoor and Transit Media là các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt, tập trung vào việc truyền tải thông điệp và tin tức cho mọi người khi họ di chuyển ngoài trời hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng. Mặc dù không nhận được sự đánh giá cao nhưng chúng vẫn mang trong mình tiềm năng lớn trong việc kết nối với đông đảo khán giả. 

Nhờ cách bố trí và trình bày thông điệp sáng tạo, Outdoor and Transit Media đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc lan tỏa thông tin xã hội và tăng cường nhận thức cộng đồng. Chúng là kênh quảng cáo hoàn hảo để thu hút sự chú ý của người đi đường thông qua các biển quảng cáo, bảng hiệu và thậm chí là trên các phương tiện giao thông như tàu điện ngầm, tàu hỏa, xe buýt, đường sắt,...

- Billboards: Đây là những bảng quảng cáo hay áp phích lớn, thường được đặt tại các vị trí trên cao như trên cột, trên nóc nhà ở các điểm giao thông quan trọng, khu thương mại sầm uất, nơi đông người hoặc ven đường cao tốc nhằm thu hút sự chú ý của người qua lại.

- Boardings: Tương tự như billboards, boardings cũng là các bảng quảng cáo lớn, thường xuất hiện ở các trung tâm thương mại hoặc khu vực đô thị sầm uất để tăng khả năng thu hút mắt người đi đường.

- Poster: Đây là các áp phích quảng cáo có kích thước nhỏ đến trung bình, thường treo ở các điểm công cộng như bến tàu, trạm xe buýt, cửa hàng hoặc nhà hàng,....

- Banner: Là các biểu ngữ hoặc lá cờ quảng cáo được treo ở các vị trí ngoài trời như trên các tòa nhà, cửa hàng, cột đèn hoặc dọc theo những con đường chính để tạo điểm nhấn và thu hút ánh nhìn của mọi người.
 

The mass media
 

Phân biệt giữa truyền thông và truyền thông đại chúng

Để phân biệt giữa truyền thông và truyền thông đại chúng khác nhau ở điểm nào thì trước tiên bạn cần tìm hiểu truyền thông là gì. Truyền thông là quá trình lan tỏa hoặc chia sẻ thông điệp giữa các bên để tăng cường sự hiểu biết và nhận thức. Đặc biệt, trong mỗi tình huống giao tiếp cần có ít nhất một người gửi thông điệp và một người nhận. 

Vậy nên khác biệt cơ bản giữa truyền thông và truyền thông đại chúng mà chúng ta có thể thấy là: với truyền thông, thông điệp có thể được gửi đến cho một hoặc nhiều người nhận cụ thể, trong khi đó truyền thông đại chúng là quá trình truyền tải thông điệp đến một lượng lớn khán giả bằng các phương tiện thông tin đại chúng.

Xu hướng tương lai của truyền thông đại chúng

Trong tương lai, truyền thông đại chúng được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển theo hướng số hóa và cá nhân hóa. Cụ thể như sau:

- Số hóa: Việc tiến bộ của các nền tảng công nghệ số như truyền thông 5G, thực tế ảo, thực tế tăng cường, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng. Không dừng lại ở đó, những phương tiện truyền thông mới xuất hiện còn mang lại cho người dùng khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, không ràng buộc về thời gian hay địa điểm và điều này cũng mở ra hàng loạt các cơ hội mới cho doanh nghiệp trong vấn đề truyền thông.

- Cá nhân hóa: Sự phát triển của truyền thông cá nhân hóa sẽ tạo điều kiện cho mọi người trở thành nhà sản xuất và lan tỏa nội dung theo phong cách riêng của mình.

Với hai xu hướng trên thì dưới đây, chúng tôi cũng đưa ra một số dự đoán về tương lai của truyền thông đại chúng:

- Phương tiện truyền thông truyền thống sẽ tiếp tục phát triển nhưng sẽ trải qua sự thay đổi về nội dung và cách tiếp cận, bao gồm việc tăng cường tương tác, trò chuyện trực tuyến với khách hàng trên các cộng đồng mạng, diễn đàn, nhóm cộng đồng, livestream trực tiếp,....

- Các phương tiện truyền thông mới như digital media sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ và trở thành xu hướng phát triển chủ đạo trong ngành.

- Truyền thông cá nhân hóa sẽ trở nên phổ biến hơn với sự gia tăng của mạng xã hội và những nền tảng chia sẻ video.

- Truyền thông sẽ trở nên cá nhân hóa hơn thông qua việc sử dụng dữ liệu để cung cấp thông tin và nội dung phù hợp với từng đối tượng.
 

Mass media là gì?
 

Như vậy, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm truyền thông đại chúng là gì cũng như những kiến thức liên quan đến hình thức tiếp thị này. Hy vọng rằng qua nội dung mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của the mass media cũng như những xu hướng truyền thông đại chúng đang được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định thông minh về việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp nhất để triển khai cho các chiến lược tiếp thị của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Dù cross selling không phải là kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai hiệu quả thì bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định.  
Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Khi thị trường hiện tại đã “bão hòa” thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.