Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Nhiều người lầm tưởng rằng việc sáng tạo câu slogan dễ dàng như viết một nhãn vở, chỉ cần vỏn vẹn vài từ và có thể viết ra ngay trong vài phút. Tuy nhiên, sự thật là những copywriter thường phải dành rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí “vắt kiệt hết chất xám” mới có thể nghĩ ra ra những từ ngữ đó.

Bởi lẽ slogan không chỉ đơn giản là một câu nói hay, dễ nhớ và có kết nối với sản phẩm như bạn tưởng tượng mà khẩu hiệu này phải chứa đựng một giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh cũng như bản sắc của thương hiệu. Do đó, việc để tạo ra một câu slogan có thể thúc đẩy hành vi mua sắm và lòng trung thành với thương hiệu đòi hỏi phải được tiến hành một cách cẩn thận, khoa học, không được cẩu thả. Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi khám phá slogan là gì và một số bí quyết để tạo ra slogan “đỉnh của chóp”.
 

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp
 

Slogan là gì?

Đơn giản mà nói, slogan hay khẩu hiệu là một câu văn ngắn gọn, súc tích chứa đựng thông điệp về tính chất của sản phẩm / dịch vụ hoặc hỗ trợ truyền tải những giá trị cốt lõi mà thương hiệu mang lại cho khách hàng. Thường thì câu slogan sẽ mang ý nghĩa khích lệ, động viên người tiêu dùng mua sắm nhưng cũng có thể trở thành lời hứa, tuyên ngôn hoặc thể hiện hướng phát triển của doanh nghiệp. 

Trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, slogan được sử dụng với mục đích tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý cũng như xây dựng mối liên kết tinh thần giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Một câu slogan được coi là hiệu quả khi nó đơn giản, dễ nhớ và sáng tạo, thu hút được sự quan tâm của khách hàng và có khả năng kết nối người dùng với doanh nghiệp. Đặc biệt, thông điệp trong slogan thường được sắp xếp một cách logic, chặt chẽ và sâu sắc nhằm giúp khách hàng có thể hiểu rõ toàn bộ giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ đó mang lại cho họ.

Trong bối cảnh doanh nghiệp, slogan thường sẽ xuất hiện tại website, ấn phẩm quảng cáo, bao bì sản phẩm hay các chiến dịch truyền thông marketing nhằm tăng cường nhận thức về thương hiệu và ghi nhớ sản phẩm. Điều này giúp củng cố hình ảnh thương hiệu và tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của khách hàng. Như vậy, đọc đến đây chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu slogan là gì rồi đúng không?

Tầm quan trọng của slogan đối với thương hiệu 

Khi một thương hiệu muốn nổi bật và ghi điểm trong tâm trí khách hàng tiềm năng thì slogan chính là "vũ khí bí mật" khiến mọi người chú ý đến họ. Bởi lẽ một slogan tốt không chỉ đơn giản chỉ là khẩu hiệu quảng cáo mà nó còn trở thành biểu tượng của sự độc đáo, tận tâm và giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Điều này làm nổi bật vai trò không thể phủ nhận của slogan trong việc xây dựng, củng cố và phát triển hình ảnh thương hiệu. Cụ thể như sau:

- Tăng hiệu quả trong việc nhận thức: Slogan có khả năng nhanh chóng và dễ dàng tạo ra ấn tượng đối với thương hiệu trong tâm trí của khách hàng tiềm năng bởi sự độc đáo, khác biệt của nó. Khi được áp dụng trong các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, slogan trở thành công cụ mạnh mẽ để tạo ra sự nhận biết, thu hút sự quan tâm và giúp thương hiệu của bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

- Xây dựng lòng tin và mối quan hệ với khách hàng: Một slogan sáng tạo và sâu sắc có thể phản ánh đúng giá trị cốt lõi của thương hiệu, từ đó tạo ra lòng tin và xây dựng mối quan hệ gắn kết lâu dài với người tiêu dùng. Cho nên nói, slogan không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp truyền tải giá trị thông điệp mà còn đại diện cho lời cam kết, góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác và tạo dựng liên kết tinh thần bền vững giữa thương hiệu với người tiêu dùng.

- Truyền đạt thông điệp cốt lõi của thương hiệu: Slogan được thiết kế để lan tỏa một cách nhanh chóng thông điệp cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua những từ ngữ ngắn gọn và gợi nhớ. Theo đó, câu khẩu hiệu giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về giá trị sẵn có mà thương hiệu mang lại, từ đó tạo ra sự hấp dẫn và khích lệ khách hàng thử nghiệm hoặc mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp.
 

Slogan là gì?
 

Phân biệt slogan và tagline

Sau khi đã nắm vững khái niệm về slogan là gì cũng như tầm quan trọng của nó thì trong nội dung tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu slogan và tagline có gì khác biệt để tránh sự nhầm lẫn không đáng có. Dù cả hai đều là các dạng thông điệp ngắn được áp dụng trong tiếp thị và truyền thông quảng cáo để tạo liên kết giữa khách hàng với thương hiệu nhưng chúng có những điểm khác biệt như sau:

 

Yếu tố

Slogan

Tagline

Định nghĩa

Là một câu ngắn, tập trung vào việc thể hiện giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.

Thường nhấn mạnh vào việc truyền tải thông điệp, ý nghĩa hay những đặc tính cụ thể.

Cũng là một tuyên bố ngắn nhưng thường miêu tả cách thức hoạt động, triết lý hoặc tầm nhìn xa trông rộng của thương hiệu.

Thường được thiết kế để định hình thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ trong bối cảnh rộng lớn hơn.

Mục đích

Tập trung vào việc tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và nhanh chóng trong tâm trí của khách hàng về sản phẩm hoặc thương hiệu, giúp họ ghi nhớ bạn một cách dễ dàng.

Tập trung vào việc xác định giá trị cốt lõi, tầm nhìn hoặc triết lý của thương hiệu nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về mục tiêu mà thương hiệu hướng đến.

Độ dài

Thường ngắn gọn, xúc tích, vỏn vẹn trong vài từ và đặc biệt là phải dễ nhớ.

Có thể dài hơn slogan, là một câu dài hoặc đoạn văn ngắn để truyền đạt thông tin một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, tùy từng doanh nghiệp.

Áp dụng

Thường xuất hiện trên bao bì sản phẩm, trong các chiến dịch tiếp thị cụ thể hoặc trong hoạt động quảng bá đặc biệt.

Có thể thấy ở nhiều nguồn thông tin khác nhau trong việc quảng bá thương hiệu từ website, tài liệu marketing cho đến các chiến.

 

Những yếu tố tạo nên một slogan "đỉnh của chóp"

Trong kinh doanh, ngoài tên thương hiệu, thì một câu định hướng thương hiệu (slogan) thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng cũng mang lại hiệu quả kinh doanh và sức lan tỏa thương hiệu cao. Trên thực tế thì thường sẽ có 4 tiêu chí để có thể đánh giá một câu slogan chất lượng. Và đây sẽ là 4 tiêu chí không thể bỏ qua, giúp bạn nhìn nhận một câu slogan thích hợp và hiệu quả.

1. Slogan hay cần khơi gợi cảm xúc

Mục tiêu cuối cùng của slogan là chiếm lĩnh được toàn bộ lòng tin và đi sâu vào trong tâm trí của khách hàng. Để đạt được điều này, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách kích thích cảm xúc tích cực trong họ. Tuy nhiên, bạn nhất định phải cẩn trọng và tránh những câu có thể dẫn đến hiểu lầm, hiểu sai hoặc mang nghĩa tiêu cực.

Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải thì hãy tạo ra những slogan mang hàm ý kích thích sự ham muốn di chuyển và đam mê với tốc độ của khách hàng. Chẳng hạn như slogan của hãng xe phân khối lớn Harley - Davidson: "Live to ride, ride to live - Sống để rong ruổi, rong ruổi để sống".

Hay trong trường hợp sản phẩm của bạn là thực phẩm, hãy sử dụng những cụm từ khơi gợi về việc nấu nướng, ăn uống hoặc kích thích vị giác như cách mà Ajinomoto đã làm với sản phẩm Ajingon thông qua câu slogan nổi tiếng "ngon từ thịt, ngọt từ xương".
 

Slogan
 

2. Gắn liền với thương hiệu

Tương tự như tầm nhìn và sứ mệnh thì slogan cũng được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để đưa thương hiệu gần gũi hơn với mọi người. Do đó, sự kết nối giữa slogan với thương hiệu là vô cùng quan trọng để tạo ra ấn tượng lâu dài và dễ nhớ trong tâm trí của người tiêu dùng. 

Để làm được điều này thì bạn cần phải đảm bảo câu khẩu hiệu có thể phản ánh được giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền đạt. Từ đó, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ và làm cho slogan của bạn luôn nổi bật trong tâm trí của người tiêu dùng. Không chỉ vậy mà điều này còn giúp bạn thành công hơn trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng, đặc biệt là những người dùng mục tiêu của bạn.

3. Ngắn gọn, súc tích

Trên thực tế, bạn chỉ có vài giây đầu tiên để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với người dùng, đó là lý do tại sao việc lựa chọn một câu slogan hay, xúc tích lại cực kỳ quan trọng. Đôi khi, giá trị và năng lượng tích cực có thể được truyền tải một cách ẩn ý thông qua các câu từ nhưng chỉ cần nhìn vào là khách hàng có thể hiểu ngay lập tức. Ví dụ, Nike đã thành công với slogan "Just Do It" - đơn giản nhưng dễ ghi nhớ cũng như đầy đủ năng lượng cổ vũ cho khách hàng hãy tiến lên và đừng chùn bước trên hành trình của mình.

4. Khác biệt, dễ nhớ

Khi trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh có những đối thủ cạnh tranh sở hữu vị thế và thị phần lớn, đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng thì việc bạn lặp lại những thông điệp tương tự sẽ chỉ là tốn công vô ích. Mặt khác, nếu thương hiệu của bạn mờ nhạt giữa hàng loạt các đối thủ trên thị trường thì đừng mong đợi khách hàng sẽ nhớ và yêu thích sản phẩm của bạn.

Cho nên nói, tạo ra sự khác biệt chính là một trong những tiêu chí hàng đầu mà bạn cần xem xét khi thiết kế câu khẩu hiệu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải sử dụng những từ ngữ phức tạp hay ẩn ý sâu xa mà câu slogan nên dễ nhớ với những từ thông dụng, thậm chí đơn giản đến mức ai cũng có thể nắm được và dễ dàng khắc sâu trong tâm trí của họ.

Ví dụ, thương hiệu cà phê nổi tiếng Maxwell House với slogan "Good to the last drop - Thơm ngon tới giọt cuối cùng” đã thêm vào một điểm khác biệt nổi bật của sản phẩm là hương vị “thơm ngon”. Tương tự, thương hiệu sữa Vinamilk với khẩu hiệu "Vươn cao Việt Nam" thể hiện sứ mệnh phát triển lên đến tầm vóc quốc gia. 

5. Đảm bảo tính trung thực

Trong thời buổi hiện đại, người tiêu dùng thường yêu thích lựa chọn các sản phẩm / dịch vụ có những thông điệp hoặc slogan vui nhộn và ý nghĩa hơn là những câu khẩu hiệu tự khẳng định. Bởi lẽ để đánh giá chất lượng của một thương hiệu có thực sự tốt hay không, họ cần nhiều thời gian để trải nghiệm và ra quyết định. Do đó, việc một số nhãn hàng sử dụng các câu slogan khẳng định giá trị bản thân có thể làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu và gây ra phản ứng tiêu cực, “tẩy chay” đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
 

Slogan hay
 

Hướng dẫn xây dựng slogan chạm tới trái tim khách hàng

Một câu slogan xuất sắc không chỉ làm cho thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn có thể tạo ra cảm xúc mạnh mẽ và kích thích sự kết nối với khách hàng. Vậy làm thế nào để xây dựng khẩu hiệu chạm tới trái tim khách hàng? Để làm được điều đó thì bạn có thể tham khảo những bước dưới đây:

1. Xác định mục tiêu slogan hướng đến

Việc xác định mục tiêu hướng đến cho slogan là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng một câu khẩu hiệu độc đáo cho thương hiệu của bạn. Đây sẽ là nguyên liệu cơ bản để bạn có thể tạo ra một câu slogan độc đáo và phản ánh đúng những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền đạt. 

Trên thực tế, mục tiêu slogan có thể là phát triển hình ảnh thương hiệu, tăng sự nhận diện thương hiệu, tạo ra một kết nối cảm xúc với khách hàng hoặc thậm chí là định hình lại hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Bằng cách xác định rõ ràng mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn từ ngữ, ý tưởng và cách diễn đạt để tạo ra một câu slogan mạnh mẽ, ấn tượng.

2. Thấu hiểu bản sắc, giá trị thương hiệu

Như đã nhấn mạnh ở trên, xây dựng slogan cho thương hiệu là một cách để bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Để làm điều này, điều quan trọng là thấu hiểu bản sắc, giá trị thương hiệu cũng như hướng đi và đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Dựa trên những điểm nổi bật đó, bạn có thể tạo ra một câu slogan ý nghĩa, phản ánh đúng sứ mệnh,mục tiêu và các giá trị bản sắc mà doanh nghiệp đề cao.

Trong quá trình này, bạn cũng có thể nghiên cứu cách mà các thương hiệu nổi tiếng xây dựng slogan dựa trên mục tiêu và hướng phát triển của họ đến khách hàng. Đối với thương hiệu cá nhân, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ bản thân mình, những điểm mạnh và đặc biệt của mình, từ đó có thể tạo ra một câu slogan để tăng độ nhận diện của bản thân so với người khác.

3. Nghiên cứu insight khách hàng

Trong bối cảnh thị trường đa dạng như ngày nay, việc xác định đúng tệp khách hàng được coi là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu bạn định hướng sai đối tượng, có nghĩa là bạn sẽ không thể đạt được doanh số và lợi nhuận mong muốn. Do đó, việc cẩn thận và chính xác trong việc xác định khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp là điều mà bất kỳ ai cũng không thể phủ nhận. Thông qua việc này, bạn sẽ hiểu được phong cách thiết kế slogan nào phù hợp nhất với đối tượng của mình.

Theo đó, phương pháp "củ hành" có thể là một công cụ hữu ích để hỗ trợ bạn trong việc phân tích insight khách hàng. Tương tự như việc bóc tách từng lớp từng lớp của một củ hành, việc phân tích này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng từ bên ngoài đến tận sâu bên trong. Qua đó, bạn có thể thiết kế một câu slogan độc đáo và ấn tượng nhất, đồng thời đảm bảo rằng nó phản ánh đúng phân khúc người dùng mục tiêu.
 

Câu slogan
 

4. Khảo sát slogan của đối thủ cùng ngành

Nếu chưa nghĩ được ý tưởng gì đặc biệt cho slogan của mình, bạn có thể nghiên cứu cách sáng tạo slogan của những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Qua đó, bạn có thể tìm ra bố cục hợp lý, câu văn ấn tượng và thông điệp truyền tải khác biệt, xúc tích cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Ví dụ, nếu bạn cần tạo slogan cho thương hiệu bất động sản, hãy khảo sát các slogan trong ngành này cả trong và ngoài nước để hiểu được xu hướng sử dụng ngôn từ, tone/voice thông điệp như thế nào. Điều này không chỉ giúp bạn tìm ra idea sáng tạo, hấp dẫn mà còn tránh được việc vô tình sử dụng những ý tưởng đã được dùng nhiều hoặc bị trùng lặp ý tưởng. Từ đó, bạn có thể tạo ra một giá trị khác biệt cho thương hiệu của mình.

5. Liệt kê keypoints, keywords và tiêu chí nội dung

Sau khi thu thấp đầy đủ các thông tin và có trong đầu một số ý tưởng, bạn có thể bắt đầu sáng tạo slogan bằng việc đặt câu hỏi: Khi đọc khẩu hiệu của bạn, khách hàng sẽ liên tưởng đến những hình ảnh, âm thanh và có những cảm xúc gì? 

Bước kế tiếp, bạn cần liệt kê các keypoints, keywords dựa trên định vị, giá trị cốt lõi, chân dung khách hàng, đặc tính sản phẩm, tính cách thương hiệu cũng như mong đợi của doanh nghiệp.

Mặt khác, để định hình hướng đi và nội dung chính xác của khẩu hiệu, bạn cũng cần lập tiêu chí nội dung cho slogan. Quá trình này liên quan đến việc xem xét vị trí và đặc điểm của thương hiệu để từ đó đề xuất nên những tiêu chí phù hợp. Ví dụ, nếu bạn là chủ sở hữu của một thương hiệu mỹ phẩm dành cho thế hệ gen Z, bạn có thể cân nhắc thêm vào các tiêu chí như: nội dung cần mang tính tươi vui, tích cực, khích lệ lối sống tự tin, năng động và sáng tạo.

6. Ghép nối từ ngữ thành slogan hoàn chỉnh

Bạn có thể ghép 2-3 từ khóa đã tìm được lại với nhau nhưng phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chí nội dung đã đề ra. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những từ khóa ở bước trên chỉ mang tính định hướng cho bạn nên không nhất thiết phải sử dụng chính xác những từ đó trong câu slogan. Quan trọng nhất là câu khẩu hiệu phải truyền đạt được ý nghĩa toàn diện và liên tưởng cảm xúc tích cực của các từ khóa.

Để dễ hình dung thì bạn có thể viết các từ khóa lên giấy note, sau đó dán chúng lên bảng và viết những câu slogan xung quanh. Mỗi từ khóa chính thường đi kèm với 3 - 4 câu nháp xung quanh. Không cần phải lo lắng liệu rằng slogan có ấn tượng hay không mà bạn chỉ cần tập trung viết ra tất cả những ý tưởng đó ra giấy, tức là bạn suy nghĩ như thế nào thì viết như thế đấy.

7. Lựa chọn cuối dùng

Sau khi hoàn tất việc ghép nối các từ khóa và có được một danh sách slogan sơ bộ, bạn cần rà soát cũng như chỉnh sửa lại cho câu từ trôi chảy và ngắn gọn nhất có thể. Thông thường, một câu slogan chỉ nên dài tối đa 6 âm tiết. Nếu bước 3 bạn đã tập trung vào ngữ nghĩa của slogan thì bây giờ cần tinh chỉnh lại “hình thức” của câu slogan đó. Hình thức ở đây được hiểu là âm điệu, từ ngữ và vần điệu. Hãy thử sử dụng các từ đồng nghĩa để tạo ra những phiên bản khẩu hiệu hoàn hảo nhất. Đặc biệt trong quá trình này, bạn cũng cần thực hiện sàng lọc và loại bỏ bớt một số ý tưởng được cho là không phù hợp.

Tiếp theo, bạn nên tham khảo ý kiến từ những người đồng nghiệp và cấp trên của mình về slogan mà bạn đã thiết kế, đồng thời đừng quên khảo sát phản ứng từ khách hàng mục tiêu của bạn. Kết hợp cả hai nguồn ý kiến nội bộ và ngoại bộ này sẽ giúp bạn chọn được một slogan hoàn hảo, chỉnh chu và phù hợp nhất, từ đó tạo nên sự nhận diện cho thương hiệu của bạn.

Thực tế cho thấy việc sáng tạo slogan cần phải đi đôi với chiến lược thương hiệu và kế hoạch kinh doanh dài hạn. Bên cạnh quá trình viết câu slogan hay, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như hệ thống nhận diện, hình ảnh, logo, giọng điệu và những yếu tố khác để tạo ra một thương hiệu đồng nhất và hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần phải dự tính trước cách áp dụng và triển khai slogan trong chiến lược truyền thông sau này, nhằm định rõ hướng dẫn sử dụng cho toàn bộ nhân viên trong công ty. 
 

Câu slogan hay
 

Những câu slogan hay, độc đáo có 1-0-2

Không thể phủ nhận, các câu slogan đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành giá trị cốt lõi và tầm nhìn của một doanh nghiệp. Là một yếu tố thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo, slogan trở thành một phần không thể tách rời trong việc củng cố danh tiếng thương hiệu. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các câu khẩu hiệu, hãy cùng chúng tôi điểm qua những ví dụ tiêu biểu dưới đây nhé:

1. Slogan của các thương hiệu hàng đầu

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, các câu slogan không chỉ là một phần của chiến lược quảng cáo mà còn được ví như “linh hồn” của một thương hiệu. Những từ ngắn gọn nhưng sâu sắc này có thể chứa đụng sức mạnh lớn, giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng và tạo nên sự kết nối tinh thần với thương hiệu. Chẳng hạn như:

- Slogan của Adidas: "Impossible is nothing" (Không có gì là không thể) - khuyến khích người dùng vượt qua giới hạn của bản thân và tin rằng mọi thứ đều có thể khi họ đặt nỗ lực cùng sự quyết tâm vào đó.

- Slogan của Nike: "Just do it!" (Cứ làm đi) - đây là câu khẩu hiệu kinh điển của Nike, đã góp phần quan trọng trong việc củng cố vị thế của hãng trong lĩnh vực thể thao suốt 30 năm qua. Slogan này không chỉ động viên tinh thần mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ cho những vận động viên khi họ đối mặt với thách thức.

- Slogan của Amazon: "And You’re Done" (và bạn đã hoàn thành) - đây giống như một lời hứa, thể hiện cam kết của họ đối với việc cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận lợi và nhanh chóng cho khách hàng. Với câu khẩu hiệu này, Amazon muốn gửi gắm đến người dùng thông điệp rằng mọi nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng một cách hiệu quả và trọn vẹn.

- Slogan của Apple: "Think Different" (Suy nghĩ khác biệt) - không đơn thuần là câu khẩu hiệu mà còn được xem như một tuyên bố về triết lý và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Bằng cách khích lệ người dùng suy nghĩ khác biệt cũng như sáng tạo, Apple tạo ra một cam kết đối với sự đổi và mới cá nhân hóa trong những thiết bị điện tử của mình. 

- Slogan của Coca-Cola: "Taste the Feeling" (Cảm nhận niềm vui) - không chỉ là một lời mời thưởng thức sản phẩm mà còn đề cao những giá trị trải nghiệm đặc biệt và kích thích cảm xúc cho người tiêu dùng. Bằng cách nhấn mạnh vào việc "cảm nhận" thay vì chỉ là "uống" Coca-Cola, slogan này tạo ra một liên kết tinh tế giữa sản phẩm với cảm xúc, đồng thời khơi gợi sự kỳ vọng cũng như mong đợi.

2. Slogan hay cho các công ty, doanh nghiệp

Dưới đây là một số câu slogan mà bạn có thể xem xét và tham khảo để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, dựa trên lĩnh vực kinh doanh cụ thể cũng như mục tiêu kinh doanh, những câu slogan này nên được tinh chỉnh để phản ánh đúng ngữ cảnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

- Sự sáng tạo không giới hạn.

- Hành động để đổi thay.

- Tự do thưởng thức, tự do tận hưởng.

 Đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.

- I can’t but we can - Tôi không thể nhưng chúng ta có thể.

- Chất lượng đồng hành cùng thời gian.

- Là gia đình, chơi hết mình.

- Sứ mệnh của sự hoàn hảo.

- Sinh ra là để tỏa sáng.

- Trở nên cùng thiên nhiên.

- Làm mọi thứ từ trái tim.

 Nâng niu làn da phụ nữ Việt.

- Sẵn sàng cho mọi thử thách.

- Vượt mọi thách thức.

- Cùng nhau thay đổi thế giới.
 

Câu khẩu hiệu
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm slogan là gì, các yếu tố cần có và các bước để tạo ra một slogan “đỉnh của chóp”. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về quá trình thiết kế câu slogan hay cũng như hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của khẩu hiệu trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Hãy áp dụng những kiến thức này vào công việc của bạn để tạo ra những slogan độc đáo, ấn tượng và thu hút nhất nhé. Chúc bạn thành công trên con đường xây dựng thương hiệu của mình!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.